Biện pháp phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 9

1. PHẦN MỞ ĐẦU

 1.1 Lí do chọn đề tài

 Ngày nay Tiếng Anh chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Nghe, Nói, Đọc và Viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng không có nghĩa là có thể nói tốt. Như vậy, nói dường như là kỹ năng quan trọng và khó phát triển nhất. Trong nhiều tiết học Tiếng Anh học sinh có rất ít cơ hội để thực hành kĩ năng nói, giáo viên tập trung dạy danh mục các đơn vị ngữ pháp - từ vựng. Nhiều học sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Điều này giải thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Thực hiện chương trình Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy, việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Từ yêu cầu bộ môn và thực tế giảng dạy bản thân tôi đã lập kế hoạch "Luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 9" để làm nền tảng cho học sinh ở những năm sau và đó cũng là lý do tôi viết đề tài này.

 

doc 12 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 5680Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết và chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong Nhà trường.
Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nói một cách hiệu quả. Trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp đơn giản, thiết thực, nhằm gây hứng thú và phát triển khả năng nói cho học sinh. 
1.3 Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy học kỹ năng nói.
- Xây dựng cơ sở lý luận dạy học môn Tiếng Anh về các hình thức luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh ở khối lớp 9. 
- Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Do xuất phát từ thực tế dạy và học Tiếng Anh của thầy và trò trường tôi nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở lớp 9/1, 9/2, 9/3 theo chương trình sách Tiếng Anh lớp 9. 
1.5 Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau đây:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: khai thác thông tin khoa học về phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan  đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng thường xuyên.
 - Phương pháp quan sát: trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm, kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự giờ, thăm lớp.
 - Phương pháp đàm thoại: trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để tìm hiểu thông tin.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: thông qua kết quả kiểm tra nói ở lớp và cả quá trình làm việc đôi – nhóm của học sinh trong các hoạt động trên lớp.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
 Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói  Tiếng Anh cho học sinh lớp 9. 
      “Nói “ là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy Tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
       Học sinh phổ thông còn yếu cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nhất là các em rất ngại nói Tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ  chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục bớt những hạn chế trên.
        Kỹ năng nói giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong một tiết học. Thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ : Ôn cũ - luyện mới. Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức đã được học ở bài trước làm cho học sinh không sợ bài mới.
        “ Học thầy không tày học bạn", trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo.
         Thông qua thực hành nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu.
 Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin, mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp bằng Tiếng Anh. Giờ học sẽ trở nên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THCS trong nhiều năm, tôi đã tìm tòi, học hỏi, đọc các tài liệu tham khảo và qua các phương tiện truyền thông, tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy đề làm cho giờ dạy nói của mình đạt kết quả cao hơn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng tình hình về vấn đề
a. Thực trạng về Nhà trường
 - Cơ sở, vật chất của Nhà trường còn hạn chế, không có phòng nghe, nói dành riêng cho học sinh học ngoại ngữ. Các trang thiết bị được sử dụng trong những tiết Tiếng Anh vẫn còn nghèo nàn, phần lớn chỉ có băng cassette và đĩa CD. Những trang thiết bị đó chưa đáp ứng đủ được nhu cầu giảng dạy và học tập Tiếng Anh hiện nay.
- Các em phần lớn là học sinh ở vùng nông thôn, không được va chạm trong môi trường Tiếng anh, lớp học thường có từ 33 học sinh trở lên số lượng quá đông cho một giờ học ngoại ngữ, giáo viên khó khăn cho việc tổ chức cho học sinh có cơ hội thực hành nói.
- Mặc dù giáo viên đã áp dụng khá nhiều thủ thuật hỗ trợ cho giờ dạy nói, sử dụng công nghệ thông tin ở một số giờ dạy, nhưng nhìn chung vẫn còn đậm tính truyền thống, chưa đưa được nhiều kênh hình một cách sống động để học sinh thực hành hiệu quả.
b. Thực trạng về học sinh trong việc học nói Tiếng Anh.
- Qua quan sát việc học Tiếng Anh của học sinh cho thấy phần lớn học sinh chưa có cách học hiệu quả, học sinh còn học bài một cách đối phó, chỉ học thuộc từ mới, không tự tạo tình huống để thực hành với bạn, không áp dụng bài vào các tình huống của cuộc sống chỉ dừng lại ở trên sách vở, trong giờ học. Ý thức học của các em còn hạn chế, và đa số là không có hứng thú trong việc học Tiếng Anh.
- Phương pháp học bài thì chưa khoa học: Việc học từ mới, học sinh thường có thói 
quen học từ vựng theo kiểu học từ đơn lẻ, viết đi viết lại từ đó nhiều lần mà chưa có thói quen hoặc thực hành từ trong ngữ cảnh hay trong cách kết hợp với các từ khác. Cách học này mất nhiều thời gian mà hiệu quả nhớ từ rất hạn chế. 
- Thái độ, ý thức tham gia hoạt động thực hành trong giờ học nói còn cứng nhắc, chưa linh động, phụ thuộc vào một chủ đề định sẵn. Với những bài hội thoại dài học sinh thường bắt chước máy móc hoặc nhìn vào bài đối thoại hay bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.
Tóm lại, với cách chuẩn bị và thực hành các hoạt động giao tiếp như vậy, các em sẽ 
làm mất đi độ nhanh nhạy cũng như phản ứng của các em, làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy bằng Tiếng Anh của học sinh.
Qua khảo sát tại đơn vị nhằm xác định những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh của HS, một số khó khăn sau là chủ yếu.
 Về học sinh:
Khó khăn
Tỉ lệ
Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và có phần gây nhàm chán đối với học sinh.
72%
Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ cụ thể của học sinh.
55%
Cơ hội nói Tiếng Anh còn hạn chế.
57%
Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói.
38%
Học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói (sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu, .)
87%
 Học sinh không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt động nói.
43%
c. Những thuận lợi và khó khăn khi luyện nói cho học sinh.
Thuận lợi
- Học sinh với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động.
- Công nghệ thông tin đang rất phát triển, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây.
Khó khăn
- Trong lớp có nhiều đối tượng  học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn Tiếng Anh.
- Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp  học dễ ồn ào mất trật tự.
- Thầy, cô giáo không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng.
- Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh, do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến 
phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập.
- Ở lứa tuổi này các em có xu hướng ngại nói, ngại phát biểu vì sợ sai. Các em lớp 9 chưa thật sự tự giác nói và còn nhiều hạn chế. Bằng các dạng bài tập phù hợp, lý thú sẽ làm các em hào hứng hơn trong giờ học và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Sau mỗi bài học các em có thể dựa vào chủ đề vừa học phát triển thành ý tưởng của mình vận dụng vào các tình huống cụ thể. Ngay từ những tuần đầu của năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở khối lớp 9. Tôi thấy chất lượng chưa cao mà đặc biệt là khả năng nói của học sinh không tốt. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (qua các giờ học hàng ngày) cho thấy: 
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Dưới trung bình
9/1
31
 0
9 (29%)
12 (38.7%)
10 (32.3%)
9/2
32
 0
8 (25%)
11 (34.4%)
13 (40.6%)
9/3
33
 0
10(30.3%)
11 (33.3%)
12 (36.4%)
- Qua kết quả khảo sát tôi thấy mình cần phải tìm ra những phương pháp, thủ thuật thích hợp nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng nói Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
2.2.2 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
- Kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng trong việc học Tiếng Anh thực hành và Tiếng Anh giao tiếp. Nó giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học trong sách vở và kiến thức hàng ngày . "Nói" là kết quả của kỹ năng Nghe, Đọc, Viết kết hợp với kiến thức ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng). Việc rèn luyện kỹ năng này phải phối hợp chặt chẽ với kỹ năng khác và phải được tiến hành từng bước với những hoạt động phù hợp để sau mỗi giờ học HS có thể vận dụng được vào tình huống giao tiếp cụ thể. Muốn thế, HS phải ghi nhớ từ, thuộc mẫu câu. Sự kết hợp sách giáo khoa và mẫu câu là cần thiết nhưng đó chỉ là cơ sở ban đầu. HS phải biến nó thành kiến thức của mình để có thể vận dụng bất kỳ ở đâu và khi nào.Vì vậy người thầy đóng vai trò quan trọng trong dẫn dắt học sinh đạt mục tiêu đề ra.Việc rèn luyện kỹ năng nói phải tiến hành thường xuyên qua các giờ học nhưng tập trung chủ yếu nhất là trong giờ nói. Để dạy một giờ luyện nói đạt kết quả cao, cũng giống như các giờ dạy kỹ năng khác, giáo viên phải tiến hành 3 giai đoạn:
* Pre-speaking (Trước khi nói)
* While-speaking (Trong khi nói)
* Post- skeaking (Sau khi nói).
Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ, mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và đặc thù của mỗi bài mà ở từng giai đoạn tôi vận dụng các thủ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau.
Giai đoạn 1: Pre-speaking.
- Mục đích yêu cầu: Cho học sinh thấy rõ mục đích yêu cầu của giờ học. Học sinh được cung cấp từ vựng, cấu trúc ngữ pháp; được biết các em sẽ nói về chủ đề gì. Giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục đích của giờ 
học. Nó giúp cho học sinh hình thành được ý tưởng và nội dung những điều mà các em sẽ nói. Để gợi mở và tạo những kiến thức đã học để phục vụ cho hoạt động nói, yêu cầu các em luyện tập nhóm, cặp, cả lớp liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận rồi tổng hợp ý kiến đó lên bảng. Các thủ thuật cho giai đoạn này giáo viên có thể lựa chọn là:
§ Pre teach vocabulary and structures (Dạy trước từ vựng, ngữ pháp mới).
§ Brainstorming/ Network (Ôn lại từ vựng, ngữ pháp cũ có liên quan đến bài học.
§ Matching pictures/ words/ phrases/ sentences (Ghép nối các bức tranh/ từ/ cụm từ/ câu/ lời nói của nhân vật ...)
§ Eliciting (Gợi mở).
§ Open prediction (Dự đoán mở)
Giai đoạn 2: While-speaking
- Mục đích yêu cầu: Ở giai đoạn này phải thực hiện được nhiệm vụ chính của giờ học. Vì vậy học sinh phải diễn đạt được những điều được hướng dẫn, gợi mở từ giai đoạn trước. Tuỳ thuộc vào nội dung và hình thức bài học mà giáo viên cần vận dụng phương pháp cách thức tổ chức sao cho linh hoạt với từng đối tượng học sinh để tất cả các HS đều có cơ hội luyện tập, HS khá giúp đỡ HS yếu hơn. Các thủ thuật cho giai đoạn này giáo viên có thể lựa chọn là:
§ Asking and answering (Hỏi – đáp).
§ Role play (Đóng vai)
§ Picture cue drill. / Word cue drill. (Đặt câu với tranh ảnh/ từ gợi ý)
§ Mapped dialogue (Hội thoại chừa trống) 
§ Making similar dialogue (Lập hội thoại mới đưa vào mẫu)
§ Chain games (Xâu chuỗi lời nói)
Giai đoạn 3: Post-speaking
- Mục đích yêu cầu: Hoạt động để hoàn chỉnh kỹ năng nói hoặc sản sinh thêm lời nói, học sinh cần phải vận dụng những điều đã học vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đòi hỏi mức độ nói phải trôi chảy, vận dụng tình huống phải nhanh, linh hoạt. Các thủ thuật cho giai đoạn này giáo viên có thể lựa chọn là:
§ Discussion (Thảo luận)
§ Interview (Phỏng vấn)
§ Survey (Điều tra)
§ Writing it up
Các loại hình bài tập được sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói.
 1-      Yes-No question : Câu hỏi để đoán thông tin
+ Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập.
+ Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho học  sinh nói tự do.
 2-      Ask and answer : đặt câu hỏi và trả lời
+ Học sinh có thể tự thực hành theo cặp.
+ Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.
+ Giáo  viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin.
 3-      Dialogue :
+ Dialogue build : Giáo viên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện - học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói.
+ Disapearing dialogue :  Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ ) 
Ví dụ :              S1 : What ______  ______ like ?
                           S2 : I ______  ______ very much.
   àKhi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch, học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ.
   Như ví dụ trên chỉ còn là :
                           S1 : _____  _____  _____  _____ ?
                        S2 : _____  _____  _____  _____ .
 4-      Substitution drills :
+ Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới.
+ Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo kiểu dây chuyền.
+ Giáo viên có thể dùng bảng từ : Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong câu mẫu để tạo thành câu mới.
 5-      Chain drills :
 + Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập.
 + Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó. Học sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục.
 + Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại liền ý.
 6-      Picture stories :
+ Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã  học.
+ Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong tranh.
+ Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như :
               “ What is happening in picture A ?”
               “ What do you see in picture B ?’’
 + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình tiết của câu chuyện. Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính.
 + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể: Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn à Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó.
 7-      Groupings :
+ Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một bản danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm. Nhiệm vụ của các bạn khác là phải bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó.
+ Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ, ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (mỗi từ phải kèm theo một định nghĩa đúng ).
Ví dụ : Rooms in the house.
 1.      Living room  : The place where we often welcome our guests 
 2.      Bedroom       :
 3.      Dining room  :
 4.      Kitchen          :
 5.      Bathroom   :
 8-      Charactors :
+ Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn.
+ Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu :
Ví dụ : - Thu lượm thông tin cho một kỳ nghỉ trọn gói.
  - Phàn nàn muốn đổi một món quần áo mới mua hôm trước.
             - Chuyện ở một phòng khám đa khoa...........
 9-      Mapped dialogue :
+ Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh và yêu cầu của hoạt động.
+ Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình lên bảng.
+ Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các từ gợi ý hoặc hình vẽ đó.
+ Rèn luyện bài hội thoại với cả lớp.
+ Học sinh luyện tập theo cặp.
 10-  Discussion: (Thảo luận dành cho học sinh đã có kiến thức tương đối cao )
 + Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận ( Ví dụ : về bóng đá, về một người nổi tiếng nào đó......... )
 + Các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm. Cuối cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề. 
2.2.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Với các loại hình bài tập và phương pháp thực hành nói như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. 
- Những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn.
- Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” thì phương pháp luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh. Nhưng dạy nói tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, năng động, tích cực suy nghĩ các tình huống, các dạng bài tập cho phù hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp đi lặp lại một vài dạng luyện tập nhất định.
- Qua việc áp dụng trong vài tuần đầu năm học, từ chỗ các em chưa biết diễn đạt của mình, ngại nói, ngại diễn đạt thì nay đa số các em đã bước đầu quen và mạnh dạn nói với nhau theo chủ đề đã học, có thể hội thoại với thầy. Như vậy các em đã nắm được kiến thức và vận dụng vào qúa trình giao tiếp. Trên lớp, tôi kiểm tra các em vào đầu giờ, trong giờ học các kĩ năng. Kết quả khảo sát qua một số tiết dạy nói tạm thời thu được như sau:
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Dưới trung bình
9/1
31
8 (25.8%)
6 (19.4%)
10 (32.3%)
7 (22.6%)
9/2
32
6 (18.8%)
5 (15.6%)
12 (37.5%)
9 (28.1%)
9/3
33
7 (21.2%
4 (12.1%
14 (42.4%)
8 (24.2%)
2.3 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN
Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói
- Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. Không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi.
- Trong luyện tập giáo viên có hai chức năng chính: một là cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh.
- Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội  để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã  học một cách có nghĩa, có hiệu quả.
- Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự như về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên truyền hình, về các môn thể thao yêu thích của các em hoặc về người thực, việc thực.
- Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi.Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện ví dụ như gặp khách nước ngoài, có bà con từ Mỹ, Anh, Úc trở về.
Trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau. 
- Cũng như những môn học khác, để đạt kết quả cao trong việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh người giáo viên phải có tấm lòng thương yêu, tôn trọng học sinh, nắm bắt và hiểu được tâm lí, năng lực cũng như hoàn cảnh của mỗi học sinh để từ đó có các phương pháp tác động, khích lệ và phương pháp dạy học phù hợp.
- Giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ cho bài dạy của mình bằng cách nắm vững nội dung, trọng tâm kiến thức của bài học, soạn thảo khoa học các bài tập trình chiếu PowerPoint, sưu tầm tranh ảnh, chuẩn bị thẻ, bìa, vật thật... để sử dụng thật hợp lý vào bài dạy, lựa chọn phương pháp, các thủ thuật phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên cần biết sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin hiện đại như Internet, báo, đài .., sử dụng và khai thác tốt các thiết bị dạy học như: máy chiếu, vật thật, tranh ảnh, bìa, bảng phụ, sách giáo khoa... 
- Giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Ngoài ra giáo viên phải giảm tối đa thời gian nói trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè, giáo viên nên biết động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen, cho điểm hoặc tuyên dương để các học sinh khác noi theo, cần coi trọng việc học theo nhóm hợp tác. 
- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh; giúp học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của Tiếng Anh cho tương lai của các em để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực.
- Không gây áp lực học đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học.
- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm học sinh.
- Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với học sinh khá, giỏi sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ 
không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh yếu sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm giảm sút sự hứng thú của học sinh.
- Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 
- Sưu tầm các phần mềm dạy học tiếng Anh, kết hợp rèn kỹ năng nghe- nói- đọc-viết trong các tiết học. 
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Trên đây là một số b

Tài liệu đính kèm:

  • docBien_phat_phat_trien_ki_nang_noi_Tieng_Anh_cho_HS_khoi_lop_9.doc