Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập hồi đáp văn bản truyện cho học sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt lớp 4 tập 1

MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

1 I.Thông tin chung về sáng kiến 1

2 II. Mô tả giải pháp sáng kiến 1

3 1. Tình trạng giải pháp đã biết. 1

4 1.1.Chương trình và Tài liệu Hướng dẫn học 1

5 1.2. Đồ dùng, thiết bị dạy học 2

6 1.3. Hoạt động dạy và học 2

7 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3

8 2.1. Mục đích của giải pháp 3

9 2.2. Nội dung giải pháp 6

10 3. Khả năng áp dụng của giải pháp 17

11 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 11

12 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu 18

13 6. Các thông tin cần được bảo mật 19

14 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 19

15 8. Tài liệu kèm theo 19

16 III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 19

 

doc 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập hồi đáp văn bản truyện cho học sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt lớp 4 tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4A
34
15
44.1
13
38.2
6
17.7
0
0
Vì những điều vừa trình bày trên, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm " Xây dựng bài tập hồi đáp văn bản truyện cho học sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt lớp 4 tập 1”	
	2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Mục đích của giải pháp
Dựa vào các cơ sở khoa học về vấn đề đọc, các kĩ năng cần có trong phân môn Tiếng Việt, tôi xin xây dựng một số bài tập hồi đáp văn bản truyện cho học sinh lớp 4.
Sáng kiến kinh nghiệm cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu văn bản truyện.
- Tìm hiểu về kĩ năng hồi đáp văn bản truyện.
- Đề xuất một số bài tập và đáp án
 a) Mục đích của việc rèn luyện kĩ năng hồi đáp văn bản truyện cho học sinh tiểu học
	Đáp ứng mục tiêu của môn Tiếng Việt: hình thành kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, rèn luyện các thao tác tư duy, có vốn hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt, con người, tự nhiên, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người...
	Đáp ứng mục tiêu của việc tiếp nhận văn bản nghệ thuật:
	Người đọc tri giác, hiểu ngôn từ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn của các chi tiết, các liên hệ
	Người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, thâm nhập vào hình tượng như sự kết tinh sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả.
	Giúp người đọc đưa hình tượng nhân vật vào đời sống và kinh nghiệm riêng của mình để thể hiện, đồng cảm, cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm về tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hoá tư tưởng đời sống và truyền thống nghệ thuật.
	Làm giàu kiến thức cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho các em.
b) Kĩ năng hồi đáp văn bản
	Đây là kĩ năng giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu. Rèn luyện kĩ năng hồi đáp văn bản sẽ tạo cho học sinh có khả năng chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội văn bản. Từ đó hình thành cho các em tư duy phê phán và khả năng sáng tạo, khả năng đánh giá tính đúng đắn, đầy đủ cập nhật của văn bản.
	Hồi đáp văn bản bao gồm các kĩ năng:
Kĩ năng đánh giá tính đúng đắn của nội dung văn bản
Kĩ năng đánh giá tính đầy đủ của văn bản
Kĩ năng đánh giá nguyên nhân, hiệu quả của văn bản
Kĩ năng đánh giá tính cập nhật của nội dung văn bản
Kĩ năng đánh giá tính hấp dẫn, thuyết phục của nội dung văn bản
Kĩ năng liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản
Hồi đáp văn bản gồm nhiều kĩ năng bộ phận nhưng trong chương trình tiểu học chúng ta cho học sinh làm các công việc sau:
	- Nêu những thu hoạch của bản thân về hiểu biết, thái độ, hành động sau khi đọc văn bản
	- Nêu một vài dự kiến thực hiện điều mà văn bản gợi ra hoặc yêu cầu.
	- Kĩ năng liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản.
Việc xây dựng nhóm bài tập hồi đáp văn bản truyện nhằm:
- Làm rõ mục đích của văn bản, nội dung sự việc và nội dung liên cá nhân trong văn bản.
- Hướng dẫn học sinh rút ra bài học bổ ích sau khi tiếp nhận văn bản.
- Biết liên hệ với bản thân để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn.
- Biết liên hệ, bình luận, đánh giá phát biểu ý kiến của bản thân .
- Biết yêu cầu học sinh có những hành động thực tế để hồi đáp văn bản.
c) Một số điểm còn bất cập khi xây dựng bài tập hồi đáp cho văn bản truyện
	Để rèn luyện kĩ năng hồi đáp văn bản cho học sinh tiểu học thì hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa phải đáp ứng được yêu cầu. Nhưng hiện nay các câu hỏi trong sách giáo khoa còn nhiều điểm cần lưu ý:
	Có những câu hỏi, bài tập chưa hoàn toàn chính xác hoặc khó xác định câu trả lời.
	Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện các chi tiết của bài học. Ít câu hỏi yêu cầu học sinh suy luận, khái quát, làm rõ đề tài, chủ để của bài.
	Nhiều câu hỏi, bài tập mang tính áp đặt vì chúng nêu ra trước cách hiểu, nhận xét của người soạn sách. Học sinh chỉ là người minh hoạ những nhận xét này.
	Nhiều câu hỏi không làm rõ nét riêng, nét đặc trưng của văn bản. 
	Các câu hỏi chưa giúp học sinh hiểu được nội dung liên cá nhân, thái độ tình cảm của tác giả đối với sự vật, nhân vật. Hiện nay mục đích mà giáo viên và học sinh cần đạt được trong dạy đọc hiểu là ở nội dung ghi chép, mô tả hiện thực.
Nhiều câu hỏi không khai thác được tính đa nghĩa, tính nhiều tầng bậc của văn bản: cái hay, cái đẹp, biện pháp tu từ
2.2. Nội dung giải pháp 
2.2.1. Các văn bản truyện lớp 4 tập 1
Chủ điểm
Văn bản 
Tác giả
Trang
Thương người như thể thương thân
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Người ăn xin
Tô Hoài
Tô Hoài
Theo Tuốc – ghê – nhép
4
15
30
Măng mọc thẳng
Một người chính trực
Những hạt thóc giống
Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca
Chị em tôi
Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
Truyện dân gian Khmer
Theo Xu- khôm- lin- xki
Liên Hương
36
46
55
59
Trên đôi cánh ước mơ
Đôi giày ba ta màu xanh
Thưa chuyện với mẹ
Điều ước của vua Mi- đát
Theo Hàng Chức Nguyên 
Nam Cao
Thần thoại Hy Lạp
81
85
90
Có trí thì nên 
Ông Trạng thả diều
Vẽ trứng
Người tìm đường lên các vì sao
Văn hay chữ tốt
Trinh Đường
Xuân Yến
Lê Quang Long - Phạm Ngọc Toàn
Theo Truyện đọc 1
104
120
125
129
Tiếng sáo diều
Chú Đất Nung
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
Rất nhiều mặt trăng
Rất nhiều mặt trăng
Nguyễn Kiên
Nguyễn Kiên
A- lếch- xây Tôn- tôi
Phơ- bơ
Phơ- bơ
134
138
158
163
168
2.2.2. Xây dựng bài tập hồi đáp văn bản truyện cho học sinh tiểu học
2.2.2.1. Đặc điểm của bài tập hồi đáp
	Bài tập hồi đáp là loại bài tập thể hiện khả năng cảm nhận và đánh giá của học sinh về các văn bản đọc. Loại bài tập này đòi hỏi học sinh phải có khả năng suy luận, phán đoán, liên hệ thực tế và có vốn kiến thức cần thiết về văn bản. Học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải quyết loại bài tập này. Vì vậy khi đưa ra bài tập giáo viên cần phải đảm bảo tính lôgíc của các câu hỏi, nêu dự kiến trước câu trả lời của học sinh để chỉnh sửa bài tập cho phù hợp. Các bài tập phải ngắn gọn, tránh dài dòng gây khó khăn cho học sinh trong việc tìm hiểu nội dung câu hỏi. Bài tập này có khả năng kích thích hứng thú học tập cho học sinh một cách cao nhất.
	Dựa vào đặc điểm văn bản truyện chúng ta có thể chia bài tập hồi đáp thành:
	- Bài tập hồi đáp vào nhân vật truyện.
	- Bài tập hồi đáp vào nội dung truyện.
	- Bài tập liên hệ cá nhân.
2.2.2.2. Các dạng bài tập hồi đáp 
a) Bài tập hồi đáp vào nhân vật truyện
	Câu1: Trong “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” em thích nhất nhân vật nảo? Vì sao?
	Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” hình ảnh Dế Mèn hiện lên thật đẹp, mạnh mẽ, oai vệ. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bíêt cảm thông, bênh vực kẻ yếu. Dế Mèn xuất hiện đũng lúc chị Nhà Trò gặp khó khăn, cần người che chở. Hành động giúp đỡ người khác của Dế Mèn cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “thương người như thể thương thân”Dế Mèn thật xứng đáng với danh hiệu hiệp sĩ.
	Câu 2: Nêu một hình ảnh nhân hoá trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” mà em thích. Vì sao?
	Có thể là hình ảnh Dế Mèn oai vệ, mạnh mẽ.
	Hay hình ảnh chị Nhà Trò yếu ớt, mong manh.
	Hoặc hình ảnh Dế Mèn dẫn chị Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện.
	Ví dụ: Em thích nhất là hình ảnh chị Nhà Trò. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá miêu tả chị Nhà Trò như một cô gái mong manh, yếu đuối đáng thương cần người che chở mang những hành động đặc điểm như người: Gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, nức nở khóc 
	Câu 3: Nhìn hành động lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng vẫn không có gì cho ông lão, cậu bé đã nắm lấy tay ông lão “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”,đã ffể lại trong em ấn tượng gì? Em hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của em đối với cậu bé trong “Người ăn xin”
	Hành động của cậu bé tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của cậu bé dành cho ông lão.
	Đối với người khác nếu không có gì để cho ông lão, họ có thể dễ dàng bỏ đi mà không một chút nghĩ ngợi gì nhưng cậu bé trong câu chuyện này cảm thấy rất có lỗi. Cậu đã không chú ý đến vẻ bề ngoài, vẫn nắm lấy tay ông lão một cách ân cần. Cậu bé thật có tấm lòng nhân hậu biết thương xót với nỗi bất hạnh của người khác. Cậu bé thật tốt bụng và đáng trân trọng biết chừng nào. Em rất quý mến và cảm phục tấm lòng nhân hậu của cậu bé.
	Câu 4 : “Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.” Em hiểu như thế nào về suy nghĩ này của cậu bé?
	Cậu bé muốn tìm một thứ gì đó để cho ông lão nhưng cậu không có gì cả. Điều này làm cậu lúng túng và bối rối nhưng ông lão ăn xin cũng là người tốt, ông hiểu được tâm trạng của cậu bé. Ông xiết chặt lấy bàn tay và cảm ơn cậu bé. Khi cầm tay ông lão, cậu nhận được chút gì đó từ ông. Đó không phải là thứ vật chất hiển hiện mà là tình cảm, tình thương giữa con người với con người, là thứ vật chất mà ta càng cho đi thì càng nhận được nhiều. Hành động của ông lão đã giúp chú bé nhận ra rằng: “càng trong hoàn cảnh khó khăn cùng quẫn, con người càng cần sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm.”
	Câu 5: Qua câu chuyện “Những hạt thóc giống” em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
	Nhân vật Chôm trong câu chuyện này đã để lại trong em rất nhiều tình cảm. Xuất phát từ lệnh vua ban: “Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt” đức tính quý báu của Chôm đã được bộc lộ - lòng trung thực và dũng cảm. Cậu bé đã không vì sợ bị phạt mà nói dối nhà vua. Cậu đã hành động khác với mọi người- nói lên sự thật là thóc không nảy mầm. Chính hành động dũng cảm ấy, Chôm đã được đền đáp xứng đáng. Cậu được truyền ngôi và trở thành một vị vua hiền minh. Cậu bé Chôm thật xứng đáng để chúng ta khâm phục, quý mến và noi gương.
	Câu 6: Cậu bé An- đrây- ca trong “Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca ” là cậu bé như thế nào?
	An- đrây- ca đi mua thuốc về cho ông nhưng bạn mải chơi bóng đá nên đã về muộn. Khi An- đrây- ca về thì ông đã mất. Mặc dù mẹ đã an ủi An- đrây- ca rằng ông mất khi An- đrây- ca vừa ra khỏi nhà nhưng An- đrây- ca vẫn luôn tự dằn vặt mình và không thể tha thứ cho bản thân. Bạn luôn cho rằng ông mất là do lỗi tại mình. 
	Qua đó ta thấy An- đrây- ca là cậu bé rất thương yêu ông, có ý thức trách nhiệm với người thân, trung thực, nghiêm khắc, biết tự nhận lỗi và biết hối hận với lỗi lầm của mình.
	Câu 7: Người phụ trách trong văn bản “Đôi giày ba ta màu xanh” thật tốt bụng và yêu thương trẻ em. Em hãy viết một đoạn văn ngắn để làm rõ ý này.
Người phụ trách là người bạn lớn của các em nhỏ. Anh (chị) đã quan tâm không những đến cuộc sống mà còn hiểu những mong muốn của các em. Một lần bắt gặp Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang đi dạo chơi mà anh (chị) đã nhìn thấy mong ước bé nhỏ của Lái. Hành động anh (chị) tặng giầy cho Lái thể hiện sự quan tâm, hiểu được nỗi khát khao của Lái, mong muốn đem lại niềm vui cho Lái, mong Lái hiểu rằng mọi ngưởi rất yêu thương quan tâm đến Lái. Anh (chị) phải là người yêu trẻ, mến trẻ, quan tâm đến trẻ, đầy lòng nhân hậu mới có sự quan sát tinh tế như vậy.
	Câu 8: Qua văn bản truyện “Thưa chuyện với mẹ” em thấy Cương là cậu bé như thế nào?
	Hành động và lời nói của Cương thể hiện em là một người con hiếu thảo rất mực yêu thương mẹ. Thấy mẹ vất vả nuôi mình và các em, cậu bé đã xin được làm việc để giúp đỡ mẹ- cho cậu học nghề thợ rèn. Cậu nói chuyện với mẹ rất ngoan ngoãn và lễ phép, cậu đã dùng những lời lẽ thiết tha để thuyết phục mẹ. Không những thế cậu còn rất quý trọng những người lao động - dù là lao động chân tay. Tuy nhỏ tuổi nhưng cậu đã hiểu ra chân lí: Đã là người lao động chân chính dù làm việc gì cũng đáng chân trọng.
	Câu 9: Em đã đọc “Điều ước của vua Mi- đát” Em thấy vua Mi- đát là người như thế nào?
	Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát một điều ước. Ông đã ước rằng tất cả mọi thứ động vào đều biến thành vàng. Ban đầu điều ước đã mang lại hạnh phúc cho vua Mi- đát. Khắp nơi đều là vàng, lòng tham của vua Mi- đát được thoả mãn nhưng ngay sau đó biết bao là phiền toái. Vua Mi- đát không ăn không uống được, không chạm được vào cả những cô con gái mà ông yêu thương. Thật may thay, cuối cùng nhà vua cũng hiểu được hạnh phúc không thể được xây dựng bằng lòng tham. Qua câu chuyện ta thấy Vua Mi- đát là người tham lam, có ước muốn viển vông nhưng cuối cùng cũng hiểu ra được lẽ phải.
	Câu 10: Trong câu chuyện: “Chú Đất Nung” em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
	Em rất thích nhân vật Chú Đất Nung trong câu chuyện trên. Ban đầu, Chú Đất Nung chỉ là một chú bé đất nhưng chú muốn khoẻ hơn, làm được nhiều việc có ích hơn, giúp đỡ được nhiều người nên đã dũng cảm nhảy vào nung mình trong lửa để trở nên rắn chắc hơn. Chú Đất Nung không những dũng cảm mà còn có tấm lòng nhân hậu.
Câu 11: Trong “Quán ăn ba cá bống”em thích nhất nhân vật nào? Tại sao?
Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô được tặng một chiếc chìa khoá bằng vàng để mở kho báu, nhưng kho báu ở đâu? Bí mật kho báu lại nằm trong tay những kẻ độc ác muốn bắt chú. Chú đã chui vào chiếc bình đặt gần bọn Ba - ra - ba đang uống rượu và dùng mưu để moi được bí mật về kho báu. Nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm chú bé đã đạt được điều mình muốn và thoát khỏi tay bọn độc ác. Chú bé thật thông minh và dũng cảm. 
b) Bài tập hồi đáp vào nội dung ý nghĩa văn bản truyện
	Câu 1: Qua văn bản truyện “Người ăn xin” em rút ra bài học gì? 
	Câu chuyện ca ngợi tình cảm giữa con người với con người. Mọi ngưòi phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, hãy chia sẻ với những người gặp khó khăn, không vì bệnh tật hay nghèo đói mà xa lánh họ. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, thân ái hơn, tràn đầy tình yêu thương.
	Câu 2: “Trung thực là đức tính quý nhất của con người”. Hãy viết một đoạn văn để bày tỏ sự đồng tình của em với lời nhận xét trên. Trích “Những hạt thóc giống”.
	Thật vậy, trung thực là đức tính quý nhất của con người. Chúng ta phải trung thực với bản thân mình và với mọi người xung quanh. Một người trung thực không vì lợi ích của mình mà lừa dối người khác làm ảnh hưởng đến công việc chung. Khi sống trung thực, chúng ta sẽ được mọi người quý mến tin yêu. Chúng ta hãy sống trung thực để làm vui lòng cha mẹ và những người xung quanh các bạn nhé.
	Câu 3: Câu chuyện “Hai chị em” khuyên chúng ta điều gì?
	Câu chuyện kể về việc cô chị nói dối cha đi chơi đã bị cô em phát hiện. Câu chuyện cho ta thấy nói dối là tính xấu. Người nói dối vì lợi ích của mình mà lừa dối mọi người xung quanh. Khi nói dối nhiều thì trở thành thói quen, làm mất lòng tin sự tín nhiệm, tôn trọng của mọi người với mình. Khi bị phát hiện sẽ bị mọi người xa lánh ghét bỏ. Khi người nói dối nói thật cũng không được mọi người tin tưởng. Đồng thời thói quen nói dối sẽ gây đến những hậu quả khôn lường. Do đo chúng ta không được nói dối, phải tránh xa thói xấu này.
	Câu 4: Trong văn bản “thưa chuyện với mẹ”, em thích nhất là câu nói nào? Vì sao?
	Cậu bé Cương muốn làm thợ rèn, để giúp mẹ đỡ vất vả nhưng mẹ cậu không đồng ý. Cậu bé đã thuyết phục mẹ “Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề, làm ruộng hay buôn bán, làm thày hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.”
	Câu nói của cậu bé thể hiện cái nhìn trân trọng đối với người lao động, nghề nào cũng phải bỏ công sức, nghề nào làm ra của cải vật chất cho xã hội cũng cần thiết và đáng quý. Chúng ta không nên có cái nhìn miệt thị hay phân biệt giữa các công việc lao động chân tay hay lao động trí óc.
	Câu 5: Nêu ý nghĩa của câu chuyện “Điều ước của vua Mi-đát”
	Ước mơ thật đẹp và đáng trân trọng. Mỗi người cần có một ước mơ và nỗ lực phấn đấu để giấc mơ đó trở thành hiện thực. Nhưng không phải ước mơ nào cũng thành hiện thực, có những giấc mơ viển vông xa vời như giấc mơ của vua Mi-đát. Nhưng để hoàn thành giấc mơ chúng ta phải xây dựng trên những nền tảng vững chắc. Thật là hạnh phúc khi đạt được giấc mơ nhưng hạnh phúc không được xây dựng trên những ước muốn tham lam. Hãy thực hiện ước mơ bằng chính sự nỗ lực của bản thân.
	Câu 6: Nêu ý nghĩa truyện “Chú Đất Nung”
	Mỗi người phải tự rèn luyện bản thân mình, phải đương đầu với khó khăn thử thách thì mới trưởng thành được, mới có thể làm nhiều việc có ích. Nếu cứ ru rú trong cái lọ như hai người bột, sợ bẩn, sợ khó khi gặp khó khăn thì không làm được việc gì.
	Câu 7: Nêu ý nghĩa câu chuyện “Rất nhiều mặt trăng”
	Người lớn nhìn thế giới xung quanh bằng con mắt của người lớn thì sẽ không hiểu được trẻ em muốn gì? suy nghĩ gì? nhìn thấy gì? Điều đó khiến mọi việc trở nên rắc rối. Trẻ em nhìn thế giới rất ngộ nghĩnh đáng yêu, trong sáng, ngây thơ. Người lớn dành cho trẻ mọi quan tâm chăm sóc tốt nhất nhưng để hiểu trẻ thì người lớn phải học các nhìn thế giới xung quanh của trẻ.
2.2.3 Bài tập liên hệ
Câu 1: Nếu em gặp một người có hoàn cảnh khó khăn thì em sẽ có những hành động để giúp đỡ họ như thế nào?
	Dân tộc ta đã có truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay: thương người như thể thương thân, là lành đùm lá rách Hàng ngày chúng ta cũng gặp rất nhiều những việc làm thể hiện lòng yêu thương người: ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa, thắp sáng những ước mơ Tuỳ theo sức của mình và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà người gặp khó khăn mắc phải chúng ta có những việc làm cụ thể. Khi gặp người ăn xin em có thể cho họ thứ gì đó mà em có như tiền, thức ăn, đồ dùng  Khi bạn học gặp khó khăn em có thể cùng lao động, cùng chia sẻ sách vở, cùng học tập, giúp đỡ người già qua đường, không bắt nạt em nhỏ Mỗi hành động tuy bé nhỏ nhưng góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, cùng nhau hành động.
	Câu 2: Nếu gặp một người ăn xin như ông lão trong “Người ăn xin” em có hành động gì?
Mặc kệ ông lão
Trêu chọc, xua đuổi ông lão
Hành động của em 
Câu 3: Cậu bé Chôm đang phân vân nói lên sự thật với nhà vua rằng thóc không nảy mầm và chịu phạt hay mua thóc nộp cho nhà vua. Em hãy đóng vai Chôm để nêu lên suy nghĩ của mình.
Nhìn thửa ruộng nhà mình tôi rất lo sợ . Sắp đến ngày phải nộp thóc cho nhà vua mà tôi vẫn không thể thu hoach được một hạt lúa nào. Làm thế nào bây giờ? Tôi cảm thấy rất phân vân. Rồi tôi sẽ bị nhà vua phạt. Hay tôi lấy thóc khác nộp cho nhà vua, ngài chẳng biết đâu nhưng làm như vậy là lừa dối người khác. Nghĩ đến điều này, tôi rất buồn và băn khoăn. Rồi đức vua và mọi người xung quanh sẽ nghĩ về tôi như thế nào? Tôi có vui vẻ khi làm điều đó không? Tôi quyết định dù thế nào tôi cũng sẽ nói thật.
Câu 4: Em hãy đóng vai Chôm kể lại câu chuyện “Những hạt thóc giống”
Ở đất nước tôi, có một vị vua đã cao tuổi nhưng không có người nối dõi. Ngài đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc và ra lệnh ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được thừa kế ngôi vua, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt.
Tôi cũng như mọi người đi nhận thóc về gieo trồng. Nhưng lạ thay, ngày đêm tôi dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn không mọc mầm. Cái ngày phải nộp thóc đã đến, nhìn mọi người ùn ùn chở thóc về kinh thành mà lòng tôi lo sợ. Nhưng cùng tôi quyết định sẽ tâu sự thật với nhà vua cho dù có bị trừng phạt. Mọi người nhìn tôi lo lắng. Ngạc nhiên thay, nhà vua cho mọi người biết thóc đã luộc thì làm sao có thể nảy mầm và Người truyền ngôi cho tôi. Tôi xin hứa sẽ trở thành vị vua hiền minh. Như thế đấy các bạn ạ, trung thực là đức tính quý nhất của con nguời. Sống trung thực, ta sẽ được đền đáp xứng đáng.
Câu 5: “An- đrây- ca không có lỗi trong cái chết của ông” Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông nhưng bạn mải chơi về muộn. Khi An- đrây- ca về đến nhà thì ông đã mất. Nhưng An- đrây- ca có lỗi trong cái chết của ông không? Theo em thì An- đrây- ca không có lỗi, mẹ An- đrây- ca đã nói rằng ông mất từ khi An- đrây- ca vừa ra khỏi nhà. Giả sử lúc đó An- đrây- ca mua thuốc về ngay thì ông cũng không qua khỏi. Vì thương ông nên An- đrây- ca luôn tự dằn vặt mình. Chúng ta hãy cảm thông và chia sẻ cùng An- đrây- ca .
Câu 6: An- đrây- ca luôn dằn vặt bản thân mình. Em hãy an ủi bạn.
An- đrây- ca, bạn đừng buồn nữa, dù thề nào thì ông của bạn cũng mất rồi. Bạn hãy cam đảm lên, đừng dằn vặt bản thân mình. Mẹ bạn nói đúng, ông đã lớn tuổi, sức khoẻ lại yếu, ông lại mắc bệnh tim nên không thể trách bạn. Nếu lúc đó bạn mua thuốc về ngay cũng không chắc ông có thể qua khỏi. Bạn hãy sống thật tốt để làm vui lòng ông nhé!
Câu 7: Em hãy đóng vai An- đrây- ca để nói lên suy nghĩ của mình sau khi ông mất.
Cây táo do tay ông vun trồng vẫn còn đây nhưng ông thì mãi mãi xa mình. Mặc dù mẹ nói ông mất không phải do lỗi của mình nhưng mình biết tại mình không mua thuốc về kịp. Mẹ nói thế chỉ để an ủi mình thôi. Nếu mình không mải chơi mua thuốc về kịp thì đã không có chuyện gì xảy ra với ông. Mình ân hận quá, giờ đây mình không còn được trò chuyện với ông, cùng ông chăm sóc cây táo Mình sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho bản thân.
Câu 8: Em đã nói dối lần nào chưa? Tại sao em nói dối?
Em đã nói dối mấy lần?
Em nói dối trong trường hợp như thế nào?( đi chơi về muộn, bị điểm kém)
Em cảm thấy thế nào khi nói dối?(vui vì không bị măng, xấu hổ vì đã nói dối)
Việc nói dối của em đã để lại hậu quả gì?(Làm mọi người buồn, mất lòng tin của cha mẹ, ảnh hưởng đến kết quả học tập)
Em làm gì sau đó?(Hứa với bản thân mình không bao giờ nói dối, )
Câu 9: Em hãy đóng vai cô chị trong “Chị em tôi” để bộc lộ thái độ của mình khi bị phát hiện nói dối.
Tôi đã nói dối nhiều lần nhưng lần nào tôi cũng hối hận một chút rồi tặc lưỡi cho qua. Rồi một hôm em gái tôi đã vạch trần tội nói dối của tôi trước mặt ba. Tôi cảm thấy mặt mình đỏ lên, tôi đứng im như trời trồng, miệng tôi cứng lại. Tôi đang chở cơn thịnh nộ của ba nhưng ba chỉ buồn rầu không nói. Điều đó làm tôi ân hận vô cùng, tôi đã phụ lòng tin của ba, vô tình trở thành tấm gương xấu cho em gái. Tôi tự hứa với bản thân mình sẽ không bao giờ nói dối ba nữa.
Câu 10: Khi nhận được đôi giày, Lái rất vui sướng. Em hãy đóng vai Lái để thể hiện niềm vui đó.
Tôi mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, sống lang thang trên đường phố. Rồi một ngày anh phụ trách động viên tôi đi học. Khi tôi đến lớp thì thật bật ngờ anh phụ trách tặng cho tôi một đôi giày ba ta 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Xay dung bai tap hoi dap van ban truyen cho hoc sinh Tieu hoc trong mon Tieng Viet lop 4 tap 1.doc