Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 Biết vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.

 Biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí.

2/ Kĩ năng:

 Bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lí.

3/ Thái độ:

 Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài.

 Có ý thức trong việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình cho hợp lí.

II/ Chuẩn bị:

 Hình 2.1 sgk/34

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Ngày soạn: 13/10/09
Tiết 19	Ngày giảng: 15/10/09
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Biết vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
Biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí.
2/ Kĩ năng: 
Bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lí.
3/ Thái độ:
Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài.
Có ý thức trong việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình cho hợp lí.
II/ Chuẩn bị:
Hình 2.1 sgk/34
III/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Bài học 
CHƯƠNG II 	TRANG TRÍ NHÀ Ở
Tiết 19 Bài 8 	SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
Nhà ở là nơi như thế nào?
Treo hình 2.1/sgk để học sinh quan sát và giải thích:
 Vì sao con người cần nhà ở, nơi ở?
Hoạt động 2: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở:
Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhiều phòng hay ít phòng .cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với sinh hoạt của gia đình sao cho mỗi thành viên đều cảm thấy thoải mái, thuận tiện và xem nơi đó là tổ ấm của mình.
Trong mỗi gia đình thường có các khu vực nào?
Ở nhà em, các khu vực sinh hoạt được bố trí như thế nào?
Các đồ đạc trong từng khu vực cần sắp xếp thế nào là hợp lí? 
Nhà chật, nhà một phòng cần sử dụng màn gió, bình phong, tủ tườngđể phân chia tạm thời các khu vực sinh hoạt. Sử dụng đồ đạc có nhiều công dụng.
Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi.
I/ Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội và là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
Quan sát hình 2.1 và trả lời câu hỏi.
II/ Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở:
Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình:
Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách.
Chỗ thờ cúng.
Chỗ ngủ.
Chỗ ăn uống.
Khu vực bếp.
Khu vệ sinh.
Chỗ để xe, kho.
Trả lời câu hỏi.
Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực:
Mỗi khu vực cần có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lí sẽ tạo nên sự thuận tiện, thoải mái trong sinh hoạt, dễ lau chùi, quét dọn.
3/ Dặn dò: 
Xem lại nội dung đã học, đọc tiếp nội dung còn lại để tiết sau học tiếp.
Tuần 10	Ngày soạn: 13/10/09
Tiết 19	Ngày giảng: 15/10/09
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Biết vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
Biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí.
2/ Kĩ năng: 
Bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lí.
3/ Thái độ:
Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài.
Có ý thức trong việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình cho hợp lí.
II/ Chuẩn bị:
Hình 2.2, 2.3 sgk/36,37
III/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?
3/ Bài học 
Tiết 20 Bài 8 	SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở (tiếp theo)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam:
Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.2 và cho biết:
Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ thường có mấy ngôi nhà? Cách bố trí các khu vực trong mỗi nhà như thế nào?
Khu vực chăn nuôi và nhà vệ sinh thường đặt ở đâu?
Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long có gì khác với nhà ở đồng bằng Bắc Bộ?
Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn có gì khác so với nhà ở nông thôn?
Nhà ở miền núi có đặc điểm gì?
Hãy mô tả nhà ở của gia đình em?
3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam:
a/ Nhà ở nông thôn:
Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ (h2.2)
Trả lời các câu hỏi và ghi vở:
Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ thường có 2 ngôi nhà: nhà chính và nhà phụ.
Trong nhà chính: Gian giữa dành cho sinh hoạt chung, các gian bên kê giường ngủ và chỗ để thóc.
Trong nhà phụ có bếp, chỗ để dụng cụ lao động
Khu vực chăn nuôi và nhà vệ sinh thường đặt ở xa nhà, cuối hướng gió.
Quan sát hình 2.3, theo dõi sgk và trả lời: 
 Hầu hết nhà đều tạm bợ, đồ đạc ít và so sài.
b/ Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn: (h2.4, 2.5)
 Trả lời câu hỏi.
c/ Nhà ở miền núi (h2.6)
 Trả lời các câu hỏi.
4/ Dặn dò:
 Đọc, xem trước bài 9: thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
 Mỗi tổ chuẩn bị mô hình bằng giấy rôki, bìa cứng ghi tên một số đồ đạc như hình 2.7/sgk/39 và keo dính 2 mặt.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (2).doc