Sử dụng phương pháp trò chơi có hiệu quả trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Mĩ Thuật nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THCS . Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm năng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp Dạy và Học.

 Trang mạng Violet xin kính chào quí Thầy Cô giáo.

 (Đã có GAMT Đan Mạch từ lớp 1 đến lớp 9)

 Qúi Thầy Cô vui lòng liên hệ Thầy Thái ĐT: 0905 225088 Đồng hành & Sẻ chia.

 Phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”.

 Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học Mĩ Thuật? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều phương pháp được áp dụng : Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp luyện tập.

 Là giáo viên dạy môn Mĩ thuật , trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh (HS) dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng (KN) quan trọng như KN giao tiếp, KN vận động nhanh nhẹn, khéo léo, KN hợp tác, KN làm việc nhóm, KN ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích HS học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức Mĩ thuật một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử.

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Mĩ thuật nói riêng, bản thân tôi qua thực tế thực hiện đổi mới dạy - học theo chương trình sách giáo khoa mới, qua dự giờ và tham khảo ý kiến nhiều đồng nghiệp xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Sử dụng phương pháp trò chơi có hiệu quả trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS ”

 Đề tài này được cá nhân tôi thực nghiệm và cũng được đồng nghiệp áp dụng trong một số tiết dạy đem lại hiệu quả cao.

 

doc 19 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 10110Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp trò chơi có hiệu quả trong dạy học Mĩ Thuật ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và học sinh Mĩ thuật chỉ là một môn học phụ, không quan trọng nên HS học môn Mĩ thuật với thái độ thờ ơ, xem thường nên dẫn đến hiệu quả các tiết học Mĩ thuật chưa cao. Qua tìm hiều HS, cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn huyện cũng như địa phương tôi nhận thấy một số nguyên nhân sau:
 - Môn Mĩ thuật có đặc thù riêng : nhiều phân môn, là môn học thể hiện năng khiếu, nên đa số các em cảm thấy khó khăn trong học tập.
 - HS thì luôn có tâm niệm đây là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa chọn ôn thi, chọn trường, chọn nghề. Phụ huynh thờ ơ với bộ môn Mĩ thuật thường hướng con em học vào các môn khoa học tự nhiên.
 - Xuất phát từ GV, đó là chưa có phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả nhất, cho nên không thu hút được các em trong giờ học.
 Để khắc phục vấn đề trên tôi đã mạnh dạn “Sử dụng phương pháp trò chơi trong giờ học Mĩ thuật cho học sinh ‘’ nhằm hình thành một số kĩ năng cơ bản trong các phân môn mĩ thuật như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ, kỹ năng tư duy hình tượng, kỹ năng thực hành, kỹ năng đánh giá, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 Đồng thời rèn luyện tính tư duy độc lập, kĩ năng diễn đạt, phương pháp khai thác nội dung tranh ảnh, hợp tác theo nhóm và điều quan trọng nhất là tạo sự hứng thú học tập Mĩ thuật cho HS trong các tiết học góp phần đổi mới PPDH nâng cao hiệu quả bài học.
 Qua các lần dự giờ đồng nghiệp tôi thấy nhiều GV có trình độ chuyên môn giỏi nhưng kĩ năng sư phạm thì chưa tốt, thậm chí HS còn mệt mỏi, ngán ngẫm khi phải học Mĩ thuật. Môn Mĩ thuật là môn học đặc thù, có nhiều phân môn , lượng kiến thức trong một tiết học không nhiều nhưng yêu cầu thời gian dành cho phần thực hành cao nếu như GV không có phương pháp sư phạm tốt thì giờ học trở nên quá tải, nặng nề, HS ít được tham gia hoạt động. Điều quan trọng hơn là không gây được nhiều sự hứng thú cho HS trong khi học tập. Trong khi đó chưa có nhiều giáo trình, một đề tài, Sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu về cách tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Mĩ thuật một cách cụ thể, chi tiết nếu có thì cũng chỉ là bước khởi đầu chưa có hệ thống và hướng dẫn cách tổ chức trò chơi một cách không khoa học, đang còn chung chung. 
 Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, và đã mạnh dạn thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Mĩ thuật và có hiệu quả bước đầu rất đáng mừng. 
III - NỘI DUNG GIẢI PHÁP
 1. Một số nguyên tắc để sử dụng phương pháp trò chơi đối với bộ môn Mĩ thuật có hiệu quả: 
 - Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;
 - Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi;
 - Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho HS; 
 - Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn;
 - Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian: các trò chơi tổ chức ở các tiết thực hành (1 tiết hoặc nhiều hơn), các tiết lí thuyết hoặc Thường thức Mĩ thuật (1 tiết) thì các trò chơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 4 – 6 phút;
 - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của HS, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập;
 - Luôn thay đổi trò chơi để thu hút HS, tuy nhiên phải dựa vào dạng bài, kiểu bài để thực hiện .
 - Khi tổ chức trò chơi GV là trọng tài công bằng ,chính xác và là cổ động viên tích cực của HS tham gia trò chơi, cho điểm hoặc ngợi khen các em trước lớp.
 2. Vai trò, ý nghĩa của sử dụng phương pháp trò chơi đối với bộ môn Mĩ thuật 
 Trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói riêng cũng như các bộ môn xã hội và tự nhiên nói chung, thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi.
 - Rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng tranh ảnh, tường thuật, hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm của HS...
 - Tạo cho HS sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để hoàn thiện bản thân.
 - Qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi đã kích thích HS vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận . Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
 - Ngoài ra, thông qua trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau.
 3. Khái quát về hình thức tổ chức “trò chơi” phục vụ giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong chương trình THCS.
 a. Một số hình thức trò chơi
 Với đặc trưng của bộ môn, ở mỗi khối lớp các thầy cô giáo có thể xây dựng được một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, mục đích khác nhau. Tuy nhiên với phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin nêu ra đây một số trò chơi mang tính khái quát chung nhất, quan trọng hơn cả là các trò trơi này đều có thể áp dụng được rộng rãi ở tất cả các khối lớp và trên tất cả các địa bàn .Hình thức tổ chức “ Trò chơi ‘’này có thể vận dụng cho 1 tiết Thường thức Mĩ thuật, Vẽ trang trí , Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh hoặc áp dụng để GV có thể củng cố bài học. Mong rằng trong quá trình giảng dạy mỗi thầy, cô giáo có sự sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác nhau, bổ sung làm cho trò chơi Mĩ thuật trở thành một hệ thống ngày càng sinh động hơn , phong phú hơn và được sử dung nhiều hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy – học đối với bộ môn Mĩ thuật . Sau đây là một số trò chơi có thể vận dụng :
 * Trò chơi “Điền sơ đồ trống” 
 Đây là trò chơi mà GV đã chuẩn bị trước sơ đồ trống để cho HS điền nội dung, với trò chơi này GV dễ dàng áp dụng đối với các bài có liên quan tới các loại hình nghệ thuật đặc biệt là ở phân môn Thường thức Mĩ thuật.
 VD: Điền sơ đồ trống Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật của Mĩ thuật thời Trần. (Bài 1- Mì thuật 7).
 *Trò chơi “ô chữ bí mật”
 Ở trò chơi này GV chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề (nhân vật, cụm từ tiêu biểu.). HS tìm các chữ cái thích hợp để điền vào ô trống đã cho theo yêu cầu. 
 Đây là dạng trò chơi mà tôi và đồng nghiệp thường hay sử dụng nhất trong quá trình dạy học, vì hiệu quả của trò chơi này mang lại là rất cao.
 Ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu:
 - Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang.
 VD: lớp 6: Sau khi dạy xong bài, GV hỏi HS ? Ô chữ gồm có 9 chữ cái:
 Đây là công trình Mĩ thuật tiêu biểu của Ai Cập được xếp vào1 trong 7 kì quan của thế giới cổ đại:
K
I
M
T
Ự
T
H
Á
P
K
Ê
Ố
P
 - Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khoá bí mật (mô phỏng trò chơi Đường lên đỉnh Ôlimpia)
 * Trò chơi “Theo dòng lịch sử ”
 Trò chơi này dùng vào các tiết học Thường thức Mĩ thuật để HS có điều kiện chuẩn bị và có thời gian thích hợp cho khâu tổ chức.
 GV chọn theo chủ đề Mĩ thuật đã được học trước đó để cho HS tìm hiểu kĩ hơn, GV có thể áp dụng sau khi học xong Mĩ thuật một triều đại phong kiến, một giai đoạn lịch sử.
 VD: Tìm hiểu về Mĩ thuật thời Nguyễn, Mĩ thuật giai đoạn cuối thế kỉ 19 đến 1975, một xu hướng Mĩ thuật phương Tây..
 * Trò chơi “Ai là người nhớ tên các họa sỹ nhiều nhất”
 Tương tự như trò chơi “Theo dòng lịch sử” thì GV có thể áp dụng đối với các tiết Thường thức Mĩ thuật tuy nhiên GV nên tổ chức trò chơi này sau khi học xong một giai đoạn Mĩ thuật, một xu hướng hay một phong trào mĩ thuật
 VD: Mĩ thuật Việt nam các giai đoạn , mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng, Mĩ thuật hiện đại phương Tây. 
 * Trò chơi “Tìm hiểu về các họa sĩ nổi tiếng”
 Đây là trò chơi nhằm tìm hiểu một cách khái quát về thân thế sự nghiệp những họa sỹ nổi tiếng có công lao to lớn đối với Mĩ thuật dân tộc và nhân loại.
 VD: Tìm hiểu các họa sỹ nổi tiếng đã có công đối với nền Mĩ thuật dân tộc trong giai đoạn 1954-1975. (Bài 14,21-Mĩ thuật 8)
 * Trò chơi “Ai là người nhớ nhiều công trình Mĩ thuật nhất”
 VD: Em hãy kể tên các công trình Mĩ thuật tiêu biểu thời Trần.
 *Trò chơi “ghép tên họa sĩ và tranh”
 Trò chơi này GV càn chuẩn bị một số tranh và tên một số họa sỹ cho các em lên bảng ghép đúng cặp tên tác giả -tác phẩm.
 *Trò chơi “ Khéo tay hay làm”-“ Ai nhanh hơn”
 Trò chơi này, nên áp dụng trong các giờ vẽ thực hành của các phân môn Vẽ trang trí , Vẽ theo mẫu và Vẽ tranh. Trò chơi thường được tổ chức dưới dạng là thi đua giữa các nhóm theo hai cách:
 VD: - Trò chơi ai nhanh hơn: Thi tổ nào trang trí được nhiều chiếc đĩa hơn.
 - Trò chơi Khéo tay hay làm ( có kết hợp giữa môn học Mĩ thuật và Thủ công )Tổ nào vẽ tranh về đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam và làm khung tranh nhanh hơn , đẹp hơn.
 b. Các bước tổ chức trò chơi
 Để tổ chức thành công trò chơi, GV phải xác định được các yêu cầu sau đây:
Xác định được phạm vi áp dụng của trò chơi.
Xác định mục đích áp dụng của trò chơi.
Xác định thời điểm tổ chức trò chơi hợp lí.
Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh về trò chơi.
Tiến hành trò chơi trên lớp. Gồm 05 bước chủ yếu:
 Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
 Bước 2: Lựa chọn đội chơi.
 Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.
 Bước 4: Tổ chức trò chơi.
 Bước 5: Tổng kết (Đánh giá) trò chơi
 Trong những năm học qua, tôi đã thiết kế và mạnh dạn áp dụng các trò chơi nêu trên vào quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật hiệu quả thu được là rất khả quan. Nên tôi xin đưa ra một số trò chơi tiêu biểu và có hiệu quả cao trong qúa trình giảng dạy Mĩ thuật ở chương trình THCS.
 4. Các trò chơi cụ thể được áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường .
 *Trò chơi “Ô chữ bí mật” 
 Áp dụng đối với bài 14: Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (SGK lớp 8)
 - Trò chơi này áp dụng cho phần củng cố bài học. Giúp HS nắm lại một số sự kiện, thời gian trong bài, đồng thời tạo không khí vui chơi, giảm căng thẳng sau giờ học.
 - GV chuẩn bị bảng ô chữ có điền sẵn (vẽ trên 1 tờ giấy Crôki) như sơ đồ minh hoạ ở phần đáp án. sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại. 
 - Học sinh: Tìm hiểu và nắm được nội dung bài học.
 - Tiến hành trò chơi
 + GV giới thiệu trò chơi và lựa chọn đội chơi.Chia lớp làm hai đội (mỗi dãy một đội, mỗi đội từ 7 – 10 em HS) và đặt tên cho mỗi đội: Đội thứ nhất-Bút dạ; Đội thứ hai-Bút sắt, đồng thời giới thiệu, phổ biến luật chơi:
 +Thời gian : 3 – 6 phút
 + Sau khi GV gợi ý cho từng hàng chữ, hai đội sẽ giơ tay dành quyền trả lời. Đội nào giơ tay trước khi GV nói 10 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Đội còn lại được quyền trả lời. 
 + Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng sẽ được 10 điểm và GV mở hàng chữ đó ra. 
 + Sau khi GV đọc câu hỏi mật mã hai đội đưa tay dành quyền trả lời. Nếu trả lời sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa một lần, thời gian suy nghĩ là 10 giây.
 + HS trả lời đúng mật mã được 40 điểm, nếu không giải được mật mã thì GV giải. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
 - Tổ chức trò chơi
 - GV treo bảng sơ đồ ô chữ có dán keo như sơ đồ trên lên bảng rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau:
 + Mật mã lịch sử: Gồm 07 chữ cái: Đây là tên gọi khác của nền Mĩ thuật Việt nam trong Giai đoạn 1945-1975 -> (Mĩ thuật cách mạng)
 - Nếu hai đội không trả lời được thì GV cho hai đội trả lời các câu hỏi hàng ngang. GV đặt các câu hỏi gợi ý sau :
 * Ô hàng ngang số 1; gồm 9 chữ cái: Tên họa sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản tại pháp.
 * Ô hàng ngang số 2; gồm 5 chữ cái: Đây là tên tác giả của bức tranh
 * Ô hàng ngang số 3; gồm 7 chữ cái: Tên một phân môn trong bộ môn mĩ thuật ở trường THCS.
 * Ô hàng ngang số 4; gồm 12 chữ cái: Tác giả của bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi 3 miền Trung Nam Bắc.
 * Ô hàng ngang số 5; gồm 9 chữ cái: Đây là Một bức tranh của họa sĩ Nguyễn Hiêm .
 * Ô hàng ngang số 6; gồm 7 chữ cái:Là từ còn thiếu trong dấu “” trong câu sau. Sinh thời Bác Hồ xem “ văn hóa nghệ thuật cũng là một ” và kêu gọi “ anh chi em nghệ sĩ là chiến sĩ trên ấy”.
 * Ô hàng ngang số 7; gồm 3 chữ cái: Đây là tên một bức tranh sơn mài của Trần Đình Thọ
 * Ô hàng ngang số 8; gồm 12 chữ cái: Đây là tên một bức tranh màu bột nổi tiếng của Nguyễn Đỗ Cung
 * Ô hàng ngang số 9; gồm 7 chữ cái: Đây là tên gọi cho những tác phẩm về phố cổ Hà Nội của bùi Xuân Phái
 * Ô hàng ngang số 10; gồm 5 chữ cái: Đây là tên một bức tranh khắc gỗ của Đinh Trọng Khang. 
 * Ô hàng ngang số 11; gồm 11 chữ cái: Đây là tên một bức tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh.
 * Ô hàng ngang số 12; gồm 7 chữ cái: Đây là tên một bức tranh khắc gỗ của Nguyễn Thụ. 
 * Ô hàng ngang số 13; gồm 8 chữ cái: Đây là tên một chất liệu màu trắng thường được dùng để đúc tượng.
 * Ô hàng ngang số 14; gồm 6 chữ cái: Đây là tên một loại chất liệu trong hội họa của Việt Nam được du nhập từ phương Tây.
 * Ô hàng ngang số 15; gồm 5 chữ cái: Đây là tác giả bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ. 
 - Mỗi đội trả lời câu hỏi gợi ý theo trình tự lần lượt, HS được chọn ô hàng ngang để trả lời, không theo ô thứ tự. Ví dụ: Em chọn hàng ngang thứ 3.
 - HS trả lời từ chìa khoá sau khi GV đọc câu hỏi sau 5 giây.
 - GV nhận xét, công bố kết quả và hoàn thiện bảng kiến thức:
TRÒ CHƠI “Ô CHỮ BÍ MẬT”
l
ê
v
ă
n
M
i
ế
N
s
Ĩ
t
ố
t
v
ẽ
T
r
a
n
h
d
i
ệ
p
m
i
n
H
c
h
â
u
U
m
ặ
t
t
r
Ậ 
N
T
r
ử
a
r
a
u
C
ầ
u
a
O
p
h
ố
p
H
Á
i
m
ẹ
C
o
N
c
H
ơ
i
ô
ă
n
q
u
a
N
M
à
u
n
ư
ớ
C
t
h
Ạ
c
h
c
a
O
s
ơ
N
d
ầ
u
n
g
u
y
ễ
n
s
á
n
G
*Từ chìa khóa:
M
Ĩ
T
H
U
Ậ
T
C
Á
C
H
M
Ạ
N
G
 GV nhấn mạnh. Nền Mĩ thuật cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, có nhiều thành tựu, tìm tòi mới với nhiều phong cách và thể loại khác nhau. Sự phong phú về nội dung và đa dạng về nghệ thuật đã ghi lại dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
* Lưu ý: 
 - Quy trình ở trên là thiết kế đối với dạy dùng bảng phụ (cách dạy phổ biến nhất trên địa bàn các huyện miền núi)
 - Cuối cùng GV tổng kết, nhận xét trò chơi .
 * Trò chơi “Theo dòng lịch sử ”
 -Trò chơi này được áp dụng đối với bài 26 - bài 30( Mĩ thuật 7): 
 Chủ đề:Mĩ thuật Phục hưng
 Thông qua trò chơi này nhằm giúp HS có nắm một cách khái quát nhất về Mĩ thuật Phục Hưng, đồng thời tạo cho HS em vừa học vừa chơi, phát triển khả năng, phối hợp, phân tích, kĩ năng làm việc theo nhóm.
 - Giáo viên chọn quãng thời gian thích hợp để tổ chức, nên tổ chức vào cuối tiết học trên cơ sở đó để biên soạn các câu hỏi.
 - HS ôn tập kiến thức trọng tâm (Bài 26 và bài 30)
 - Chuẩn bị đồng hồ để tính thời gian, giấy, bảng HS , bút dạ
 - Cho HS xếp thành 3 đội, mỗi một đội cử đội trưởng, thư kí
 - Tiến hành chò chơi :GV giới thiệu trò chơi. Chọn đội chơi.GV chia lớp thành 3 đội và đặt tên cho mỗi đội. Đội thứ nhất-ĐỎ ; Đội thứ hai-VÀNG; Đội thứ ba-LAM.. Đồng thời quy định và phổ biến luật chơi. Thời gian thực hiện trong 1 tiết (25 phút).
 Phần Khởi động: 30 điểm (3 đội trả lời 3 câu hỏi, thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 5 giây, mỗi câu hỏi tương ứng 10 điểm, mỗi đội được trả lời 1 lần).
 Tăng tốc: 30 điểm (3 đội tham gia trả lời (đoán giai đoạn Mĩ thuật, từ sự gợi ý của giáo viên) 3 giai đoạn Mĩ thuật, thời gian trả lời mỗi giai đoạn là 5 , 10 và 15 giây (tương ứng 3 sự gợi ý của GV từ khó đến dễ), mỗi gợi ý tương ứng 30, 20 và 10 điểm, mỗi đội được trả lời 1 lần).
 Về đích: 40 điểm, HS trả lời quan điểm của mình về một chủ đề mà GV đưa ra, thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 3 phút (HS trả lời 1 lần và có quyền nhận xét lẫn nhau).Tổ chức trò chơi cụ thể như sau:
 Khởi động: 3 câu hỏi.
 Câu 1: Mĩ thuật Phục hưng trải qua mấy giai đoạn? 
Đáp án: 3 giai đoạn.
Câu 2: Mĩ thuật Phục hưng thường lấy đề tài ở đâu?
Đáp án: Thường dùng đề tài tôn giáo và thần thoại.
Câu 3: Cái nôi của nền văn hóa Phục hưng là nước nào?
Đáp án: nước Ý.
 Tăng tốc: Gồm 3 sự kiện Mĩ thuật.
 - Sự kiện 1: 
+ Gợi ý thứ nhất: Xi-ma-buy & Giốt-tô (5 giây đầu tiên).
+ Gợi ý thứ hai: Thế kỉ 14 (giây thứ 10).
+ Gợi ý thứ ba: Phơ-lo-răng-xơ & Xiên-nơ (giây thứ 15).
Sự kiện Mĩ thuật: Giai đoạn đầu.
 - Sự kiện 2: 
+ Gợi ý thứ nhất: Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en (5 giây đầu tiên).
+ Gợi ý thứ hai: Rô-ma (giây thứ 10).
+ Gợi ý thứ ba: Thế kỉ 16 (giây thứ 15).
Sự kiện Mĩ thuật : giai đoạn Phục hưng cực thịnh.
 - Sự kiện 3: 
+ Gợi ý thứ nhất: Ma-dắc-xi-ô&Bốt-ti-xen-li (5 giây đầu tiên).
+ Gợi ý thứ hai: Phơ-lo-răng-xơ & Vơ-ni-dơ (giây thứ 10).
+ Gợi ý thứ ba: Thế kỉ 15 (giây thứ 15).
Sự kiện Mĩ thuật: Giai đoạn tiền Phục hưng.
 Về đích. (50 điểm).
Chủ đề: Lí giải tại sao Giai đoạn thứ 3 của mĩ thuật Phục hưng lại được gọi là giai đoạn Phục hựng cực thịnh (hay Đại Phục hưng) ?
Cuối cùng GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm.
Lưu ý: GV có thể dùng nhiều hơn 1 trò chơi trong một tiết dạy Mĩ thuật.
 *Trò chơi “Ai là người nhớ được các họa sỹ , các tác phẩm nhiều nhất ”
 Sử dụng trò chơi này nhằm củng cố hệ thống kiến thức trong phân môn Thường thức Mĩ thuật, đồng thời giúp các em vừa học vừa chơi, tạo không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học ngoài trời.
 - Về phía GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi các câu hỏi, đáp án ,đồng hồ đếm thời gian
 - HS chuẩn bị ghế ngồi , bảng (bảng của học sinh tiểu học), phấn để ghi ...sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lí, tuỳ theo diện tích cho phép, nhưng đủ điều kiện để HS không thể nhìn thấy kết quả của nhau.
 - Tổ chức chò chơi
 GV giới thiệu trò chơi lựa chọn đội chơi (chọn cả lớp)
 GV giới thiệu trò chơi và thông báo thể lệ, quy định, phổ biến luật chơi.
+ Trò chơi gồm có 10 câu hỏi (hoặc có thể nhiều hơn, phụ thuộc vào thời gian tổ chức), theo mức độ từ thấp đến cao.
+ HS ngồi cách nhau một khoảng cách nhất định.
+ GV tính thời gian 
+ GV giám sát trò chơi (tính thời gian, xem các bạn trả lời đúng hay sai, có gian lận trong cuộc chơi hay không...)
+ Em nào trả lời đúng thì có quyền tiếp tục trò chơi, em nào sai thì bị loại khỏi cuộc chơi, cứ như vậy đến khi học sinh trả lời câu hỏi thứ 10 sẽ là học sinh chiến thắng.(Nếu được nên có phần thưởng điểm cho HS)
 -Tiến hành trò chơi
 GV tổ chức trò chơi, GV đọc câu hỏi xong, HS trả lời độc lập bằng cách viết vào bảng của mình, khi GV hết thời thì HS giơ bảng lên, nếu em nào giơ qúa thời gian quy định thì sẽ phạm quy và bị loại khỏi cuộc chơi: 
 Hệ thống câu hỏi :
Câu 1: Ai là người sáng lập ra trường phái hội họa Lập Thể?
Đáp án: Pi-cat-xô 7 Brăc-cơ
Câu 2: Hai bức tranh nào được xem là mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái hội họa Lập Thể ?
Đáp án: Những cô gái A-vi-nhông & Nuy
Câu 3: Kể tên một số họa sĩ của trường phái hội họa Ấn Tượng?
Đáp án: Mô-nê, Ma-nê, Van-gốc , Xơ-ra
Câu 4: Kể tên một số tác phẩm của trường phái hội họa Ấn Tượng?
Đáp án: Ấn tượng mặt trời mọc,Ngôi sao,Bán khỏa thân., Nhà thờ lớn Ru-văng, hoa súng
Câu 5:Kể tên một số họa sĩ của trường phái hội họa Dã Thú?
Đáp án: Ma-tít-xơ, Vơ-la-manh, Van-đôn-ghen
Câu 6:: Kể tên một số tác phẩm của trường phái hội họa Dã Thú?
Đáp án: Cá đổ, Thiếu nữ mặc áo dài trắng, Sân quần ngựa
Sau cùng GV Tổng kết trò chơi.
 * Lưu ý: - Tuỳ theo trình độ của HS mà GV biên soạn câu hỏi cho phù hợp với trò chơi.
 - Nếu HS bị loại hết quá sớm thì GV tổ chức“cứu trợ” dưới các hình thức khác nhau để HS trở lại vòng thi đấu
 *Trò chơi “Tìm hiểu các họa sĩ”
 Với trò chơi này giúp HS khắc sâu được những kiến thức về các họa sỹ tiểu biểu của Việt Nam ở thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, từ đó biết ơn đối với những người họa sĩ đã có công với nền Mĩ thuật dân tộc.
 - Giúp các em vừa học vừa chơi, tạo không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học ngoại khoá.
 - Học sinh: Ôn tập chương trình (GV cho hệ thống đề cương ôn tập), mỗi đội chuẩn bị 1 chiếc bảng nhỏ dùng để ghi đáp án, bút lông và phấn.
+ GV cử 1 thư kí ghi chép điểm và 1 trọng tài
+ GV xếp 5 đội ngồi theo hình chữ U, mỗi đội cử 1 đội trưởng.
 -Tiến hành trò chơi
 GV giới thiệu trò chơi , lựa chọn đội chơi.Chia lớp thành 4 đội.
 GV quy định và phổ biến luật chơi. gồm có 3 phần: 
 Phần 1: Hình ảnh (Nhìn hình ảnh đoán tên họa sỹ - 100 điểm)
 Bao gồm có 8 hình ảnh các họa sỹ, trả lời đúng mỗi hình ảnh được 10 điểm, thời gian trả lời mỗi hình ảnh là 5 giây, mỗi đội trả lời 1 lần và cùng thời điểm ( ghi rõ câu trả lời trên bảng nhỏ )
 Phần 2: Thân thế (Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp - 200 điểm).
 GV chọn 4 họa sĩ tiêu biểu ở trên để HS trả lời, mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm, mỗi nhân vật sẽ có 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 5 giây trả lời, mỗi đội trả lời 1 lần và cùng thời điểm. 
 Phần 3: Công lao (Đánh giá về công lao các họa sĩ - 250 điểm).
+ GV cho 4 đội lên bắt thăm nhân vật mình sẽ trả lời.
+ HS sẽ thảo luận để đánh giá công lao của nhân vật đối với nền mĩ thuật dân tộc, thời gian thảo luận là 3 phút, sau đó các đội sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự, nếu trả lời đúng được 50 điểm, các đội nhận xét lẫn nhau. Gv làm trọng tài nhận xét ,đánh giá...
 - GV tổ chức trò chơi.
 * Phần 1: Hình ảnh
 GV lần lượt treo hình ảnh các họa sĩ ở dưới có câu hỏi ? Đây là nhân vật nào? cho HS trả lời
 * Phần 2: Thân thế
+ GV chọn nhân vật để học sinh tìm hiểu: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Phan Chánh và Diệp Minh Châu.
+ Mỗi nhân vật sẽ có 4 câu hỏi trắc nghiệm, với khẩu lệnh: Hãy lựa chọn một phương án trả lời đúng nhất.
+ Nhân vật thứ nhất: Tô Ngọc Vân
Câu 1: Ông sinh và mất năm nào?
 A. 1906-1954
C. 1919-2002.
 B. 1912-1977.
D. 1892-1984.
Câu 2: Quê của ông ở đâu.
 A. Hà Nội.
C. Bến tre.
 B.Hưng Yên
D. Hà Tĩnh.
Câu 3: Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm nào sau đây.
 A. Chơi ô ăn quan.
C.Dừng chân bên đồi.
 B. Du kich tập bắn.
D. Kết nạp dảng ở Điện Biên Phủ.
Câu 4: Mảng đề tài ông thường sáng tác sau và trong Cách mạng tháng Tám là gì?
 A. Các cô gái thị thành đài các.
C. Những chiến sĩ vệ quốc đoàn , ông già nông thôn chấ

Tài liệu đính kèm:

  • docTHIET KE SU DUNG TRO CHOI DAY HOC MI THUAT THSC_12211713.doc