Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học HS cần:

- Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

- Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt trái đất.

- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình.

II. Thiết bị dạy học:

- Một số hình ảnh, băng, đĩa hình thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.

- Bản đồ tự nhiên thế giới, tự nhiên Việt Nam.

III. Hoạt động dạy học:

Mở bài: GV nêu vấn đề: Trái đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của nó có đặc điểm là rất gồ ghề (có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, nơi là lục địa, nơi là đại dương ) Nguyên nhân nào làm cho bề mặt địa cầu bị biến đổi?

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I.     Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
-        Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.
-        Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt trái đất.
-        Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình.
II.  Thiết bị dạy học:
-        Một số hình ảnh, băng, đĩa hình thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.
-        Bản đồ tự nhiên thế giới, tự nhiên Việt Nam.
III.          Hoạt động dạy học:
Mở bài: GV nêu vấn đề: Trái đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của nó có đặc điểm là rất gồ ghề (có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, nơi là lục địa, nơi là đại dương) Nguyên nhân nào làm cho bề mặt địa cầu bị biến đổi?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: cả lớp
-Nội lực có vai trò quan trọng trong việc hình thành bề mặt trái đất, vậy nội lực là gì? Từ đâu mà có nội lực?
-GV phân tích kết hợp dùng hình vẽ sự chuyển động của các dòng đối lưu, cho HS thấy được nguyên nhân sinh ra nội lực: các nguồn năng lượng trong lòng đất: sự phân hủy phóng xạ, sự chuyển dịch sắp xếp lại vật chất cấu tạo trái đất theo trọng lực: vật chất nhẹ di chuyển lên trênvật chất nặng xuống dưới những hoạt động đó sinh ra nguồn năng lượng khá lớn.
Chuyển: nội lực gồm những vận động nào? Chúng có tác động như thế nào đến địa hình bề mặt trái đất.
HĐ2:
-HS dựa vào kênh chữ, cho biết tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất thông qua những vận động nào?
-GV: vậng động kiến tạo làm cho lớp vỏ trái đất có những biến đổi lớn: nơi được nâng lên, nơi lại hạ xuống, lực tác động có thể theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
GV vẽ hình sự chuyển động của các dòng đối lưu trong lớp Manti để hướng dẫn HS quan sát và nhần mạnh: sự chuyển của các mảng kiến tạo do nguyên nhân trực tiếp là chuyển động của các dòng đối lưu. Nơi dòng đối lưu đi lênàvỏ đất được nâng lên, và ngược lại.
+ Những biểu hiện của vận động theo phương thẳng đứng và hệ quả của nó?
+ Những biểu hiện của vận động thẳng đứng hiện nay?
GV cho HS xem bản đồ thế giới: xác định Hà Lan nơi vỏ đất bị hạ xuống, Bắc Thụy Điển và Phần Lan nơi vỏ đất được nâng lên
HĐ3: nhóm
-HS làm việc trao đổi theo nhóm quan sát hình: 8.1,8.2,8.3,8.4,8.5 SGK và bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên Việt Nam cho biết:
+ Thế nào là vận động theo phương nằm ngang, hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
+ Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy
+ Phân biệt các dạng điạ hình, địa hào, địa lũy.
+ Xác định được những khu vực núi uốn nếp, những địa hào, địa lũytrên bản đồ. Nêu một số ví dụ thực tế.
-Đại diện các nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung góp ý.
GV kết luận: có nhiều cách phân loại vận động kiến tạo, nhưng quan trọng nhất là: vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.
GV xác định trên bản đồ thế: Biển Đỏ và các hồ dài hẹp ở Đông phi là những địa hào ngập nước. Dãy nuí Con Voi ở tả ngạn Sông Hồng là địa lũy điển hình
-Liên quan đến các vận động này là hoạt động động đất, núi lửa.
-Vận động theo phương thẳng đứng diễn ra chậm chạp lâu dài làm mở rộng thu hẹp diện tích lục địa, biểnVận động theo phương nằm ngang sinh ra khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển, va chạm nhau, sinh ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy
* Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn và đứt gãy?
I. Nội lực:
-        Là lực phát sinh từ bên trong trái đất.
-        Năng lượng sinh ra nội lực ở trong lòng đất.
II. Tác động của nội lực:
-        Làm cho vỏ đất được nâng lên hay hạ xuống
1) Vận động theo phương thẳng đứng:
-        Xảy ra chậm trên một diện tích lớn
-        Sinh ra hiện tượng biển tiến, thoái
-        Làm thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa
2) Vận động theo phương nằm ngang:
   Vỏ Trái đất bị nén ép, tách dãn gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Hiện tượng uốn nếp:
-Do tác động của lực nằm ngang
- Xảy ra ở vùng đá dẻo.
-Tạo thành các các dãy núi uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy:
- Do tác động của lực nằm ngang
 - Xảy ra ở vùng đá cứng
- Tạo thành các hẻm vực, thung lũng.
IV. Đánh giá:
Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Vận động kiến tạo
Khái niệm
Tác động của vận động đến địa hình

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Thái Hữu.doc