Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT

Câu 1

- Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào ?

- Trật tự hai cực Yalta có những nét khác biệt gì so với các trật tự Versailles-Washington ?

Hướng dẫn làm bài

 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới.

 Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối, nhiều tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ phe Đồng minh nổi lên gay gắt với 3 vấn đề lớn:

  Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương .

  Phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận ở các khu vực trên thế giới.

  Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

- Trong bối cảnh đó, hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã họp từ ngày 4/2/1945 đến ngày 11/2/1945 tại Yalta (Liên Xô cũ)

- Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Stalin, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Chrchill.

- Sự kiện này có liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.

 

doc 249 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1516Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu sử dụng cho lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch Sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ khí quân Nhật từ vĩ tuyến 16o trở ra Bắc.
- Về phía Anh, chúng sẵn sàng giúp Pháp chiếm lại Việt Nam để bảo vệ hệ thống thuộc địa của chúng ở xung quanh Việt Nam như: Miến Điện, Ấn Độ, Mãi Lai, Thái Lan
- Mỹ thì sau chiến tranh thế giới thứ II đã lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản khác để bành trướng thế lực và Việt Nam là một trong những mục tiêu mà Mỹ để ý tới. Chúng đã dùng quân THDQ để phá hoại cách mạng Việt Nam, ngăn chặn làn sóng cách mạng tràn xuống Đông Nam Á. 
- Quân THDQ, tuy mang danh nghĩa Đồng minh, nhưng chúng sang Việt Nam với ý đồ thành lập một chính quyền tay sai.
- Vì vậy, theo chân quân đội THDQ sang Việt Nam là bọn tay sai Nguyễn Hải Thần, bọn Việt Cách, Việt Quốc.
- Với ý đồ như vậy, các nước đế quốc sớm có những hành động phá hoại nghiêm trọng nước ta.
- Ngay từ 23/9/1945, được Anh giúp sức, Pháp đã gây chiến tranh xâm lược lần hai ở Nam bộ.
- Trong khi đó, ở miền Bắc, quân Tưởng theo đường Lạng Sơn, Lào Cai tràn vào Việt Nam gây cho ta rất nhiều khó khăn.
- Bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách, theo chân quân THDQ, cướp chính quyền ở một số nơi như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn bọn chúng giết người, cướp của, nói xấu Chính phủ cách mạng, làm cho xã hội mất an ninh.
Tóm lại, khó khăn rất nhiều, vận mệnh dân tộc ta lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Tuy nhiên, bằng những chính sách và biện pháp vô cùng khôn khéo, toàn Đảng, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua tất cả.
Câu 49
Chính phủ ta đã thực hiện những chính sách và biện pháp nào để bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám ?
Hướng dẫn làm bài
1/Giải quyết khó khăn trước mắt.
+Giặc đói và giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm :
-Biện pháp trước mắt hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch phát động phong trào nhường cơm sẻ áo, tương trợ lẫn nhau. Phong trào ”Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo tiết kiệm” được phát động rộng rãi.
-Biện pháp lâu dài, tăng gia sản xuất, chia lại ruộng đất công, sửa chữa đê điều, giảm tô và các thứ thuế để ngăn chặn giặc đói.
-Chỉ trong thời gian ngắn, nạn đói đã bị đẩy lùi.
+Nạn dốt là một trở ngại rất lớn cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng cuộc sống mới :
-8/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đẩy mạnh phong trào xóa nạn mù chữ.
-Đến 3/1946, riêng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đã có 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.
-Các trường trung, tiểu học phát triển, đổi mới chương trình theo tinh thần dân tộc dân chủ.
 +Để gây dựng ngân quỹ cho Nhà nước, Bác kêu gọi sự đóng góp của toàn dân :
-Nhân dân ta đã đóng góp được 370kg vàng trong “Tuần lễ vàng”, 20 triệu đồng cho Quỹ độc lập và 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.
-Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho phép lưu hành đồng tiền Việt Nam trong cả nước.
-Nhờ đó Chính phủ ta tạm thời vượt qua khó khăn tài chính.
2/Xây dựng và củng có chính quyền mới.
-Đứng trước những khó khăn to lớn về chính trị, Đảng ta đã sáng suốt nhận định tình hình phức tạp, gay go đang gặp phải và đề ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, xác định rõ nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân lúc này là:
Củng cố chính quyền nhân dân.
Chống thù trong giặc ngoài.
Cải thiện đời sống nhân dân.
-Đảng còn vạch rõ cho toàn dân thấy kẻ thù chính lúc này là bọn thực dân Pháp và kêu gọi tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.
- Ngày 6/1/1946 tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc Hội (cả nước bầu được 333 đại biểu ), cuộc bầu cử Quốc hội đã được tổ chức vì Đảng ta đã:
Ý thức được tầm quan trọng của chính quyền nhân dân.
Nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân.
Có đủ ưu thế về chính trị để đối phó với kẻ thù trên mặt trận ngoại giao.
-Cuộc bầu cử Quốc hội đã thành công rực rỡ. Trên 95% cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra Quốc hội đầu tiên với những người lãnh đạo đa số là người của Đảng ta.
-Đây là một thắng lợi vô cùng to lớn, thể hiện niềm tin tưởng của nhân dân vào Đảng, vào Chính phủ.
-Sau đó, Quốc hội họp phiên thứ nhất vào ngày 2/3/1946, cử ra Chính phủ liên hiệp chính thức đứng đầu là Chủ tịch Hồ chí Minh.
-Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên vào ngày 9/11/ 1946.
3/Giải quyết khó khăn về đối ngoại.
-Đối với thù trong giặc ngoài, Đảng và Bác cũng đã có những sách lược vô cùng khôn khéo để loại dần từng kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.
Trước 6/3/1946.
-Ngày 23/9/1945, nhân dân miền Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến, anh dũng đánh trả bọn xâm lược Pháp bằng mọi hình thức và mọi thứ vũ khí.
-Nhân dân cả nước ủng hộ đồng bào miền Nam kháng chiến, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
-Đối với quân THDQ ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương tạm hòa hoãn với Tưởng, bằng một đối sách mềm dẻo để phân hóa kẻ thù, nhưng giữ vững nguyên tắc chủ quyền, đồng ý cho đại diện Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội và Chính phủ, nhân nhượng về kinh tế (cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền quan kim, quốc tệ) để rảnh tay đối phó với Pháp ở miền Nam.
Sau 6/3/1946.
- Đến khi Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết (28/2/1946), Đảng ta nhận định rằng đây không phải là sự dàn xếp riêng giữa Pháp và quân THDQ mà là sự cấu kết giữa bọn đế quốc với nhau.
- Theo Hiệp ước, quân THDQ sẽ giao miền Bắc cho Pháp và Pháp nhượng một số quyền lợi quan trọng như: không đánh thuế quan Hải Phòng, trả lại tô giới, nhượng địa và đường sắt Vân Nam cho chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.
- Vì lúc này thực lực của ta còn yếu, chưa thể tiến hành chiến tranh ngay được, nên Đảng chủ trương tạm thời hòa hoãn bằng cách ký Hiệp định sơ bộ với Pháp (6/3/1946).
- Nội dung hiệp định :
Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Ta đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào thay thế quân Tưởng và mỗi năm Pháp sẽ rút bớt 1/5 quân ra khỏi Việt Nam và rút hết trong vòng 5 năm.
Hai bên sẽ tạm thời ngừng bắn ở Nam bộ để tiến hành thương thuyết trên bàn hội nghị.
-Hội nghị Fontainebleau đã họp, nhưng do bản chất hiếu chiến và ngoan cố của đế quốc Pháp nên không đi đến kết quả.
-Trong khi đó, Pháp vẫn cố tình gây hấn, khiêu khích ở Việt Nam.
-Đứng trước tình hình đó, Hồ Chủ tịch đã ký kết bản Tạm ước 14/9/1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa với mục đích là kéo dài thời gian hòa hoãn, tranh thủ thời gian đó để khẩn trương xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
-Đến tháng 12/1946, Pháp phản bội mọi cam kết, quyết cướp nước ta một lần nữa.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Muôn vàn khó khăn thử thách của đất nước đã được vượt qua.
4/Ý nghĩa của những biện pháp trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Đảng và CT HCM đã đề ra chủ trương sáng suốt, tài tình (cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, biết lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, không cho chúng tập trung lực lượng chống ta) đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Xây dựng và củng cố được chính quyền cách mạng từ trung ương đến địa phương – lực lượng chỉ đạo kháng chiến sau này.
-Xây dựng và củng cố được lực lượng kháng chiến (vệ quốc đoàn, dân quân, tự vệ).
-Xây dựng được cơ sở kinh tế – xã hội phục vụ kháng chiến.
-Thắt chặt hơn nữa khối đoàn kết toàn dân trong kháng chiến – kiến quốc.
-Củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền cách mạng.
Câu 50
Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ (từ 23/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946).
Hướng dẫn làm bài
+Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta :
-Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp thành lập đạo quân viễn chinh sang xâm lược Việt Nam do Leclere chỉ huy.
-2/9/1945, Pháp kiều bắn vào cuộc míttinh của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn chào mừng ngày độc lập.
-6/9/1945, một số đơn vị lính Pháp nấp bóng quân Anh kéo vài Sài Gòn.
-Mờ sáng 23/9/1945, Anh giúp đỡ Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
+Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ :
-Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn anh dũng đánh trả quân Pháp bằng mọi hình thức, mọi vũ khí : tổng bãi công, bãi thị, đốt kho hàng, đốt tàu chiến, đánh phá sân bay
-Từ 5/10/1945, Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam và Nam Trung Bộ.
-Cuối tháng 10/1945, Hội nghị xứ ủy Nam Kì quyết định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng cơ sở bí mật trong vùng tạm chiến, khôi phục lại chính quyền CM ở những nơi bị tan vỡ.
-Sau Hội nghị Xứ ủy Nam Kì (10/1945), phong trào được gây dựng trở lại, các cơ sở chính trị, vũ trang được phát triển.
+Cả nước hướng về Nam Bộ và Nam Trung Bộ : Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực đối phó với âm mưu của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước.
+Các biện pháp : tổ chức toàn dân kháng chiến, mỗi tỉnh thành lập từ 1 đến 2 đơn vị Nam tiến, toàn dân đóng góp công sức, của cải cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
*Tác dụng và ý nghĩa : quân Pháp bị chặn đứng ở nhiều nơi, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.
Câu 51
Vì sao ta ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946? Nội dung và ý nghĩa của bản Hiệp định và Tạm ước đó ?
Hướng dẫn làm bài
1/Nguyên nhân ta ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3
-Sau khi chiếm được một số tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tìm cách đưa quân ra miền Bắc.
-Tuy nhiên, Pháp có thể sẽ đụng đầu với 20 vạn quân THDQ và lực lượng cách mạng của ta.
-Vì lúc này Pháp đang sa lầy ở miền Nam và nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên nội bộ bọn Pháp chia ra làm hai phái chủ chiến và chủ hòa.
Bọn chủ hòa Pháp muốn thực hiện một giải pháp chính trị: 
Điều đình với Tưởng để Pháp thay thế quân THDQ giải giáp quân Nhật.
Điều đình với chính phủ ta để tránh một cuộc chiến tranh khi Pháp đưa quân ra miền Bắc.
Vì lực lượng Pháp có hạn, Tưởng lại cần tập trung quân về nước để chống Đảng Cộng sản Trung Quốc nên chúng thỏa thuận với nhau: ngày 28/2/1946, bản Hiệp ước Hoa – Pháp ra đời.
Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi (trả cho Tưởng một số tô giới, bán cho Tưởng đường sắt của Pháp ở Vân Nam) để đổi lấy việc Pháp vào thay thế quân THDQ đóng quân ở miền Bắc Việt Nam.
Như vậy là bọn đế quốc đã tạm thời hòa hoãn với nhau để chống phá cách mạng.
Sự thỏa hiệp giữa bọn đế quốc đã xúc phạm nghiêm trọng tới chủ quyền của dân tộc ta, đặt nhân dân ta đứng trước thử thách rất nghiêm trọng:
Đánh Pháp ngay khi chúng đưa quân vào miền Bắc. Giải pháp này rất nguy hiểm vì như vậy kẻ thù sẽ liên minh với nhau đánh lại ta, trong khi lực lượng của ta còn cần được xây dựng và củng cố. Bọn tay sai cũng muốn kích động ta lao vào cuộc chiến đấu bất lợi này.
Tạm hòa hoãn với Pháp, cho phép chúng ra miền Bắc, để gạt bỏ quân THDQ và bè lũ tay sai, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến sau này. Giải pháp này cũng rất nguy hiểm, nhưng đỡ hơn giải pháp thứ nhất. Ngoài ra không còn con đường nào khác.
Vì vậy, ta thực hiện chiến lược “hòa để tiến”, chấp nhập giải pháp thứ hai và ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
2/Nội dung Hiệp định.
-Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, nghị viện và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
-Vấn đề thống nhất nước Việt Nam sẽ giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý.
-Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc làm nhiệm vụ thay thế quân đội THDQ. Số quân này mỗi năm sẽ rút 1/5 số quân, sau 5 năm sẽ rút hết.
-Hai bên đình chiến ngay ở Nam Bộ để tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức. 
-Hiệp định này mới chỉ là sơ bộ, chưa đi sâu vào các vấn đề cơ bản, trước mắt nó nhằm tránh một cuộc xung đột giữa ta và Pháp khi chúng đưa quân ra miền Bắc.
3/Nguyên nhân ta kí với Pháp bản Tạm ước 14/9/1946.
Ngay sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Pháp đã ra sức phá hoại:
Chúng tiếp tục chiến tranh ở Nam Bộ.
Thành lập cái gọi là “Nam kỳ tự trị” hòng chia cắt Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
Chúng chiếm đóng trái phép và khiêu khích ở nhiều nơi, kể cả Hà Nội.
Chúng trì hoãn không chịu đàm pháp 
Do đấu tranh của nhân dân ta, chúng buộc phải đàm phán ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, sau đó đàm phán chính thức ở Fontainebleau. Nhưng chúng ngoan cố không chịu thừa nhận chủ quyền dân tộc ta và đẩy Hội nghị tới chỗ bế tắc.
Trong khi đó ở trong nước chúng vẫn ra sức phá hoại.
Để cứu vãn tình hình, tiếp tục tranh thủ hòa hoãn, Hồ Chủ tịch đã ký với Pháp Tạm ước 14/9/1946.
4/Nội dung bản Tạm ước 14/9/1946.
-Việt Nam nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
-Hai bên sẽ tiếp tục đàm phán, đình chỉ chiến sự ở miền Nam.
5/Ý nghĩa.
Việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 là một chủ trưởng rất sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh (cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, biết lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, không cho chúng tập trung lực lượng chống ta) trong hoàn cảnh đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài phức tạp, chính quyền cách mạng còn non trẻ.
Với chủ trương đó, ta đã phá tan được vòng vây nguy hiểm của kẻ thù, không cho Pháp liên minh với Tưởng, loại trừ được 20 vạn quân THDQ, tiêu diệt bọn tay sai của chúng, tập trung được lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.
Đồng thời ta tranh thủ được thời gian hòa hoãn để tiếp tục khẩn trương xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện cho cuộc kháng chiến sau này.
Việc ký kết đó còn thể hiện ý chí hòa bình của dân tộc ta và nâng cao uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế.
Câu 52
Hãy trình bày hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hướng dẫn làm bài
+Ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng :
-22/5/1946, Vệ quốc quân chính thức trở thành quân đội quốc gia của nước VNDCCH.
-29/51946, thành lập Hội Liên Việt.
-9/11/1946: Quốc hội ban hành Hiến pháp. Đây là cơ sở pháp lý để ta đấu tranh với địch.
-Ngừng bắn ở miền Nam.
-Trao trả cho Pháp một số tù binh.
-Giao Viện Pasteur ở Hà Nội cho Pháp. 
+Pháp không thực hiện nghiêm chỉnh các Hiệp định đã kí, tăng cường khiêu khích chống phá ta.
-Pháp không chịu đình chiến ở miền Nam.
-Thành lập chính phủ Nam Kì tự trị.
-27/11/1946: Pháp chiếm Hải Phòng.
-17/12/1946: Pháp gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, chiếm Bộ Tài chính, Bộ Giao thông tại Hà Nội.
-18/12/1946: Pháp gởi tối hậu thư đòi ta phải giải tán đội tự vệ và đòi quyền kiểm soát HN.
+Chính phủ ta đã tìm mọi cách dàn xếp xung đột, gửi thư cho Quốc hội và chính phủ Pháp kêu gọi hòa bình.
+Nhưng trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, Đảng và Hồ Chủ tịch quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập tự do.
+12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn quốc kháng chiến.
+Đêm 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”: Chúng ta muốn hòa bình nên đã phải nhân nhượng, nhưng Pháp càng lấn tới vì chúng quyết cướp nước ta một lần nữa; Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ  Giờ cứu nước đã đến.”.
+Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Bí thư Trường Chinh (9/1947)
+Ba văn kiện trên đã nêu khái quát mục đích, tính chất và đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.
+Đây là cương lĩnh hành động, phác họa một cách cơ bản về tư tưởng đường lối chiến tranh nhân dân, tư tưởng quyết chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
+Đây còn là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt toàn dân kháng chiến lâu dài và nhất định thắng lợi.
Câu 53
Hãy phân tích nội dung, ý nghĩa Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn làm bài
Nội dung.
19/12/1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ.
Đêm 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Trong Lời kêu gọi này :
+ Người vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”.
+ Người nêu lên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc :
“Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
“Giờ cứu nước đã đến ! Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
+ Người kêu gọi toàn dân đoàn kết vùng dậy đánh giặc:
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứgn lên chống thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
+ Bằng mọi phương tiện có trong tay :
“Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
+ Và Người khẳng định niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến:
“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.
Ý nghĩa lịch sử.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch nói lên :
-Chân lý thiêng liêng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
-Là biểu hiện tinh thần bất khuất, quyêt tâm sắt đá của dân tộc ta.
-Là lời hịch cứu nước, có tác dụng động viên, thôi thúc, cổ vũ nhân dân ta vùng dậy chống giặc cứu nước.
-Lời kêu gọi đó đã phác họa ra những nét cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân và được Đảng ta phát triển hoàn chỉnh thành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Câu 54
Hãy phân tích đường lối chiến tranh nhân dân được Đảng ta đề ra từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ?
Hướng dẫn làm bài
Đêm 19/12/1946, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.
1/Hoàn cảnh lịch sử.
Ngay từ đầu kháng chiến, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã kịp thời đề ra đường lối kháng chiến để lãnh đạo cuộc chiến đấu của quân dân ta.
Đường lối đó được vạch ra trong các văn kiện lịch sử và tác phẩm sau đây:
-Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) : vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của kháng chiến.
-“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19/12/1946) : khẳng định quyết tâm kháng chiến và nêu lên tư tưởng cơ bản về chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân.
 -Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (1947): giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chủ tịch.
2/Phân tích đường lối kháng chiến của Đảng.
Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân vì độc lập, tự do và hòa bình thế giới.
Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là đường lối chiến tranh nhân dân :
-Toàn dân: vì lợi ích của toàn dân và do toàn dân chiến hành.
-Toàn diện: đánh địch về mọi mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
-Trường kỳ: áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần đê khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng.
-Tự lực cánh sinh: chủ yếu là dựa vào sức mạnh của nhân dân, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế. Muốn đánh lâu dài, phải dựa vào sức mình là chính.
Tư tưởng chiến tranh nhân dân của đường lối đó thể hiện sâu sắc qua mục đích của cuộc chiến tranh, vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh (lấy dân làm gốc), phương thức xây dựng lực lượng, chiến thuật, chiến lược.
Đường lối đó đã được thể hiện một cách sinh động và phong phú trong thực tiễn kháng chiến của quân dân ta trên tất cả mọi mặt hoạt động kháng chiến.
Đường lối kháng chiến của Đảng và Hồ Chủ tịch ngày càng phát triển hoàn chỉnh hơn trong quá trình kháng chiến, nhất là qua Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951 và qua các hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong những năm cuối kháng chiến.
3/Ý nghĩa.
Chính nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, nhờ có quyết tâm cao của toàn dân mà chúng ta giành được thắng lợi cuối cùng.
Đường lối kháng chiến của Đảng thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc, mang tính chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.
Nhân dân luôn luôn mong muốn hòa bình và kiên quyết đấu tranh cho một nền hòa bình chân chính.
Đường lối kháng chiến đúng đắn là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Câu 55
Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp lại diễn ra trước tiên ở các đô thị?
Diễn biến và tác dụng của các cuộc chiến đấu trong các đô thị.
Hướng dẫn làm bài
-Đô thị là nơi tập trung sức mạnh của Pháp nên Pháp tìm mọi cách khiêu khích, gây hấn trước tiên tại các đô thị.
Chính vì thế cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trước tiên diễn ra ở các đô thị là :
Để tiêu hao sinh lực địch và giam chân địch trong thành phố.
Tạo điều kiện cho lực lược ta rút về chiến khu an toàn.
Ta có thời gian xây dựng nông thôn thành căn cứ kháng chiến.
-Đêm 19/12/1946: quân dân Hà Nội đánh Pháp đầu tiên, mở đầu cho cuộc chiến đấu ở hầu hết các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 o:
Tại thị xã Hải Dương, quân ta tiêu diệt địch ở trường Nữ học và cầu Phú Lương.
Ơ Hải Phòng, quân ta thường xuyên hoạt động, quấy rối, phục kích địch.
Tại Bắc Giang và Bắc Ninh, địch phải rút chạy về Hà Nội.
Tại Nam Định, quân ta bao vây, liên tục tập kích địch, diệt hàng trăm tên và tiến hành chiến tranh du kích.
Ơ Huế, ta tấn công buộc chúng phải co về cố thủ ở trường Dòng, Viện Dân biểu
Tại Đà Nẵng, quân ta lập vành đai bao vây Đà Nẵng.
-Tại Hà Nội, Pháp rất mạnh (6500 lính và sĩ quan, vũ khí đầy đủ và hiện đại), quân dân ta tuy đông nhưng vũ khí thiếu và thô sơ.
-Với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân dân ta đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường suốt 60 ngày đêm để bảo vệ Đảng và Nhà nước.
-Những trận đánh nổi tiếng ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, nhà Bưu điện: diệt 500 tên, phá 30 xe cơ giới.
-Kết quả (đến ngày 17/2/1946) :
Chặn đứng âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Vây hãm Pháp trong các thành phố để lực lượng ta rút về chiến khu an toàn, chuyển sang một giai đoạn mới.
Pháp bị tiêu hao nhiều sinh lực, 

Tài liệu đính kèm:

  • docTai_lieu_boi_duong_HSG_THPT.doc