Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 6

I. VAI TRÒ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG.

 Môn GDCD ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức học và pháp luật .Tất nhiên, các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội.Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các qui tắc,quy định của pháp luật như quyền lao động,quyền công dân. Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn.

 Như vậy, môn GDCD có vị trí rất quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌC THUỘC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6"
I. VAI TRÒ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG.
 	Môn GDCD ở trường THCS là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức học và pháp luật ...Tất nhiên, các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội.Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các qui tắc,quy định của pháp luật như quyền lao động,quyền công dân... Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn. 
 	Như vậy, môn GDCD có vị trí rất quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học.
 II. THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY BỘ MÔN GDCD TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY.
 	Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ,đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở cùng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phương pháp giáo dục đào tạo nêu trên, tuy có được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn học tập cũng như đời sống hằng ngày nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao. 
 	Vấn đề trước hết phải kể đến đó là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhân cách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài mà chưa chú ý rèn đức. Biểu hiện cụ thể mà ai cũng thấy rõ là môn GDCD chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào môn thi tốt nghiệp hay vào cấp III dù chỉ một lần. Điều này không chỉ làm cho học sinh mà cả giáo viên chủ quan,coi là môn học phụ và chỉ ý thức được rằng miễn là dạy - học đủ bài, đúng chương trình là đạt yêu cầu.Chính môn GDCD không được chọn vào các môn thi trong các kì thi quan trọng nên sách tham khảo,sách bài tập còn ít, đặc biệt là sách viết về phương pháp dạy học bộ môn này thì càng hạn chế. 
 	Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần ). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư,liên hệ,ứng dụng thực tiễn thì giờ học sẽ rất nhàm chán,thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực tế đã cho thấy hầu hết học sinh không hứng thú học bộ môn này. 
 	Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của khối lớp 6, tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn tượng nào.Thứ hai vì trình độ chuyên môn về môn này của giáo viên còn hạn chế(giáo viên thường là trái ban) nên những nội dung bài dạy còn chưa sâu,chưa kĩ. 
 . III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHÍNH KHI THỰC HIỆN
 	Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học GDCD muốn thực hiện được tốt,theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được “phát ngôn”theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. 
 	Với SGK, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để HS chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên “biến hóa” để HS hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, nếu nguy hiểm cầu cứu ở đâu...Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, việc sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. 
Đặc điểm kiến thức của lớp 6,lớp 7 về đạo đức là rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực... những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh hoạ, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng,tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải
 	Từ thực tế giảng dạy,tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học GDCD cần chú ý các biện pháp sau: 
 1. Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học. 
 	Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng Internet, truyền hình ...giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng. 
 2. Biện pháp nêu gương :
 	Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra phải được nhiều học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở địa phương mình. 
 3. Biện pháp mời báo cáo ngoại khoá 
Ví dụ:- Mời báo cáo an toàn giao thông. 
 	- Báo cáo,tọa đàmvề luật lệ đi đường. 
 	 	- Báo cáo gương tốt trả của rơi cho người bị mất. 
 	 	- Báo cáo về gương dũng cảm cứu người bị nạn... 
 	Biện pháp này, học sinh phải được chuẩn bị, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tư liệu, kiểm tra bài báo cáo trước khi học sinh trình bày trước lớp. 
 4.Biện pháp tổ chức cho học sinh đi tham quan các chủ đề đạo đức và pháp luật. 
 	Biện pháp này phải được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên nên liên hệ địa điểm trước khi tham quan thông báo và được sự nhất trí của phụ huynh học sinh. 
 5.Biện pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức-người tốt, việc tốt. 
 	Biện pháp này có thể kết hợp với đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm để học sinh được tập duyệt trong giờ sinh hoạt lớp. 
 	Bên cạnh giờ lên lớp của môn GDCD, các nhà trường nên tổ chức giáo dục đạo đức công dân cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, qua lễ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp... giúp HS hiểu rõ hơn các “chuyển động” trong đời sống xã hội. 
Để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ nội dung là một việc làm không quá khó. Do vậy, việc xây dựng, sử dụng tư liệu, đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Các em sẽ tích cực hơn, thích phát biểu xây dựng bài, theo dõi bài chăm chú hơn, ghi chép cẩn thận hơn vì có những trực quan sinh động,tích hợp. Các em sẽ có điều kiện học tập tốt hơn nhanh chóng hiểu sâu,hiểu kỹ nội dung bài học,tăng cường kỹ năng vận dụng thực hành. Mỗi giáo viên hoàn toàn có khả năng tự học,tự làm ,tự nâng cao về mọi mặt cho bản thân mà không cần phải đầu tư kinh phí quá tốn kém.Vấn đề là ở chỗ người thầy cần có kế hoạch học tập,tìm hiểu,nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo,tâm huyết với nghề để ngày càng phát huy hiệu quả CNTT và sự hữu ích của nó trong giảng dạy bộ môn GDCD nói riêng cũng như các bộ môn khác trong nhà trường nói chung.
 Người viết 
 	Nguyễn Thị Hoa Lệ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Xay_dung_tinh_ban_trong_sang_lanh_manh.doc