Tham khảo ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 8 – Năm học 2016 - 2017

THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I

LỊCH SỬ 8 – NH 2016-2017

1. Nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc Cách Mạng Tư Sản ở Tây Âu?

• Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

• Hai giai cấp mới: tư sản và vô sản hình thành

• GC tư sản có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ PK chèn ép, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với chế độ PK

2. Kết quả chung của các cuộc Cách mạng tư sản?

• Nhìn chung CMTS đã xóa bỏ được các trở ngại ngăn cản CNTB phát triển, GC tư sản được hưởng nhiều quyền lợi nhưng quyền lợi của nhân dân vẫn chưa được đáp ứng.

3.Cách mạng công nghiệp là gì?

• Là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ , thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

4.Tại sao các nước tư bản p.Tây tiến hành các cuộc xâm lược tìm kiếm thuộc địa?

• Khi tiến hành CM công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường trở nên cấp thiết, chính phủ các nước này đẩy mạnh việc xâm lược, đặc biệt đối Ấn độ, Trung quốc, ĐNA (thị trường lớn, giàu nguyên liệu.)

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham khảo ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 8 – Năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA  HỌC KỲ I
LỊCH SỬ 8 – NH 2016-2017
1. Nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc Cách Mạng Tư Sản ở Tây Âu?
Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
Hai giai cấp mới: tư sản và vô sản hình thành
GC tư sản có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ PK chèn ép, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với chế độ PK 
2. Kết quả chung của các cuộc Cách mạng tư sản?
Nhìn chung CMTS đã xóa bỏ được các trở ngại ngăn cản CNTB phát triển, GC tư sản được hưởng nhiều quyền lợi nhưng quyền lợi  của nhân dân vẫn chưa được đáp ứng. 
3.Cách mạng công nghiệp là gì?
Là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ , thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc
4.Tại sao các nước tư bản p.Tây tiến hành các cuộc xâm lược tìm kiếm thuộc địa?
Khi tiến hành CM công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường trở nên cấp thiết, chính phủ các nước này đẩy mạnh việc xâm lược, đặc biệt đối Ấn độ, Trung quốc, ĐNA (thị trường lớn, giàu nguyên liệu..) 
5. Đặc điểm nổi bật của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và giải thích.
a. Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì: thực dân Anh sống dựa vào sự bóc lột hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới
b. Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì: 2/3 số tư bản thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài.
c. Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” vì: Đức là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quí tộc địa chủ và tư sản độc quyền,  Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
d. Mĩ là xứ sở của “Các ông vua công nghiệp”vì: cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền khổng lồ ra đời, đứng đầu là những ông “vua” như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...
6. Ý nghĩa lịch sử của CM Tháng Mười 1917?
Làm thay đổi vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên người lao động lên nắm chính quyền xây dựng chế độ mới-chế độ XHCN
Cổ vũ mạnh mẽ và tạo những điều kiện thuận lợi cho PT Cách mạng thế giới
7. Châu Âu trong những năm 1929 -1939.
Năm 1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ trong thế giới tư bản và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Một số nước như Anh, Pháptìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế- xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
8. Nhật bản trong những năm 1929-1939.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật.Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng
9. Những nét mới của PT độc lập ở ĐNA (1918-1939).
PT diễn ra sôi nổi và liên tục ở nhiều nước
GC vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo đấu tranh
Nhiều nước đã thành lập Đảng Cộng sản
PT dân chủ tư sản cũng tiến bộ rõ rệt, nhiều chính đảng có tổ chức cũng xuất hiện
10. Nguyên nhân bùng nổ và kết cục chiến tranh thế giới hai (1939-1945)?
Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929– 1933, những mâu thuẫn  về quyền lợi, thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh gay gắt giữa các nước đế quốc
Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau, nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt. Khối Anh – Pháp – Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
 Kết cục của chiến tranh thế giới hai.
Chủ nghĩa phát xít Đức,Italia, Nhật bản sụp đổ hoàn toàn.Nhân loại hứng chịu hậu quả thảm khốc của chiến tranh
Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ,khốc liệt nhất, bị tàn phá nặng nề nhất (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại vật chất khổng lồ)
Tình hình thế giới thay đổi về căn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12226870.doc