Thiết kế bài dạy lớp 5 - HKII - Tuần 24 - GV: Lê Thị Mỹ Lệ

TẬP ĐỌC LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ

(SGK/56) - Thời gian: 40 phút

I.MỤC TIÊU:

- Đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người -đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Bài cũ: (5’) Chú đi tuần.

- HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về bài đọc.

2. Bài mới: (35’)

a.Giới thiệu bài: (2’) Luật tục xưa của người Ê-đê.

b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

+ Luyện đọc: - HS khá đọc bài văn.

- HS chia đoạn (3 đoạn)

Đoạn 1: Vế cách xử phạt; Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng; Đoạn 3: Về các tội.

- HS đọc nối tiếp 3 đoạn lượt 1- GV sửa những tiếng, từ HS đọc sai.

- HS đọc nối tiếp 3 đoạn lượt 2 - Rút từ, câu khó + HS luyện đọc

- HS luyện đọc nhóm- Đại diện các nhóm đọc toàn bài - Lớp nhận xét.

- GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - HKII - Tuần 24 - GV: Lê Thị Mỹ Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.........................
 ĐẠO ĐỨC
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2)
(SGK/34) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số biểu hiện phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần XD và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
*** Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
**** Giáo dục HS bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường,biển đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: (5’) Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1).
2. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: (2’) Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 2).
b.HĐ 1: (15’) Làm bài tập, SGK.
+ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam .
+ Cách tiến hành:
1.GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS:Giới thiệu một số bài thơ, tranh ảnh, nhận vật lịch sử liên quan đến một móc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu ở bài tập trên .
2. Từng nhóm thảo luận và đại diện nhóm báo cáo.
3. Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
4. GV kết luận : Nói về kỉ niệm ngày 2 tháng 9 năm 1945, Ngày 5 tháng 7 năm 1954, Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bến Nhà Rồng , Cây đa Tân Trào
c. HĐ 2: (15’) Đóng vai .(Bài tập 3 SGK ).
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
*** Giáo dục cho hs lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ
+ Cách tiến hành:
1. Yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và hướng dẫn khách du lịch (Các HS khác trong lớp) về một số chủ đề : Văn hoá kinh tế , danh lam thắng cảnh và Quyền trẻ em ở Việt Nam .
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai .
3. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến .
4.GV nhận xét, tuyên dương các nhóm .	
3. Củng cố - Dặn dò: (2’) Chuẩn bị bài: Thực hành giữa HKII.
Bổ sung:
CHÍNH TẢ: (Nghe - Viết)
 NÚI NON HÙNG VĨ
 (SGK/ 58) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU:
- Nghe viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đọan thơ (BT2).
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Cao Bằng.
- 1HS đọc cho 2, 3 bạn viết bảng lớp tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
2.Bài mới: (35’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Núi non hùng vĩ.
b.Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. HS theo dõi trong SGK.
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc các chú ý những từ dễ viết sai. HS luyện viết vào giấy nháp những tên riêng.
- HS gấp SGK - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Một HS đọc nội dung BT2 - Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ.
- HS phát biểu ý kiến - Nói các tên riêng đó, cách viết hoa - GV kết luận. 
Bài tập 3: - Một HS đọc nội dung BT3.
- GV chia lớp làm 5- 6 nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và một tờ giấy khổ to. 
- Các nhóm đọc thầm bài thơ, trao đổi, giải đố, viết đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải).
- Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. 
- Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lược trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm giải đố đúng, nhanh, viết đúng tên riêng 5 nhân vật lịch sử.
- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3.Củng cố - Dặn dò: (2’) Chuẩn bị bài: Phong cảnh đền Hùng.
Bổ sung:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 ĐỊA LÍ
 ÔN TẬP 
(SGK/115) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Tìm được vị trí Châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khi quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’ ) Một số nước ở châu Âu.
- Gọi HS TLCH nội dung bài.
- GV nhận xét.
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Ôn tập.
b.HĐ1: (15’) Cá nhân
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới, gọi một số học sinh lên bảng:
+ Chỉ và mô tả vị trí địa lý, giới hạn của châu Á, châu Âu trên bản đồ.
+ Chỉ một số dãy núi: Hi-ma-lay-a,Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ.
- GV chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày
c.HĐ2: (15’) Tổ chức chơi trò chơi:” Ai nhanh ,Ai đúng”
HS làm việc theo nhóm
- Bước 1: - Phát cho mỗi nhóm một phiếu in có bảng như SGK.
- Bước 2: Các nhóm chọn ý a,b,c,d .. .để điền
 Nhóm nào làm xong dán lên bảng.
- Bước 3: Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá cụ thể.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố - Dặn dò: ( 3’)
- Chuẩn bị bài: Châu Phi.
Bổ sung:
......
MĨ THUẬT
 VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
 (SGK/ 63) - Thời gian: 35 phút.
I.MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát, so sánh, nhận xét đúng về tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.
- HS biết bố cục bài vẽ hợp lí, vẽ được hình gần đúng tỉ lệ và có đặc điểm.
- HS cảm nhận vẽ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quí mọi vật xung quanh. 
**** Giáo dục HĐNGLL (Cuối tiết)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV chuẩn bị bài vẽ có hai hoặc ba vật mẫu(ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén). 
- Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS lớp trước.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ: ( 5’) Vẽ tranh:Đề tài tự chọn 
Gọi số HS hôm trước chưa hòan thành bài vẽ đem bài lên chấm + Nhận xét
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: ( 2’) VTM: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
b.HĐ1: (7’) Quan sát, nhận xét.
- GV đặt vật mẫu. HS nêu những nhận xét về vật mẫu. 
- GV bổ sung, phân tích để HS cảm thụ được mẫu vật.
c. HĐ2: (5’)Cách vẽ
- GV giới thiệu gợi ý để HS nhận xét và một số dạng bố cục.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ vào nháp HS nhìn lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu. GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước để các em tham khảo cách vẽ .
d.HĐ3: (20’)Thực hành - HS làm bài vào vỡ tập vẽ.
e.HĐ4: (3’)Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài hoàn thành để HS nhận xét, đánh giá + GV xếp lọai.
**** Trò chơi: ‘Ai mà khéo tay’.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị bài: Tập nặn tạo dáng.
Bổ sung:
..
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: 
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
(SGK/77)- Thôøi gian: 30 phuùt.
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc.
- Biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Một số tranh vẽ về Bác Hồ của các HS cũ. 
 + Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác.
- HS: Sưu tầm tranh về Bác.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1.Bài cũ: ( 5’ ) 
-VTM: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
- GV KT những HS chưa hoàn thành tiết trước, KT dụng cụ học tập.
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: ( 2’) TTMT: Xem tranh: Bác Hồ đi công tác.
b.HĐ1: (10’) + Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
 + HS xem mục 1 trang 77 SGK để tìm hiểu về tác giả.
- GV bổ sung : Giới thiệu thêm về tác giả.
c.HĐ2: (20’) Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
+ GV cho HS xem tranh và nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh:
- Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? (Bác Hồ, anh cảnh vệ).
- Dáng vẽ từng nhân vật trong tranh như thế nào?
- Hình dáng của hai con ngưạ như thế nào? (mỗi con một dáng đang bước đi).
- Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm? (trầm ấm).
- Cách vẽ của bức tranh mãnh mai hay nhẹ nhàng, uyển chuyển? 
* Em thích bức tranh này không? Tại sao?
+ GV bổ sung làm rõ nội dung bức tranh.
3. Cũng cố - Dặn dò: ( 3’)
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Dặn HS sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo.
- Chuẩn bị bài: VTT: Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. 
Bổ sung:
......
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH 
(SGK/59) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU:
Làm được BT 1,4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học 
- Bút dạ và 3 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ chỉ ghi một cột trong bảng ở BT4 để 3 HS làm bài, ghép lại thành bảng lời giải hoàn chỉnh: cột Từ ngữ chỉ việc làm hoặc Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức, Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên (xem mẫu ở dưới).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
2.Bài mới: (35’)
a.Giới thiệu bài: (2’) MRVT: Trật tự - An ninh.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ đáp án (a) và (c).
- Phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).
 Bài tập 4: HS đọc yêu cầu, làm vở, chữa bài.
3.Củng cố - Dặn dò: (2’) 
- Dặn HS đọc lại bảng hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những việc cần làm, giúp em bảo vệ an toàn cho mình.
- Chuẩn bị bài: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Bổ sung:
..........
KHOA HỌC
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (tt).
(SGK/94) - Thời gian:40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, 
- Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Lắp mạch điện đơn giản.
- Gọi HS TLCH nội dung bài + GV nhận xét.
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Lắp mạch điện đơn giản (tt).
b.HĐ 1: (15’) Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện vật cách điện
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn mục thực hành SGK/96.
+Kết luận: Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
- Các vật bằng cao su, gỗ nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
Bước 2: Cả lớp
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. Hỏi:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật không cho dòng điện chạy qua.
c.HĐ2: (15’) Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện cách điện. HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện
+ Cách tiến hành: 
- GV cho HS chỉ ra và quan sát cái ngắt điện.
- HS thảo luận vai trò của cái ngắt điện.
- HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp.
c.HĐ3: (3’) HS đọc mục bạn cần biết trang 97.
3.Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị bài: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
Bổ sung:
....
Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2015
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
(SGK/124) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẫm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.Bài tập cần làm: Bài 1,2.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: Luyện tập chung.
2. Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: (3’)Luyện tập chung.
b.Luyện tập: SGK: 1, 2/125.
Bài 1: HS đọc yêu cầu, dựa vào mẫu làm BT.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu.
- HS tự nêu bài tập rồi làm bài. 
- Gọi 1HS lên bảng làm. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý đúng.
3.Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Chuẩn bị bài: Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu.
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
KỂ CHUYỆN
 ÔN TẬP
(SGK/60) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Ôn luyện và tập kể lại một số câu chuyện đã nghe, đã đọc trong các tiết học trước.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết đề bài của tiết KC.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- 2 HS kể lại một câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- Nhận xét.
2.Bài mới: (35’)
a.Giới thiệu bài: (2’)Ôn tập.
b.Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một số HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời em HS phân tích đề - Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề. 
- Câu chuyện các em kể phải là những câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Tìm các câu chuyện ở đâu? Kể như thế nào? 
- Trao đổi nhóm để chọn câu chuyện kể.
c. Hướng dẫn HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ KC trong nhóm
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn.
+ Thi KC trước lớp
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
- Bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể chuyện có tiến bộ nhất.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị bài: Vì muôn dân.
Bổ sung:
......
KĨ THUẬT
LẮP XE BEN (TIẾT 1)
(SGK /76 )- Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: 
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
**** Giáo dục HĐNGLL (HĐ2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu xe ben đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’ ) Lắp xe cần cẩu (Tiết 2).
 Gọi HS nhắc lại quy trình lắp xe cần cẩu.
2. Bài mới: (35’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Lắp xe ben (Tiết 1).
b.HĐ1: (10’) Quan sát, nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn, quan sát từng bộ phận
- GV đặt câu hỏi: Để lắp được xe ben theo em cần lắp mấy bộ phận? 
- Hãy kể tên các bộ phận đó(Cần lắp 5 bộ phận: Khung sàn xe và các giá đỡ,)
c.HĐ2:(15’)Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn chọn các thao chi tiết (như SGK)
+ Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung sàn xe và giá đỡ (H2- SGK)
- HS quan sát kĩ hình 2 để trả lời các câu hỏi chọn các chi tiết.
- HS khác lên lắp, GV tiến hành lắp các giá đỡ.
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H3- SGK): GV tiến hành lắp.
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H4- SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình.
- HS trả lời câu hỏi SGK và lắp 1 trục trong hệ thống.
- Lắp trục bánh xe trước(H 5a-SGK): 
- Gọi 1HS lên lắp trục bánh xe trước.
- Lắp ca bin (H5b - SGK): 
- Gọi HS lên bảng lắp, HS khác quan sát bổ sung.
****Tổ chức cho HS trò chơi: “Chọn nhanh, phân loại đúng”
+ Lắp ráp xe ben: (H1- SGK)
- GV tiến hành lắp xe ben theo các bước trong SGK sau đó kiểm tra sản phẩm:
 Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
- Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 3’)
- Chuẩn bị bài: Lắp xe ben (Tiết 2).
Bổ sung:
....................................................................................................................................
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
HỘP THƯ MẬT
(SGK/62) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK, ảnh Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (nếu có).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Luật tục xưa của người Ê-đê. 
- HS đọc lại bài TLCH về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét.
2.Bài mới: (35’) 
a.Giới thiệu bài: (2’) Hộp thư mật.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
+ Luyện đọc: - HS khá đọc bài văn. 
- HS chia đoạn: (4 đoạn)
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn lượt 1- GV sửa những từ HS đọc sai..
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn lượt 2 - Rút tiếng,từ khó + Hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS luyện đọc nhóm - Đại diện các nhóm đọc toàn bài - Lớp nhận xét.
- GV đọc mẫu toàn bài.
+ Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài và TLCH SGK/63 và rút ý từng đoạn + Nhắc lại.
- Nêu nội dung bài học + Nhắc lại.
+ Luyện đọc diễn cảm:
- GV đính bảng đoạn 1 + HS đọc - GV hướng dẫn.	
- HS luyện đọc nhóm đoạn trên - HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét + Tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- Dặn HS về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo.
- Chuẩn bị bài: Phong cảnh đền Hùng.
Bổ sung:
.....................................................................................................................................
TOÁN
GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ - GIỚI THIỆU HÌNH CẦU 
(SGK/125) - Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: Bài đọc thêm
- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.
- Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau. 
- Một số đồ vật có dạng hình cầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ:(5’) Luyện tập chung.
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài: (2’) Giới thiệu hình trụ - Giới thiệu hình cầu
+ Giới thiệu hình trụ:
- GV đưa ra một vài hình hộp có dạng hình trụ: Hộp sữa, hộp chè  GV nêu: các hộp này có dạng hình trụ. 
- GV giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ: có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh
- GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HS nhận biết đúng về hình trụ. 
 + Giới thiệu hình cầu:
- GV đưa ra vài đồ vật có dạng hình cầu: Quả bóng chuyền, quả bóng bàn 
- GV nêu: Quả bóng chuyền có dạng hình cầu, 
- GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu. Chẳng hạn: Quả trứng, bánh xe ôtô nhựa, (đồ chơi), 
b.Thực hành: SGK: 1- 3/126.
Bài 1: HS đọc yêu cầu, làm vở, GV gọi HS chỉ ra hình trụ, HS, GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu, làm vở, GV gọi HS chỉ ra hình cầu, HS, GV nhận xét.
Bài 3: HS tự làm BT, chữa bài.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Bổ sung:
......
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
(SGK/63)- Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU: Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giấy khổ to viết sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật (Tiếng Việt 4, Tập I/145,154).
- Một cái áo quân phục màu cỏ úa hoặc ảnh chụp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Trả bài viết.
GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại (sau tiết Trả bài văn KC) của một số HS.
2.Bài mới: (35’)
Giới thiệu bài: (2’) Ôn tập về tả đồ vật.
Năm lớp 4, các em đã học về văn miêu tả đồ vật. Trong tiết học này và tiết học sau, các em sẽ ôn tập để củng cố và khắc sâu kiến thức về loại văn tả đồ vật, sau đó viết một bài văn hoàn chỉnh tả đồ vật.
3.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Hai HS tiếp nối nhau đọc to, rõ nội dung BT1.
- GV giới thiệu tấm ảnh một chiếc áo quân phục hoặc một cái áo thật.Giải nghĩa thêm từ ngữ: vải Tô Châu - một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc.
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài; làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn MB theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp; KB kiểu mở rộng hay không mở rộng.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật; mời 1- 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của thầy (cô) như thế nào; nhắc HS cách làm.
- HS suy nghĩ; một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp ,GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Dặn những HS viết đoạn văn (BT2) chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về tả đồ vật.
Bổ sung:.........................................................................................................................
Thứ năm ngày 27 tháng 2 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
(SGK/64)- Thời gian: 40 phút
I.MỤC TIÊU:
- Làm được BT1, 2 mục III. Không cần gọi những từ dùng để nối các vế câu ghép là’từ hô ngữ’.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết hai câu văn của BT1 (phần Nhận xét).
- Một vài tờ phiếu khổ to viết các câu ghép ở BT1, các câu cần điền cặp từ hô ứng ở BT2 (phần Luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: (5’) Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh.
- HS làm lại BT3, 4.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (35’)
a.Giới thiệu bài: (2’) 
- Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Một, hai HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (không nhìn SGK).
b.Phần Luyện tập:
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân.
- GV dán bảng 2,3 tờ phiếu.
- 2, 3HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: - Cách thực hiện tương tự ở BT1. 
- GV lưu ý HS: 
+ Có một vài phương án điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống ở một số câu.
- GV mời 3,4 HS lên bảng làm BT trên phiếu. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tính điểm cao hơn cho những HS có nhiều phương án điền từ.
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Chuẩn bị bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ.
Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 24 Lop 5_12249808.doc