1.Mục tiêu:
a.Kiến thức: HS biết được thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu: tiền, hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
b.Kĩ năng: Xác định được nguồn thu nhập của gia đình em.
c.Thái độ: Xác định được những việc HS có thể làm để giúp đỡ gia đình.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Tranh các nguồn thu nhập bằng hiện vật.
Tranh ảnh về hoạt động lao động.
b.HS: Tìm hiểu trước nội dung bài theo SGK.
3.Phương pháp dạy học:
Vấn đáp – quan sát – hợp tác nhóm.
TUẦN 34 Tiết: 63 Ngày dạy: THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: HS biết được thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu: tiền, hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. b.Kĩ năng: Xác định được nguồn thu nhập của gia đình em. c.Thái độ: Xác định được những việc HS có thể làm để giúp đỡ gia đình. 2. Chuẩn bị: a.GV: Tranh các nguồn thu nhập bằng hiện vật. Tranh ảnh về hoạt động lao động. b.HS: Tìm hiểu trước nội dung bài theo SGK. 3.Phương pháp dạy học: Vấn đáp – quan sát – hợp tác nhóm. 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: KTSS 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu thu nhập của gia đình là gì? Những phần tiền và hiện vật nhận được hoặc có được của các thành viên trong gia đình một cách thường xuyên từ các hoạt động lao động, chính là thu nhập của gia đình. Muốn có thu nhập con người phải lao động. Cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động lao động. Hỏi: Nhu cầu hàng ngày là không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Nhưng phải làm thế nào để tạo ra thu nhập đáp ứng những yêu cầu đó? +Phải lao động để tạo ra thu nhập. GV: Vậy em hiểu lao động là gì? Và mục đích của lao động để làm gì? HS: Phải làm việc, sử dụng bàn tay, khối óc, đó là lao động chân chính để tạo nguồn thu nhập chính đáng. GV: Như vậy, thu nhập là không thể thiếu đối với cuộc sống. Và con người cần phải làm việc (lao động) để tạo ra thu nhập đáp ứng cho nhu cầu của mình (phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi người). Hỏi: trong gia đình em ai tạo ra thu nhập? HS nêu những người tạo ra thu nhập chính của gia đình như: Bố, mẹ đi làm và hưởng tiền lương. GV gợi ý để HS suy nghĩ và nêu lên sự đóng góp của bản thân HS và các thành viên khác vào thu nhập của gia đình như: chăn nuôi gà, lợn, trồng rau, làm việc giúp đỡ gia đình. GV chốt lại: Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. Hoạt động 2:Tìm hiểu các nguồn thu nhập của gia đình: GV vào đề: thu nhập của gia đình được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.1 và 4.1 SGK rút ra kết luận : Thu nhập của gia đình gồm thu nhập bằng tiền và thu nhập bằng hiện vật. 1.Thu nhập bằng tiền: GV gợi ý cho HS nêu những hiểu biết của mình về các nguồn thu bằng tiền đã nêu trong hình 4.1 SGK. Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi SGK. *Nêu các nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình mình. VD: -Gia đình em có ai đi làm? -Hàng tháng gia đình em có những khoản thu bằng tiền nào? HS trả lời dựa trên gợi ý của hình 4.1 SGK và thực tế gia đình mình (tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi bán hàng,tiền làm thêm giờ) GV giải thích thêm một số nội dung: -Tiền lương: Mức thu nhập này tùy thuộc vào kết quả lao động của mỗi người và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. -Tiền thưởng: Là phần thu nhập bổ sung cho những người lao động làm việc tốt, có năng suất lao động, kỉ luật tốt. -Tiền phúc lợi: Khoản tiền này bổ sung vào nguồn thu nhập của gia đình do các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, trường học chi cho cán bộ viên chức trong những dịp lễ, tết, thăm hỏi, hiếu hỉ từ quỹ phúc lợi -Tiền bán sản phẩm: Người lao động tạo ra sản phẩm vật chất trên mảnh vườn hoặc bằng sức lao động của mình. Sau khi để lại tiêu dùng cho gia đình, phần còn lại họ đem bán lấy tiền chi cho các nhu cầu khác như: rau, hoa quả, gia cầm -Tiền lãi tiết kiệm: Là nguồn bổ sung vào thu nhập bằng tiền của nhiều gia đình, nhất là những gia đình neo đơn, những người về hưu. Trong nhiều trường hợp đây là nguồn chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho gia đình (người già, neo đơn). -GV hỏi HS: Vì sao quà tặng của Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp cho các bà mẹ Việt nam anh hùng là những sổ Tiết kiệm? HS: Vì để trích tiền lãi tiết kịem chi chi tiêu hàng ngày. -Tiền trợ cấp xã hội. Từ những hiểu biết trên, GV tổ chức cho HS điền thêm nguồn thu vào ô trống ở hình 4.1 SGKvà kể các nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình mình (Tiền phúc lợi, tiền hưu trí, tiền trợ cấp xã hội) GV nhấn mạnh: Thu nhập bằng tiền là khoản thu nhập chính của gia đình công nhân viên chức Nhà nước; những người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cán bộ của các ban ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội 2.Thu nhập bằng hiện vật: GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.2 SGK gợi ý để HS nêu các sản phẩm vật chất do hoạt động kinh tế của gia đình tạo ra. Các sản phẩm kể trên là do phát triển kinh tế (vườn, ao, chuồng) ở các địa phương và các nghề truyền thống để tận dụng Sức lao động làm ra của cải vật chất, tăng thu nhập cho người lao động và cho địa phương. HS liên hệ ở địa phương và gia đình sản xuất ra loại sản phẩm nào? Sản phẩm nào tự tiêu dùng trong gia đình hàng ngày? Những sản phẩm nào đem bán lấy tiền? * GDMT : Sản xuất sản phẩm tăng thu nhập cho gia đình và làm giàu cho mơi trường I.Thu nhập của gia đình là gì? Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. II.Các nguồn thu nhập của gia đình: 1.Thu nhập bằng tiền: Tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm 2.Thu nhập bằng hiện vật: Các sản phẩm tự sản xuất ra như: thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa, quả, gia súc (trâu, bò), gia cầm (gà, vịt). 4.4 Củng cố và luyện tập: *Thu nhập của gia đình là gì? Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. *Có những loại thu nhập nào? 1.Thu nhập bằng tiền: Tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm 2.Thu nhập bằng hiện vật: Các sản phẩm tự sản xuất ra như: thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa, quả, gia súc (trâu, bò), gia cầm (gà, vịt). HS đọc phần (*) thứ nhất của phần ghi nhớ. HS đọc phần có thể em chưa biết. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học thuộc bài phần I,II. Chuẩn bị phần: III: Chi tiêu của các lạoi hộ gia đình ở Việt nam. IV: cân đối thu chi trong gia đình. 5.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: