1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
Qua bài học, học sinh nắm được:
- Sự phân hoá của môi trường theo độ cao của vùng An-đét.
- Sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây An-đét.
1.2. Kĩ năng:
- rèn kĩ năng quan sát sơ đồ lát cắt, qua đó nhạ thức được quy luật phi địa đới thể hiện sự thay đổi, sự phân bố thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây của dãy An-đét.
1.3. Thái độ:
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Lát cắt sườn đông và tây của dãy An-đét.
+ Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Học sinh: đọc bài trước
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 51: THỰC HÀNH Sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy An-đet 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Qua bài học, học sinh nắm được: - Sự phân hoá của môi trường theo độ cao của vùng An-đét. - Sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây An-đét. 1.2. Kĩ năng: - rèn kĩ năng quan sát sơ đồ lát cắt, qua đó nhạ thức được quy luật phi địa đới thể hiện sự thay đổi, sự phân bố thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây của dãy An-đét. 1.3. Thái độ: 2. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Lát cắt sườn đông và tây của dãy An-đét. + Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Học sinh: đọc bài trước 3. Phương pháp: - Hoạt động cá nhân, nhóm. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? Ngành công nghiệp Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì? Vì sao lại có đặc điểm như vậy? ? Việc khai thác rừng A-ma-dôn có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và đời sống người dân ở đó? 4.3. Bài thực hành: - Nội dung: Tìm hiểu, so sánh, phân tích sự phân hoá thực vật theo chiều từ thấp lên cao ở sườn đông và sườn tây An-đét. - Yêu cầu: Học sinh hoàn thành 3 bài tập thực hành trên lớp. Hoạt động của thầy và trò Nội dung *) Hoạt động 1: - Chia lớp thành 2 nhóm, + Nhóm 1: Quan sát sơ đồ lát cắt H46.1, cho biết các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét? + Nhóm 2: Quan sát H46.2, cho biết các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đét? Từng đai thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào? - Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận theo bảng - Gv chuẩn kiến thức theo bảng sau: ? So sánh thảm thực vật ở độ cao 0 – 1000m giữa 2 sườn An –đét ? - Phía tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc - Phía đông An-đét: rừng nhiệt đới. ? Quan sát H46.1, H46.2, lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, giải thích vì sao từ độ cao 0 – 1000m, ở sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc? - Nhóm 1: giải thích sự phân bố thực vật ở sườn tây An-đét ? Trên lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, cho biết ven biển phía tây Nam Mĩ có dòng hải lưu gì? ? Tính chất dòng hải lưu này như thế nào? ? Tác dụng của dòng hải lưu đến sự hình thành khí hậu và thảm thực vật ở đây? - Nhóm 2: Giải thích sự phân bố thực vật ở sườn đông An-đét? ? Phía đông An-đét chịu ảnh hưởng của gió gì? ? Gió này ảnh hưởng tới khí hậu và sự hình thành thảm thực vật ở đây như thế nào? ? Như vậy, phía đông và phía tây dãy An-đét nơi nào có khí hậu khô, ít mưa hơn. Bài tập 1, 2: Độ cao Sườn tây dãy An-đét Sườn đông dãy An-đét 0 – 1000m Thực vật nửa hoang mạc Rừng nhiệt đới 1000 – 1300m Cây bụi xương rồng Rừng lá rộng 1300 – 2000m Cây bụi xương rồng Rừng lá kim 2000 – 3000m Đồng cỏ cây bụi Rừng lá kim 3000 – 4000m Đồng cỏ núi cao Đồng cỏ 4000 – 5000m Đồng cỏ núi cao Đồng cỏ núi cao Trên 5000m Băng tuyết +1/2 là đồng cỏ núi cao + Băng tuyết Bài tập 3: * So sánh thảm thực vật sườn tây, đông dãy An- đét ở độ cao 0- 1000m - Phía tây An-đét : Thực vật nửa hoang mạc. Vì phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ xua khối nước nóng trên mặt xa bờ, do đó làm khí hậu khô, mưa ít -> hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở ngay độ cao 0 – 1000m. - Phía đông An-đét: Rùng nhiệt đới Vì phía đông do ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc mang hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na chảy ven bờ đông bắc đại lục Nam Mĩ, làm khí hậu nóng ẩm -> tạo điều kiện cho rừng rậm nhiệt đới phát triển từ độ cao 0 – 1000m. -> Phía tây An-đét, ít mưa. khí hậu khô hơn phía đông 4.4. Củng cố Chọn ý em cho đúng nhất? Trên dãy An-đét, sườn đông mưa nhiều, sườn tây mưa ít vì: a, Thực vật sườn đông phát triển hơn sườn tây. b, Địa hình sườn đông thoải về đồng bằng La-pla-ta, còn sườn tây dốc đứng phía bờ Thái Bình Dương. c, Sườn núi phía đông đón gío tín phong đông bắc và ảnh hưởng của dòng biển nóng Guy-a-na. Còn sườn tây khuất gió và chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. d, Sườn đông có khí hậu xích đạo, cận xích đạo nên nóng ẩm, sườn tây có khí hậu nhiệt đới khô. 4.5. Hướng dẫn về nhà 5. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: