Thực hành: Thiết bị đóng - Cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo, công dụng của cầu chì và aptomat, cầu dao, công tắc điện, ổ điện, phích cắm điện

 2. Kỹ năng: Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của các thiết bị điện trong mạch điện.

 3. Thái độ: Biết sử dụng các thiết bị điện an toàn, hiệu quả.

 II. Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Các thiết bị điện: cầu chì, aptomat, cầu dao, công tắc, ổ điện, phích cắm điện

 2. Chuẩn bị của học sinh :

 - Xem trước bài 53 “THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ”.

 III. Tiến trình bài giảng

 1. Hoạt động ổn định lớp:

 2. Hoạt động kiểm tra bài cũ:

 ? Mô tả cấu tạo, công dụng của các thiết bị đóng-cắt và lấy điện.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4504Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thực hành: Thiết bị đóng - Cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02.4.2012 – Ngày dạy: 03.4.2012
Tuần: 31 – Tiết: 49
Thực hành: THIẾT BỊ ĐÓNG - CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo, công dụng của cầu chì và aptomat, cầu dao, công tắc điện, ổ điện, phích cắm điện
 2. Kỹ năng: Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt của các thiết bị điện trong mạch điện.
 3. Thái độ: Biết sử dụng các thiết bị điện an toàn, hiệu quả.
 II. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Các thiết bị điện: cầu chì, aptomat, cầu dao, công tắc, ổ điện, phích cắm điện
	2. Chuẩn bị của học sinh :
	- Xem trước bài 53 “THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ”.
	III. Tiến trình bài giảng
	1. Hoạt động ổn định lớp:	
	2. Hoạt động kiểm tra bài cũ:
 ? Mô tả cấu tạo, công dụng của các thiết bị đóng-cắt và lấy điện.	
	3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cầu chì :
? Hãy cho biết công dụng của cầu chì trong mạch điện?
- HS trả lời: cầu chì dùng để bảo vệ đồ dùng điện và mạch điện khi gặp các sự cố
- HS quan sát H53.1 SGK và nêu cấu tạo của cầu chì.
- Vỏ cầu chì thường được làm bằng gì?
- HS trả lời: vỏ cầu chì thường được làm bằng nhựa hoặc sứ.
? Bộ phận quan trọng nhất cầu chì là gì?
- HS trả lời: bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là dây chảy bằng chì
? Hãy kể một số dạng cầu chì mà em gặp trong thực tế?
- HS trả lời.
? Ng/tắc bảo vệ của cầu chì như thế nào? - HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Aptomat
? Công dụng của Aptomat là gì? Aptomat có ưu điểm gì so với cầu chì và cầu dao?
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thực hành.
- Cho HS đọc và nghiên cứu yêu cầu và nội dung của bài thực hành trong SGK/181,186.
- GV chia nhóm HS, phân công nhiệm vụ, giao dụng cụ thực hành.
- Các nhóm tiến hành tháo ổ điện, phích cắm điện, tháo ổ điện, phích cắm điện và mô tả cấu tạo vào mẫu báo cáo thực hành, sau đó lắp hoàn chỉnh lại các thiết bị đó.
- Các nhóm quan sát, mô tả cấu tạo của thiết bị đóng-cắt điện và ghi vào mẫu báo cáo thực hành.
- HS thực hành về cầu chì trong trường hợp mạch điện làm việc bình thường và trong TH bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
- GV theo dõi, uốn nắn HS thực hành.
* GV chốt kiến thức.
I. Cầu chì :
1. Công dụng: Cầu chì là loại thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
2. Cấu tạo và phân loại :
a. Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính :
+ Vỏ: thường được làm bằng sứ, nhựa hoặc thuỷ tinh.
+ Các cực giữ dây chảy và dây dẫn điện: thường làm bằng đồng.
+ Dây chảy: Thường làm bằng chì.
b. Phân loại: Có nhiều loại cầu chì. Theo hình dạng có cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút 
3. Nguyên lý làm việc: Bộ phận quan trọng nhất là dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức, dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt làm mạch điện hở.
II. APTOMAT:
Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu chì và cầu dao.
III. Thực hành:
1. Tìm hiểu số liệu kỹ thuật:
 Đọc và giải thích các số liệu kỹ thuật ghi trên các thiết bị đóng-cắt và lấy điện.
2. Tìm hiểu cấu tạo:
a. Các thiết bị lấy điện.
- Quan sát cấu tạo, hình dáng bên ngoài của ổ điện, phích cắm điện.
- Tháo ổ điện, phích cắm điện để qsát.
b. Các thiết bị đóng- cắt :
- Quan sát cấu tạo, hình dáng bên ngoài của cầu dao, công tắc điện, nút ấn điện.
+ Tháo công tắc điện hai cực, ba cự, quan sát, mô tả cấu tạo.
+ Tháo cầu dao, nút ấn, quan sát, mô tả cấu tạo.
- Lắp hoàn chỉnh lại các thiết bị đó
3. TH bảo vệ ngắn mạch của cầu chì:
- Nối mạch điện như hình 54.2
- Làm TN với trường hợp mở công tắc K.
- Quan sát mạch khi công tắc K đóng.
- Làm TN khi đóng công tắc K, thay dây chì mới và làm lại TN một lần nữa.
	 4. Nhận xét – đánh giá – dặn dò:
 - Nhận xét, tinh thần, thái đôï học tập của học sinh, thu báo cáo thực hành.
	 * Dặn dò:
 - Học bài theo vở ghi kết hợp với SGK
Ngày soạn: 10.4.2012 – Ngày dạy: 11.4.2012
Tuần: 32 – Tiết: 50
SƠ ĐỒ ĐIỆN
A) Mục tiêu: Sau bài học này HS sẽ: 
- KT: Biết được khái niệm sơ đồ điện, biết được khái niệm về sơ đồ ng/lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- KN: Đọc được 1 số mạch điện đơn giản của mạch điện trong nhà.
- TĐ: Nghiêm túc trong học tập và LĐ. Rèn luyện tính LĐ có kĩ thuật.
B) Chuẩn bị:
- ND bài 55 SGK và SGV. Tham khảo tài liệu kĩ thuật.
- Bảng kí hiệu sơ đồ điện
- Mô hình mạch điện chiếu sáng.
C) Tiến trình dạy học:
1) Oån định lớp: KTSS
	 KTBC: Cầu chì có nhiệm vụ gì trong mạh điện?
	 Vật liệu dùng làm dây chảy là những loại vật liệu gì?
2) Bài mới:
Hoạt đọng của GV
Hoạt động trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sơ đồ điện.
Tại sao cần dùng sơ đồ điện để biểu diễn 1 mạch điện? 
GV nhận xét và bổ sung ý kiến HS
Một mạch điện hay 1 mạng điện có rất nhiều phần tử được nối với nhau theo 1 quy luật nhất định. Để thể hiện mạch điện đơn giản và để cho mọi người cùng hiểu như nhau về mạch điện đó người ta dùng các hiệu quy ước để vẽ sơ đồ điện.
GV HD HS quan sát H55.1a SGK để thấy rằng đây là 1 mạch điện
Mạch điện này gồm có những phần tử nào?
Nếu mạch điện có nhiều phần tử hơn như mạch điện gia đình hay mạch điện 1 khu chung cư , nếu trình bày mạch điện dạng như thế này thì chúng ta thấy vô cùng rắc rối. Cho nên để dễ dàng thể hiện người ta dùng sơ đồ điện.
GVHDHS quan sát H55.1 b . nhận xét về các phần tử trong mạch điện? Yêu cầu HS cho biết ý kiến.
GV treo bảng kí hiệu sơ đồ điện và HD HS quan sát và chỉ ra những phần tử của mạch điện chiếu sáng được thể hiện trong sơ đồ 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
GVHDHS quan sát và nghiên cứu bảng55.1.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm với những yêu cầu sau
+ Kí hiệu nhóm nguồn điện+ Kí hiệu dây dẫn điện
+ Kí hiệu thiết bị điện + Kí hiệu đồ dùng điện
GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo
Gv nh/ xét, đánh giá kết quả của các nhóm và sửa sai
Gv chỉ từng kí hiệu trên sơ đồ và yêu cầu HS về nhà học thuộc các kí hiệu trong bảng 55.1 SGK
* Hoạt động 3: phân loại sơ đồ điện
trước khi lắp đặt 1 mạch điện người ta cần có bản vẽ( sơ đồ điện) thiết kế mạch điện đó để biểu diễn số lượng thiết bị và đồ dùng điện có trong mạch và quy luật nối dây giữa các phần tử trong mạch điện. Nhưng căn cứ trên bản vẽ này thì người công nhân không thể lắp đặt các th/ bị và đồ dùng điện theo đúng yêu cầu, cho nên người ta cần có bản vẽ nữa đó chính là sơ đồ biểu diễn vị trí lắp đặt các th/ bị , đồ dùng điện
GVHDHS quan sát H55.2 và h55.3
Sự giống và khác nhau giữa 2 sơ dồ này là gì?
GV yêu cầu HS khác nh/xét, bổ sung
GV nh/ xét, bổ sung và đi đến kết luận về sơ đồ ng/lí và sơ đồ lắp đặt như ND.
Sơ đồ ng/ lí được dùng để làm gì?
Sơ đồ lắp đặt được dùng để làm gì?
GV nh/ xét, bs hoàn thiện công dụng của 2 loại sơ đồ
GVHD HS quan sát H55.4 a,b,c,d sau đó chỉ ra sơ đồ nào là sơ đồ ng/lí, sơ đồ nào là sơ đồ lắp đặt
GV nh/ xét, sửa sai
* Hoạt động4: Tổng kết
- GV cho HS so sánh đặc điểm và công dụng của 2 loại sơ đồ.
- Yêu cầu 1ời vài HS đọc ghi nhớ
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc ND bài 56 và bài 57 và chuẩn bị theo mụcI
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
Sơ đồ điện là gì?
Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của 1 mạch điện, mạng điện, hệ thống điện.
2) Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
SGK
Phân loại sơ đồ điện:
Sơ đồ ng/ lí:
Là sơ đồ chỉ ra mối quan hệ giữa các phần tử trong mạch điệnmà không thể hiện vị trí lắp đặt các th/ bị, đồ dùng điện trong mạch điện
Sơ đồ lắp đặt:
Là sơ đồ chỉ ra vị trí lắp đặt các phần tử trong mạch điện.
Ngày soạn: 17.4.2012 – Ngày dạy: 18.4.2012
Tuần: 33 – Tiết: 51
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
A) Mục tiêu: Sau bài học này HS sẽ: 
- KT: Hiểu được các bước thiết kế mạch điện. 
- KN:Thiết kế được một số mạch điện chiếu sáng đơn giản.
- TĐ: Nghiêm túc trong học tập và LĐ. Rèn luyện tính LĐ có kĩ thuật.
B) Chuẩn bị:
- ND bài 58, 59 SGK và SGV. Tham khảo tài liệu kĩ thuật.
- Bảng kí hiệu sơ đồ điện
- Một vài hình mạch điện chiếu sáng.
- vật liệu và dụng cụ theo như sgk.
C) Tiến trình dạy học:
1) Oån định lớp: 
2) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là thiết kế mạch điện và trình tự thiết kế mạch điện.
- gọi một vài hs đọc nội dung mục 1 sgk. 
- thiết kế mạch điệnlà công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện gồm có 4 nội dung( sgk)
- bước 1: xác định mạch điện dùng để làm gì?
- bước 2:đưa ra các phương án thiết kế( vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện) và lựa chọn phương án thích hợp.
- gọi hs nêu những đặc điểm mà mạch điện bạn NAM cần lắp đặt.
- bước 3: chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
- bước 4:lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không
* Hoạt động 2: thực hành thiết kế mạch điện.
* Bước 1:
- GV chia nhóm hs 
- giao hai nhóm một mạch điện.
*Bước 2: yêu cầu hs đưa ra các phương án thiết kế và vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
-Hướng dẫn hs phân tích và so sánh với những đặc điểm của mạch điện cần thiết kế để lựa chọn phương án thích hợp.
* Bước 3:lựa chọn thiết bị, đồ dùng điện cho mạch điện được thiết kế.
- hướng dẫn hs lựa chọn thiết bị và đồ dùng.
* Bước 4: lắp thử và kiểm tra.
- hướng dẫn hs lắp mạch điện và kiểm tra mạch điện.
* Hoạt động4: Tổng kết
- GV cho HS tự thiết kế một mạch điện gồm một cầu chì, một ổ điện và một công tắc hai cực điều khiển một đèn sợi đốt.
- Yêu cầu hs tự nhận xét và đánh giá
- Về nhà học bài và tự thiết kế môt số mạch điện đơn giản khác.
- thu mẫu báo cáo thực hành.
- chuẩn bị nội dung bài ôn tập.
- đứng tại chỗ đọc mục 1 sgk.
-nêu ví dụ.
- lựa chọn phương án thích hợp trong 4 phương án hình 58.1sgk.
- nêu ra các đặc điểm.
- chọn và nêu tên thiết bị.
- ngồi theo nhóm
- các nhóm nhận nhiệm vụ.
- tự đưa ra phương án và vẽ sơ đồ nguyên lí.
- phân tích sơ đồ.
- lựa chọn thiết bị và dụng cụ thích hợp.
-quan sát thao tác và cách lắp đặt mạch điện.
- các nhóm tự thiết kế mạch điện.
I/ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN:
1- thiết kế mạch điện là gì?
2- trình tự thiết kế mạch điện:
II/ THỰC HÀNH THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN:
1- chuẩn bị vật liệu và dụng cụ: ( sgk)
2- nội dung và trình tự thực hành:
Ngày soạn: 24.4.2012 – Ngày dạy: 25.4.2012
Tuần: 34 – Tiết: 52
ÔN TẬP
A) Mục tiêu: Sau bài học này HS sẽ: 
- KT: hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương VII và chương VIII.
- KN: biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập.
- TĐ: GDHS tính hệ thống, vận dụng trí nhớ, tư duy trong học tập.
B) Chuẩn bị:
- ND tiết ôn tập, sơ đồ tóm tắt nội dung chương 7 và 8.
- hệ thống các câu hỏi ôn tập.
C) Tiến trình dạy học:
1) Oån định lớp: KTSS
2) KTBC: thế nào là sơ đồ nguyên lí? Sơ đồ lắp đặt?
3) Bài mới:
Hoạt đọng của GV
Hoạt động trò
ND
* Hoạt động 1:hệ thống lại kiến thức đã học ở chương VII.
- thế nào là vật liệu dẫn điện?
- thế nào là vật liệu cách điện?
- thế nào là vật liệu dẫn từ?
- Nêu nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện quang,điện nhiệt, điện cơ?
- tỉ lệ biến đổi điện áp của máy biến áp.nguyên lí làm việc của máy biến áp?
- công thức tính điện năng tiêu thụ?
- tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình mình.
* hoạt động 2: hệ thống lại kiến thức đã học ở chương VIII
- mạng điện trong nhà có điện áp định mức là bao nhiêu?
- công suất đồ dùng điện của mạng điện trong nhà ntn?
- điịen áp của đồ dùng và thiết bị điện so với điện áp của mạng điện ra sao?
- thiết bị đóng cắt gồm những loại nào? Công dụng của chúng?
- ổ điện và phích cắm là thiết bị gì?
- thiết bị bảo vệ gồm có loại nào? Vị trí lắp đặt trong mạng điện?
- sơ đồ điện là gì? Thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt?
* Hoạt động4: Tổng kết
- GV cho HS so sánh đặc điểm và công dụng của 2 loại sơ đồ.
- Yêu cầu hs ghi lại các kí hiệu qui ước sơ đồ điện.
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- chuẩn bị ôn bài để kiểm tra học kì II
- Chuẩn bị giấy bút và một số dụng cụ học tập khác.
- ở điều kiện bình thường cho dòng điện chạy qua một chách dễ dàng.
- ở điều kiện bình thường không cho dòng điện chạy qua.
- vật liệu mà đường sức từ chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ.
- biến điện năng thành quang năng.
- biến điện năng thành nhiệt năng.
- biến điện năng thành cơ năng. 
* MBA có U2 > U1 là máy tăng áp.
*MBA có U2< U1 là máy giảm áp.
- phát biểu nguyên lí làm việc của MBA ( sgk).
- công thức: A = P.t ( wh).
- đọc kết quả tính toán.
- mạng điện trong nhà có điện áp định mức là 220 vôn.
- công suất đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất khác nhau.
- điện áp của đồ dùng điện pjải phù hợp với điện áp định mức của mạng điện.
- gồm: cầu dao , công tắc.đóng cắt mạch điện đơn giản.
- là thiết bị lấy điện.
- gồm cầu chì và áp tô mát.trên dây pha trước công tắc và ổ điện.
- là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện, hệ thống điện.
- chỉ nêu lên mối quan hệ về điện của các phần tử trong mạch điện.
- biểu thị rõ vị trí cách lắp đặt của các phần tử trong mạch điện.
I/ CHƯƠNG VII 1- vật liệu kĩ thuật điện:
- vật liệu dẫn điện.
- vật liệu cách điện.
- vật liệu dẫn từ.
2- đồ dùng điện:
- đồ dùng loại điện quang.
- đồ dùng loại điện nhiệt.
- đồ dùng loại điện cơ.
- máy biến áp một pha.
3- tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
II/ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1- Đặc điểm - yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà.
2- thiết bị của mạng điện trong nhà.
3- sơ đồ điện.
4- qui trình thiết kế mạch điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.doc