Thường thức mỹ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954 - Đỗ Văn Tâm

I. Mục tiêu bài học

*Kiến thức: Học sinh hiểu biết những nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp, những đóng góp to lớn của bốn hoạ sĩ tiêu biểu đối với nền văn học nghệ thuật nước ta.

*Kỹ năng: Học sinh hiểu thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một số tác phẩm của bốn hoạ sĩ.

*Thái độ: Học sinh bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của bốn tác phẩm, yêu mến, trân trọng những giá trị của nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.

II.Chuẩn bị.

1.Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

- Máy chiếu đa năng, phông chiếu,

- 4 tờ giấy A3 ( chuẩn bị cho học sinh thảo luận nhóm), 4 bút dạ, nam châm,

Học sinh:

- SGK mỹ thuật 7, vở ghi chép, tài liệu liên quan đến bài học,

 2.Phương pháp dạy học:

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp gợi mở

- Phương pháp thảo luận

- Phương pháp đánh giá kết quả học tập

 

doc 12 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thường thức mỹ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954 - Đỗ Văn Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 10/01/2012 
Ngày dạy: 14/01//2012
Tiết 22 - Bài 21: Thường thức mỹ thuật
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật việt nam
Từ cuối thế kỷ XIX đến 1954
I. Mục tiêu bài học
*Kiến thức: Học sinh hiểu biết những nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp, những đóng góp to lớn của bốn hoạ sĩ tiêu biểu đối với nền văn học nghệ thuật nước ta.
*Kỹ năng: Học sinh hiểu thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một số tác phẩm của bốn hoạ sĩ.
*Thái độ: Học sinh bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của bốn tác phẩm, yêu mến, trân trọng những giá trị của nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Máy chiếu đa năng, phông chiếu, 
- 4 tờ giấy A3 ( chuẩn bị cho học sinh thảo luận nhóm), 4 bút dạ, nam châm,
Học sinh: 
- SGK mỹ thuật 7, vở ghi chép, tài liệu liên quan đến bài học,
 2.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp vấn đáp 
- Phương pháp gợi mở
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp đánh giá kết quả học tập
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số (1p): Lớp trưởng báo cáo sĩ số
 2. Bài mới ( 43p).
Giới thiệu bài (3p): Trước khi vào bài mới giáo viên cùng học sinh theo dõi 1 đoạn băng tư liệu vễ tác phẩm nhà thơ Tố Hữu và bài hát Diệt phát xít của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.
GV đặt câu hỏi: ? Qua đoạn băng vừa rồi tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi muốn ca ngợi đều gì?
	 HS : Ca ngợi khí thế đấu tranh và bảo vệ tổ quốc của nhân đan ta.
GV giới thiệu: Các em cũng biết rằng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trường kỳ dân tộc ta. Bên cạnh những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ,... Còn có những hoạ sĩ với tác tiêu biểu ca ngợi khí thế đấu tranh và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.Vậy, mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 có những tác giả và tác phẩm tiêu biểu nào? Bài học hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu. 
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
I. Một số tác giả.
II. Một số tác phẩm
Hoạt động 1(18p): HDHS tìm hiểu một số tác giả.
- Trước khi voà nội dung phần 1: GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ.
? Em hãy kể 1 số tác giả và tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954? 
GV giới thiệu: Các em biết rằng MT Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến có nhiều tác giả với tác phẩm khác nhau. Tuy nhiên, có những tác giả với phong cách và tác phẩm của mình làm thay đổi nền mỹ thuật Việt Nam. 
- GV chiếu, giới thiệu 4 tác giả và 4 tác phẩm tiêu biểu.
GV HD HS tìm hiểu 4 tác giả.
- GV HDHS kẻ bảng chiều ngang 5 ô, dọc 5 ô.
+ Ô hàng ngang theo tên các hoạ sĩ.
+ Ô hàng dọc theo các nội dung: Quê quán, học tập, phong cách, giải thưởng.
- GV đặt câu hỏi xuất thân:
? Các hoạ sĩ được sinh ra và lớn lên ở đâu? (GV gọi 1 HS trả lời 2 hoạ sĩ).
- GV: Các hoạ sĩ sinh ra ở những vùng quê khác nhaunhưng có những đặc điểm chung là đều tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương. 
- GV chiếu hình ảnh trường CĐMT Đông Dương ngày nay và giới thiệu: 
+ Do người pháp xây dựng vào năm 1925 phố 42 Yết Kiêu. Hai lần đổi tên là trương ĐHMT Hà Nội và ĐHMT Việt Nam(2008)
? Vậy các hoạ sĩ có quá trình học tập như thế nào?
- GV: mỗi 1 hoạ sĩ có một phong cách riêng nổi bật chứng minh tài năng của mình.
? Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh thành công chất liệu nào?
GV giới thiệu: Khi nhắc tới tranh lụa Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh- người đặt nền móng. Ông nổi tiếng với tranh lụa ngay còn ngồi trên ghế nhà trường. Tranh lụa của ông mang 1 một sắc thái riêng là sự kết hợp phương pháp dựng hình châu Âu với bút pháp phương đông truyền thống. Được đánh giá cao trong những cuộc triển lãm Pháp(1931), ý(1934), Mỹ(1937),đánh dấu tên tuổi của ông.
- GV chiếu 1 số tranh hoạ sĩ và gợi ý HS nêu tác phẩm.
? Vậy hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh chủ yếu vẽ về đề tài nào?
+ Ngoài ra ông còn vẽ những đề tài về cách mạng. Giảng dạy tại truờng Bưởi, ĐHMT Hà Nội năm 1954 góp phần đào tạo ra những hoạ sĩ sau này.
+ Cuộc đời của ông để lại 1 sự nghệp đồ sộ với khoảng trên 170 tác phẩm. Là người giữ kỉ lục số lượng tác phẩm trưng bày bảo tàng MT Hà Nội.
Chuyển ý: Nếu như phong cách nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê , chân phương, bình dị thì Tô Ngọc Vân tài hoa mẫu mực.
+ Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu Việt Nam và cũng được xem là 1 trong những hoạ sĩ lớn của hội hoạ Việt Nam- trong bộ tứ “ nhất Trí- nhì Vân- tam Lân- tứ Cẩn”. Và nghệ thuật của ông thể hiện rất rõ qua phong cách sáng tác của mình trước và sau cách mạng .
- GV giới thiệu đoạn băng về Tô Ngọc Vân. 
+ Để hiểu rõ hon phong cách Gv chiếu hình ảnh trước và sau cách mạng.
? Phong cách hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trước và sau cách mạng ông vẽ về đề tài gì? 
+ Phong cách nghệ thuật khẳng định tài năng của ông.
Chuyển ý: Nếu như hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh thành công chất liệu lụa, Tô Ngọc Vân chất liệu sơn dầu thì hoạ sĩ Nguyễn Đỗ cung thành công với mảng tranh vẽ trực tiếp ngoài trời về sơn dầu và bột màu.
? Ông có đóng góp gì cho cách mạng qua tác phẩm của mình?
? Kể tên 1 vài tác phẩm của ông?
- GV: Một hoạ sĩ- nhà điêu khắc tiêu biểu của miền Nam đi theo kháng chiến- Diệp minh Châu thể hiện tài năng của mình tù rất sớm khi mới 15 tuổi.
+ GV chiếu hình ảnh 1 số tác phẩm.
?Em hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông?
? Vậy loại hình nghệ thuật và đề tài chủ yếu ông sáng tác là gì?
- Gợi mở: Vì những đóng góp của ông được nhà nước trao tặng giải thưởng cao quý nào?
Tiểu kết: Qua phần 1 HS được tìm hiểu tác giả tiêu biểu. ở đó thấy được sự đong góp to lớn các hoạ sĩ cho nền MTVN đặc biệt HS còn thấy được phong cách riêng của từng hoạ sĩ khẳng định tên tuổi, tài năng của mình. Vậy qua những tác phẩm các hoạ sĩ muốn nói điều gì? GV chuyển sang phần 2.
Hoạt động 2 (18p): HDHS tìm hiểu tác phẩm.
- GV: Trích thư Bác Hồ gửi các anh chị em nghệ sĩ 1951 có viết: “ Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Qua câu nói đó các em thấy rằng thông qua những tác phẩm phần nào cũng cổ vũ khí thế đấu tranh nhân dan. Chính vì vậy những tác phẩm phần nào đóng góp cho nền mỹ thuật cách mạng. chúng ta tìm hiểu 4 tác phẩm tiêu biểu.
- Phần này GV cho Hs thảo luận
Tổ chức thảo luận:
- GV chiếu 4 tác phẩm đồng thời phổ biến nội dung.
+ Chia lớp làm 4 nhóm (2 bàn 1 nhóm) theo thứ tự : Nhóm 1 Nhóm 2- Nhóm 3- Nhóm 4. Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng. 
+ Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh (GV chiếu tranh các nhóm)
GV chiếu yêu cầu:
- Quan sát tranh.
- Thảo luận trong thời gian 2 phút.
- Hết thời gian các nhóm trưởng trình bày kết quả, nhóm khác bổ xung.
GV chiếu hỏi thảo luận:
1. Nội dung bức tranh?
2. Bố cục mảng chinh, phụ?
3. Hình dáng, tư thế trong tranh?
4. Màu sắc chủ đạo bắc tranh?
- GV phát giấy, bút cho Hs và chiếu hình ảnh thời gian tính giờ.
- Hết thời gian Gv thu lại bài thảo luận các đội chơi ghim trên bảng theo thứ tự các nhóm.
- GV cùng HS chữa kết quả thảo luận.
+ GV chiếu tác phẩm “Chơi ô ăn quan” 
- GV giới thiệu: Tác phẩm chơi ô ăn quan sáng tác 1931 trên chất liệu lụa được thế giới đánh giá cao trong cộc triển lãm 1931.
- Tác phẩm có đặc điểm gì? Gv HD HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV chiếu đáp án theo nội dung câu hỏi thảo luận, phân tích bổ xung thêm:
 + Nội dung: tác phẩm miêu tả trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ em.
+ Bố cục: Đặc biệt trong tranh là sự kết hợp của mảng hình và mảng chữ (không riêng gì tác phẩm chơi ô ăn quan mà xuyên suốt các tác phẩm) . Trên không gian ước lệ tượng trưng.
+ Hình ảnh: những tư thế khác nhau, không nghịch ngợm đang chăm chú và điềm tĩnh chơi trò chơi với trang phục truyền thống khăn mỏ quạ những năm 1931. Em bé nhất được chơi trước.
+ Màu sắc: Trong trang sử dụng chủ yếu là gam màu nâu trầm với sắc độ khác nhau làm người xam nhìn mãi không chán mắt.
- GV: bức tranh là tác phẩm tiêu biểu hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và nền mỹ thuật hiện đại. 
- Tiếp đến GV chiếu tác phẩm “ nghỉ chân bên đồi”
+ GV: sáng tác năm 1947 bằng chất liệu sơn mài.
+ Nội dung: miêu tả phút nghỉ ngơi trên đường chiến dịch. Với bố cục chắc khoẻ hình tam giác, những thành phần khác nhau như anh bộ đội, cô gái Thái, anh nông dân thể hiện sự đoàn kết nhất chí đứng lên chống giặc. 
? Khung cảnh diễn ra vùng miền nào?
+ Với chất liệu sơn mài tác giả sử dụng màu sắc đơn giản với nét viền chủ yếu.
- GV: đây là bức tranh minh chứng cho tình quân dân thắm thiết.
- GV giới thiệu: 1 tác phẩm được vẽ trực tiếp ngoài trời bằng chất liệu bột màu 2/3/1947 thể hiện phong cách của ông “Du kích tập bắn” – GV chiếu tác phẩm.
GV chiếu đáp án, phân tích tác phẩm:
+ Nội dung bức tranh ghi lại buổi tập bắn ngoài trời với bố cục người và cảnh vật như hoà quện. 
+ Bức tranh có 5 nhân vật, với nhiều thành phần; có người đứng, người nằm, người quỳ, trườn, không tư thế nào trùng lặp. Cảnh vật là 1 bờ mương đầy nắng, xa xa lại ẩn hiện mấy mái nhà làng mạc và bầu trời. 
+ Gam màu chủ đạo bức tranh vàng cam trải dài trên nhân vật, lên cảnh sắc làm cho bức tranh thêm sống động và gợi cảm.
GV nhấn mạnh: Bức tranh là hình ảnh trung thực cuộc kháng chiến ở liên khu V. Theo cách nhìn người nghệ sĩ lạc quan tin cuộc kháng chiến cuối cùng sẽ đi tới thắng lợi bởi sự đoàn kết 1 lòng đấu tranh không quản ngại khó khăn gian khổ hi sinh của toàn dân ta.
- GV gới thiệu: Một bức tranh vẽ bằng máu của chính tác giả.Thể hiện tình cảm trân trọng với Bác. 
+ GV chiếu tác phẩm “ Bác Hồ với thiêu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc ”
- GV chiếu trích thư hoạ sĩ Diệp Minh Châu gửi Bác Hồ về hành động cứa tay của mình để vẽ chân dung Bác Hồ với thiếu nhi. 
- GV giới thiệu, phân tích: Tác phẩm sáng tá ngày 2/9/1947
+ Nội dung thể hiện tình cảm của thiếu nhi đối vơí Bác.
+ Bố cục ước lệ với hình ảnh chắt lọc biểu lộ tình cảm.
+ Bức tranh chỉ có một màu nhưng có độ đậm nhạt của nét tạo nên sự sinh động hấp dẫn. 
- GV nhấn mạnh: Bức tranh là tấm lòng, tình cảm của hoạ sĩ đối với Hồ Chủ Tịch.
- GV nhận xét động viên kết quả thảo luận mỗi nhóm.
GV tiểu kết: Thông qua những tác phẩm các hoạ sĩ muốn thể hiện những cuộc sống bình dị, những đề tài kháng chiến sôi sục nhân dân, tình cảm của mọi người đối với Bác.
- Gv đặt câu hỏi liên hệ: 
? Em hãy nêu cảm nhận về một bức tranh mà em thích nhất? Vì sao? Em học được điều gì qua bức tranh đó?
- Chuyển ý: Để củng cố bài học GV tổ chức cho học sinh chơi “Trò chơi ô chữ”
+ GV chia lớp làm 2 đội chơi: XANH - Đỏ
- GV chiếu nội dung giới thiệu trò chơi:
- Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Có 4 chữ số - Trường CĐMT Đông Dương thành lập năm nào?
Câu 2: Có 11 chữ cái – Tác phẩm miêu tả trò chơi dân gian quen thuộc của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh ?
Câu 3: Có 7 chữ cái – Trước cách mạng hoạ sĩ Tô Ngọc Vân chủ yếu vẽ về đề tài này ?
Câu 4: Có 12 chữ cái – Tác phẩm được vẽ trực tiếp ngoài trời bằng bột màu của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?
Câu 5: Có 12 chữ cái – Tác giả bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc ?
Câu 6: Có 15 chữ cái – Là hoạ sĩ tiêu biểu và đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam ?
GV biểu dương đội thắng cuộc và thưởng phần quà.
GV kết luận: Qua tiết học học sinh hiểu vài các em hiểu những nét cơ bản về thân thế và sựu nghiệp, những đóng góp to lớn của 4 hoạ sĩ tiêu biểu đối với nền văn học nghệ thuật nước ta. đồng thời chúng ta còn thấy được vẻ đẹp của tác phẩm từ đó thêm yêu mến, trân trọng, những giá trị của nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam 
- HS: Tác giả: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Vũ Cao Đàm,
+Tác phẩm: Con trâu quả thực, trận tầm vu, chân dung Bác Hồ, cuộc họp,
HS nghe giảng
HS theo dõi
HS theo dõi, kẻ bảng theo gợi ý Gv.
 HS1 trả lời: 
+ Nguyễn Phan Chánh: Thạch Hà- Hà Tĩnh.
+ Tô Ngọc Vân: Sinh Hưng Yên, lớn lên Hà Nội.
HS 2 trả lời. 
HS nghe giảng
HS quan sát nghe giảng
HS: Trả lời + Nguyễn Phan Chánh 1925-1930
+ Tô Ngọc Vân 1926- 1931
+ Nguyễn Đỗ Cung 1929- 1934.
+ Diệp Minh Châu 1940- 1945
HS thành công trong chất liệu lụa.
HS nghe giảng thấy được thành công hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh thông qua tranh lụa. 
HS nêu 1 số tác phẩm của ông
HS: Vẽ về đề tài nông thôn bình dị và ấm áp, nội dung gần gũi.
HS nghe giảng.
HS nghe giảng.
HS nghe giảng
HS theo dõi
HS quan sát kể tên tác phẩm
HS: + Trước CM vẽ về đề tài người thiếu nữ thị thành
+ Sau CM vẽ về người nông dân, anh chiến sĩ,..
HS theo dõi nghe giảng
HS: + CM tháng 8 thành công ông đi vẽ khắp phố phường Hà Nội. 
+ Kháng chiến bùng nổ tham gia đoàn quân Nam tiến
+ Hoà bình lập lại ông vừa sáng tác, vừa tham gia công tác quản lý.
HS kể tên tác phẩm.
HS nghe giảng
HS quan sát
HS kể tên theo hình ảnh
HS loại hình nghệ thật chủ yếu là điêu khắc với đề tài cách mạng mà hình tượng Hồ Chủ Tịch.
HS: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
HS nghe giảng
HS nghe giảng
HS quan sát
HS theo dõi
HS nhận nhóm.
HS đọc yêu cầu
HS đọc câu hỏi thảo luận
HS các nhóm thảo luận
- Các nhóm dừng thảo luận.
HS theo dõi
Nhóm 1: trưởng nhóm đại diện trình bày.
HS theo dõi
- HS nghe giảng.
HS theo dõi, nghe giảng
HS theo dõi, nghe giảng
HS nghe giảng
Nhóm 2: trưởng nhóm đại diện trình bày, nhóm khác bổ xung.
Hs nghe giảng
HS: miền núi, chi tiết là cây cọ, con ngựa,
HS nghe giảng.
HS nghe giảng
 HS quan sát 
Nhóm 3: trưởng nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ xung
HS theo dõi, nghe giảng
HS theo dõi, nghe giảng
HS nghe giảng.
HS nghe giảng
Nhóm 4: Trưởng nhóm đại diện trình bày
Nhóm khác bổ xung.
HS nghe giảng theo dõi
HS nghe giảng.
HS theo dõi
HS nghe giảng
HS trả lời theo hướng: + Về tư tưởng bức tranh.
+ Học được cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu,
Hs theo dõi
HS các đội nhận đội chơi.
HS đọc nội dung
HS: 1925
HS: Chơi ô ăn quan
HS: Thiếu nữ
HS: Du kích tập bắn
HS: Diệp Minh Châu
HS: Nguyễn Phan Chánh
HS chọn ô phần thưởng.
- HS nghe giảng
Dặn dò (1p)
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học
- Chẩn bị bài học sau: Trang trí đĩa tròn.
 Cần Kiệm, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Xác nhận của nhà trường
 Giáo viên
 Đỗ Văn Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Thường thức mĩ thuật. Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Đỗ Văn Tâm - Trườn.doc