Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội - Thành Phận

 1. Ổn định: (1 phút)

 2. Kiếm tra bài cũ: (4 phút)

 ? Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu 2 hành vi có lịch sự hoặc tế nhị?

 -> Gợi ý trả lời:

 - Lịch sự là cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định xã hội, tể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

 - Tế nhị là sự khéo léo trong ứng xử, sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, thể hiện là người có hiểu biết, có văn hóa.

 - Hành vi có lịch sự:

 + Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.

 + Nói chuyện nhỏ nhẹ.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3475Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội - Thành Phận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 12, 13 Ngày soạn: 23/10/2014
TIẾT: 12, 13 Ngày dạy: 29/10/2014
Bài 9
TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. 
 - Nêu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 
 2. Kĩ năng:
	- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
 - Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thểvà trong hoạt động xã hội.
 3. Thái độ :
 Có ý thức tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
II/ Tài liệu và phương tiện: 
 1/ GV: Sách giáo khoa GDCD 6. Chuẩn kiến thức GDCD 6.Sách giáo viên GDCD 6.Tranh bài 10 và các hình ảnh hoạt động phong trào của trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định: (1 phút)
 2. Kiếm tra bài cũ: (4 phút)
 ? Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu 2 hành vi có lịch sự hoặc tế nhị?
 -> Gợi ý trả lời:
 - Lịch sự là cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định xã hội, tể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
 - Tế nhị là sự khéo léo trong ứng xử, sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, thể hiện là người có hiểu biết, có văn hóa.
 - Hành vi có lịch sự:
 + Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
 + Nói chuyện nhỏ nhẹ...
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
TIẾT 1
HĐ1: Giới thiệu bài. (2 phút)
- Nêu Vấn đề:
Ở trường, trong năm học ngoài hoạt d9o6nh5 học tập ra còn rất nhiều hoạt động phong trào do trường phát động.
? Em hãy nêu một số hoạt dộng do trường tổ chức?
=> Chốt ý: Đó là những phong trào Hs phải tham gia tích cực, tự giác.
- Chuyển ý vào bài.
- Chú ý vấn đề GV nêu. Và ý kiến trả lời. 
-> Nêu các hoạt động: 
+ Lao động.
+ Thể dục giữa giờ.
+ Dự lễ hội khai giảng.
+ Kế hoạch nhỏ
- Tiếp thu ý GV.
- Ghi tựa bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS khai thác truyện đọc để hình thành khái niệm tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. (26 phút)
a.Mục tiêu: HS hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
b. Phương pháp: Động não; Xử lí tình huống.
c.Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc truyện trong SGK.
- Nêu gợi ý khai truyện và tóm lược ý, HS ghi bảng.
? Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
? Những chi tiết nào thể hiện tích cực, tự giác, sáng tạo của Quế Chi?
? Tìm chi tiế Quế Chi tự giác tham gia giúp mẹ, bạn, người xung quanh?
=> Quế Chi biết quan tâm đến người khác, sống chan hòa với mọi người.
? Động cơ giúp Quế Chi hành đông tích cực, tự giác?
=> bổ sung: Vì Quế Chi xác định được mục tiêu học tập và có ý thức rèn luyện.
? Quế Chi là người như thế nào? Có đức tín gì đáng học tập?
=> Tóm lược ý: Quế Chi có đạo đức, có ước mơ, phấn đấu thực hiện ước mơ, tích cực, chủ động trong học tập, phong trào.
- Liên hệ bản thân:
? Khi gặp một bài toán khó thì em làm gì?
? Hôm nào có bài học nhiều thì em sẽ làm như thế nào
=> Chốt lại ý đúng: Đó là các biểu hiện của sự tích cực.
? Em hiểu thế nào là tích cực?
- Đưa ví dụ: 
+ Đi lao động, trời nắng, mệt nhưng cả lớp tích cực làm cho xong việc. 
- Gợi ý HS nêu biểu hiện tích cực:
? Giáo viên đặt câu hỏi thì em làm gì?
? Mỗi ngày, khi đến giờ học bài, em có đợi ba mẹ nhắc nhỡ thì mới học bài không?
? Em hiểu thế nào là tự giác?
=> KL: Tích cực là luôn luốn cố gắng, kiên trì, vượt khó trong học tập, rèn luyện
- Tự giác: chủ động học tập, làm việc không đợi ai nhắc nhỡ, giám sát
- Hướng dẫn Hs mở rộng.
? Mơ ước của em về nghề nghiệp như thế nào?
? Để thực hiện mơ ước đó ngay bây giờ em phải làm gì?
- Giáo dục HS: Mơ ước sẽ làm động lực để ta tích cực, tự giác học tập, rẻn luyện -> cần có kế hoạch học tập, rèn luyện thì mới có thể học tập tốt. 
=> LK: Biểu hiện cơ bản của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
( Như nợi dung 1)
- HS đọc tình Điều ước của Trương Quế Chi (trong SGK trang 30).
- Suy nghĩ, ý kiến trả lời câu hỏi.
-> Chi tiết:
+ Sáng lập nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường.
+ Tham gia cau lạc bộ thơ, hài hước.
+ Tích cực tham gia hoạt động đội, tập thể, hoạt động o93 cộng đồng dân cư, giúp mọi người khi cần.
- HS lần lược ý kiến.
-> + Rủ bạn cùng viết văn, làm thơ.
+ Tập làm thơ bằng tiếng pháp.
+ Sáng lập nhóm những người trẻ tuổi nói tiếng Pháp.
-> + Gúp mẹ khi cần.
+ Hoạt động tích cực ở cộng đồng dân cư: đảm đang đưa đón em đi học
-> Vì quế Chi say mê học tập, có ước mơ và muốn ước mơ thành hiện thực.
 Ý kiến:
-> là người tích cực, tự giác trong học tập, các hoạt động. Siêng năng, kiên trì, tự giác...
- Tự liên hệ bản thân.
-> Cố gắng, kiên trì để giải bài toán đó, hởi bản, thầy cô.
-> Cố gắng học và sắp xếp thời gian học nhiều hơn.
+ Chăm chỉ học bài.
-> Là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì trong học tập.
-> phát biểu.
-> Lắng nghe, suy nghĩ, xung phong trả lời.
-> có hoặc không
-> Là chủ động học tập, làm việc không đợi ai nhắc nhỡ, giám sát.
- Liên hệ, mở rộng.
-> Trình bày ngắn gọn mơ ước của bản thân.
-> chăm chỉ học tập, siêng năng, kiên trì
1. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động.
- Hứng thú và nhiệt tình.
- Làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra nhắc nhở.
HĐ3: Tổ chức liên hệ tìm hành vi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và ngược lại. (12 phút)
a. Mục tiêu:: Biết liên hệ tìm hành vi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và ngược lại
b. Phương pháp: Động não; Xử lí tình huống. nhóm.Trò chơi.
c.Các tiến hành:
- Tổ chức trò chơi (4 phút), chia HS thành 2 đội a và B tham gia trò chơi “tiếp sức”.
Đội A: Tìm hành vi có tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và ngược lại.
Đội B: Tìm hành vi có tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và ngược lại 
- Nhấn mạnh: Tế nhị là sự khéo léo, là một nghệ thuật trong giao tiếp, ứng xử của mỗi người, cử chỉ tế nhị khác với giã dối. 
=> Nhận xét, công nghận ý đúng. Bổ sung thêm vài hành vi.
- Tổ chức làm bài tập.
+ Chuẩn bị bài tập a ở bảng phụ.
+ Chọn 1 Hs lên bảng làm.
Bài tập a trang 30: Điền dấu x vào ô trống ứng với hành vi thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.( Hành vi 1 – 12 nội dung trong SGK)
+ Nhận xét, đưa đáp.
 Hành vi có tích cực, tự giác: 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12.
- Tham gia trò chơi.
-> Đôi A: Cần nêu được các hành vi biểu hiện có tích cực và thiếu tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
-> Đôi B: Cần nêu được các hành vi biểu hiện có tự giác và thiếu tự giác khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Nhận xét lẫn nhau.
- - Làm bài tập.
+ + Đọc bài tập ở bảng phụ.
+ + Em được chỉ định lên bảng làm, lớp làm vào vở.
--> + Hành vi có tích cực, tự giác: 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
TIẾT 2
HĐ4: Tổ chức cho HS xử lí tình huống, rút ra ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. (28 phút)
a.Mục tiêu: Biết ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; Tích hợp BVMT.
b. Phương pháp: Động não; Xử lí tình huống. Thảo luận.
c.Cách thực hiện:
- Giới thiệu tình huống (ghi ở bảng phụ)
“ Nhân ngày 20 tháng 11 trường tổ chức cho mỗi lớp viết 1 quyền tạp bút. An- lớp trưởng 6A khích lệ các bạn tham gia, phân công các bạn viết văn, làm thơ, vè, vẽ tranhcác bạn sôi nổi tham gia chỉ có Phương là không nhập cuộc. Khi lớp đạt giải ai cũng xúm lại khen ngợi An, chỉ mình phương là thui thủi một mình”. 
+ Gọi Hs đọc tình huống ở bảng phụ.
+ Gợi ý xử lí tình huống.
? Em hãy nhận xét về An và Phương?
=> Nhận xét về tính cách của An và Phương.
- Tổ chức cho HS thảo luận lớp (3 phút)
? Qua tình huống trên, nếu tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt đọng xã hội sẻ có lợi gì cho bản thân và cho tập thể?
Lưu ý: GV gợi ý thêm để HS nêu được ý nghĩa.
=> KL: Giúp mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện kĩ năng cần thiết của bản thân, xây dựng tập thể đoàn kết,tiến bộ, được mọi người quý mến, thúc đấy xã hội phát triển, hạn chế các biểu hiện tiêu cực.
- Mở rộng: Mỗi HS là một công dân, là một thành viên của cộng đồng, tập thể. Vì thê cần tích cực, tự giác tham tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Qua đó vừa thể hiện tình cảm, đạo đức vừ thể hiện nghĩa vụ trong các hoạt động chung.
- Liên hệ về tấm gương tích cực, tự giác tham tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
+ GV cần gợ ý, khuyến khích HS kể lại các tấm gương mà HS tự sưu tầm được, hoạc các tấm gương điển hình của HS ở trường, lớp tích cực tham gia các hoạt động của trường, của đội.
+ Nhận xét, khuyến khích , cho điểm HS thực hiện tốt.
- GV giới thiệu tấm gương cô giáo Hồ Thị Huề “ một cô giáo 40 năm làm từ thiện” ( trích tư liệu GDCD 6)
? Hs làm gì để trở thành người tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
=> Chốt ý: HS cần có ước mơ, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
* Tích hợp bảo vệ môi trường:
Nêu câu hỏi cho cỏ lớp cùng suy nghĩ, phát biểu.
? Kể các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên mà các em có thể thực hiện được?
=> Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Hs đọc tình huống ở bảng phụ, lớp chú ý theo dõi. 
- Phát biểu:
-> An: Tích cực, chủ động tham gia phong trào?
Phương: không tham gia, xa rời tập thể.
- HS thảo luận lớp (3 phút)
-> Hs cần nêu được các ý:
+ Mở rộng sự hiểu biết cho bản thân
+ Tạo sự hứng thú, vui vẽ.
+ Được mọi người quý mến.
- Nhận xét ý kiến.
- Liên hệ kể về tấm gương tích cực, tự giác tham tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà các em sưu tầm được.
+ Trương Quế Chi.
+ Nguyễn ngọc Ký.
- Nhận xét ý bạn.
- Lắng nghe GV kể chuyện.
-> Có kế hoạch rèn luyện trong học tập, lao động.
- suy nghĩ, ý kiến cá nhân.
-> Các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên mà các em có thể thực hiện được như:
+ Tham gia lao động vệ sinh trường lớp.
+ Tham gia phonh trào xanh hóa phòng học.
+ Trồng, cha9m sóc hoa kiểng.
+ Bỏ rác đúng quy định
2. Ý nghĩa:
- Bản thân: mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện kĩ năng cần thiết của bản thân, được mọi người giúp đỡ.
- Tập thể: góp phần , xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mế lẫn nhau.
- Xã hội: Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
HĐ5: Tổ chức cho HS làm bài tập.(10 phút)
a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức.
c.Cách thực hiện:
- Gọi HS đọc bài tập b trong SGK.
Bài tập b SGK trang 31: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì đang ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.
? Em có nận xét gì về tuấn và sự từ chối của Phương?
=> Kết luận, đáp án đúng.
- Tổ chức cho HS sắm vai xử lí tình huống ở bài tập b.
=> Nhận xét, hướng dẫn HS cách xử lí tình huống sao cho đạt hiệu quả.
- - 
ở 
- Đọc bài tập b ở SGK.
- Suy nghĩ, ý kiến trả lời câu hỏi.
-> Chi tiết:
+ Tuấn tích cực tham gia hoạt động của trường.
+ Phương: lười biếng, không tham gia hoạt động của trường.
- Tham gia sắm vai xử lí tình huống.
 4. Củng cố: ( 5 phút) 
 Nêu các biểu hiện của tích cực, tự giác tham tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
 Nêu các biểu hiện trái với tích cực, tự giác tham tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và hậu quả của các hoạt động đó?
 5. Dặn dò: (2 phút)
 - Học bài học, sửa bài tập vào vở.
 - Chuẩn bị bài 11 “ Mục đích học tập của học sinh”.
 + Đọc truyện “ Tấm gương của học sinh nghèo vượt khó” trong SGK.
 + Soạn bài theo gợi ý trong SGK.
 + Mục đích học tập đúng đắn là gì?
 + Mục đích học tập của em là gì? Vì sao?
Duyệt, Ngày/10/2014
Cô Thành phận

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (3).doc