Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 7

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.Cơ sở lí luận

 Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.

 Nhận thức rõ những ảnh hưởng lớn do BĐKH gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"; từ đó, việc tích hợp nội dung này vào các môn học đã được triển khai đồng bộ.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3540Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG PTDTNT VĨNH LINH
Vĩnh Linh ngày 30 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
CHUYÊN ĐỀ
 “TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
 QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở lí luận
 Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết. 
 Nhận thức rõ những ảnh hưởng lớn do BĐKH gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"; từ đó, việc tích hợp nội dung này vào các môn học đã được triển khai đồng bộ.
2.Cơ sở thục tiễn
 Trong công tác ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, giáo dục biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng . Giáo dục biến đổi khí hậu là nội dung được tích hợp trong một số môn học ở trường phổ thông. Địa lí là môn học có “môi trường” phù hợp và thuận lợi để thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu. Địa lí với hai mảng nội dung lớn, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội, có nhiều khía cạnh liên quan tới nguyên nhân, hiện trạng hoặc hậu quả của biến đổi khí hậu. Đặc biệt nội dung chương trình môn địa lí lớp 7 có rất nhiều bài có thể tích hợp để giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh.
II. CÁC BƯỚC THỤC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
A. Xác lập địa chỉ tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn địa lí 7
STT
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
 1
Bài 6: Môi trường nhiệt đới
1. Khí hậu
BBĐKH làm tăng tính chất khô hạn và đẫy nhanh quá trình hoang mạc hóa
Liên hệ.
2
Bài 7. MT nhiệt đới gió mùa 
1. Khí hậu
BĐKH là tăng tính thất thường của khí hậu ở MT nhiệt đới gió mùa (liên hệ với Việt Nam).
Liên hệ.
3
Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp 
− Sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ngày càng trở nên khó khăn khi thời tiết và khí hậu ngày càng thất thường (gia tăng lũ lụt, hạn hán).
− Có biện pháp canh tác hợp lí và ứng phó với những thiên tai để mang lại hiệu quả trong sản xuất.
Liên hệ.
4
Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, MT ở đới nóng
2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, MT 
Đới nóng là nơi sinh sống của gần một nửa dân số thế giới. Dân số đông, tác động tới tài nguyên, MT lớn. Diện tích rừng bị thu hẹp do phá rừng, khoáng sản khai thác nhiều góp phần làm BĐKH. 
Liên hệ.
5
Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng 
1. Sự di dân
2. Đô thị hoá 
Việc di dân tự phát, tốc độ đô thị hoá cao đã dẫn đến những hậu quả nặng nề về MT.
Liên hệ.
6
Bài 15. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà 
2. Cảnh quan công nghiệp 
Các nước ở đới ôn hoà đã phát thải một lượng khí thải rất lớn vào bầu khí quyển. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây BĐKH.
Liên hệ.
7
Bài 16. Đô thị hoá ở đới ôn hoà 
2. Các vấn đề đô thị hoá 
Sự phát triển nhanh các đô thị lớn đã làm nảy sinh nhiều vấn đề MT, như tăng lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, rác thải, khí thải trong sinh hoạt và sản xuất. 
Hiện tượng khói bụi tạo thành lớp sương mù bao phủ bầu trời diễn ra khá phổ biến ở các đô thị đới ôn hoà.
Liên hệ.
8
Bài 17. Ô nhiễm MT ở đới ôn hoà
1. Ô nhiễm không khí 
− Biết được nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
− Nguyên nhân và hậu quả (mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn) ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
− Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất, MT ở đới ôn hoà.
Bộ phận.
9
Bài 18. Thực hành 
Câu 3
Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
Bộ phận.
10
Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc 
1. Hoạt động kinh tế
2. Hoang mạc ngày càng mở rộng
− Hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là dầu khí đang diễn ra ngày càng nhiều ở các hoang mạc.
− Các hoang mạc ngày càng mở rộng một phần cũng là do BĐKH.
Liên hệ.
11
Bài 21. MT đới lạnh 
1. Đặc điểm của MT 
− Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai cực tan chảy, diện tích băng thu hẹp.
− Hậu quả của việc thu hẹp diện tích băng (nước biển dâng).
Liên hệ.
12
Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
2. Việc nghiên cứu và khai thác MT 
Đới lạnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Việc khai thác tài nguyên (khoáng sản) ở đới lạnh cần hợp lí, tránh ô nhiễm MT.
Liên hệ.
13
Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi 
2. Bùng bổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi
Bùng nổ dân số ở châu Phi gây sức ép lớn tới nhiều vấn đề, trong đó có MT.
Liên hệ.
14
Bài 30. Kinh tế châu Phi
1. Nông nghiệp
2. Công nghiệp 
− Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở châu Phi còn lạc hậu, hình thức canh tác nương rẫy khá phổ biến (đốt nương làm rẫy, phá rừng).
− Công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản.(gây ô nhiễm)
Liên hệ.
15
Bài 31. Kinh tế châu Phi (tiếp theo)
4. Đô thị hoá 
Đô thị hoá nhanh nhưng tự phát, vì vậy ngoài gây sức ép tới các vấn đề xã hội còn gây sức ép tới MT.
Liên hệ.
16
Bài 32, 33. Các khu vực châu Phi 
1. Khu vực Bắc Phi
2. Khu vực Trung Phi
3. Khu vực Nam Phi
− Bắc Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác (xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát).
− Trung Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. Hạn hán kéo dài, nạn đói thường xuyên xảy ra.
− Cộng hoà Nam Phi phát triển nhất khu vực Nam Phi. Các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí, hoá chất... rất phát triển ở quốc gia này. Đây cũng là những ngành gây ô nhiễm MT.
Liên hệ.
17
Bài 39. Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới 
− Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp rất phát triển.
− Các nước Bắc Mĩ, nhất là Hoa Kì, đã phát thải một lượng khí thải rất lớn vào MT. 
− Việc cắt giảm khí thải sẽ góp phần giảm BĐKH.
Liên hệ.
18
Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ 
3. Đô thị hoá 
Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có MT.
Liên hệ.
19
Bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
3.Vấn đề khai thác rừng Amadôn
Việc khai thác rừng Amadôn đã làm ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu. Bảo vệ rừng Amadôn góp phần bảo vệ MT, hạn chế BĐKH.
Liên hệ.
20
Bài 47. Châu Nam Cực
1. Khí hậu 
− Châu Nam Cực được gọi là “cực lạnh” của thế giới.
− Ngày nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn.
− Hậu quả của băng tan (nước biển dâng...).
Liên hệ.
21
Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương 
2. Khí hậu, thực vật và động vật 
Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao do Trái Đất nóng lên đang đe dọa cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương.
Liên hệ.
22
Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu 
2. Kinh tế 
− Tây và Trung Âu là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới. 
− Đây là một trong những khu vực phát thải nhiều khí thải vào MT nhất.
− Việc cắt giảm khí thải vào MT ở khu vực này sẽ góp phần giảm BĐKH.
Liên hệ.
3
Bài 59. Khu vực Đông Âu 
2. Kinh tế 
− Công nghiệp khá phát triển, với nhiều trung tâm công nghiệp lớn. 
− Phát triển công nghiệp khai thác, luyện kim, cơ khí, hoá chất... 
Liên hệ.
B. Chọn chủ đề thực hiện:
Chủ đề: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
1.Nội dung tích hợp:
Chủ đề
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
1.Ô nhiễm không khí
− Biết được nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
− Nguyên nhân và hậu quả (mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn) ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.
− Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất, MT ở đới ôn hoà ảnh hưởng gì tới môi trường
Bộ phận
- PP: Trực quan, dạy học giao dự án,thuyết trình
- KT: Động não, hợp tác nhóm, trình bày 1 phút
2. Các phương pháp thực hiện việc dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn địa lí
 Ngoài việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực , để nhằm mục đích dạy học tích hợp BBĐKH đạt hiệu quả cao và sát với đối tượng học sinh DTNT có một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn địa lí như sau:
a.Phương pháp trực quan
- Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí
 -Sử dụng tranh/ảnh địa lí
- Sử dụng băng/đĩa hình	
- Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê
b. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí nói chung và giáo dục ứng phó với BĐKH nói riêng tốt nhất với HS là hướng dẫn các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp trên thực địa hoặc trên tranh ảnh, đoạn phim
Với phương pháp này, HS có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí, về những vấn đề có liên quan đến BĐKH. Phát triển năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh ; rèn luyện thói quen làm việc độc lập, tích cực tìm hiểu những hiện tượng địa lí diễn ra hàng ngày ở xung quanh.
c. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
− Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế − xã hội với nhau và giữa tự nhiên với kinh tế − xã hội. Trong các mối quan hệ đó, có những mối quan hệ nhân quả và những mối quan hệ thông thường. Đối với những bài học có nội dung giáo dục BĐKH, ta có thể vận dụng phương pháp này. Bởi vì, hậu quả của BĐKH là do tác động của hàng loạt nguyên nhân, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có nguyên nhân tự nhiên và có nguyên nhân do con người gây ra. 
d. Phương pháp dạy học gắn với thực tế
Thiết kế và tổ chức bài học cần được thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học, đặc biệt tăng cường các phương pháp dạy học tích cực với hình thức tổ chức gắn với hoạt động thực tiễn. Biến đổi khí hậu là nội dung mang tính thực tiễn, nó sẽ thực sự sống động và hiệu quả khi được thực hiện gắn với thực tiễn cuộc sống. 
 Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như BĐKH là một hiện trạng luôn xảy ra trong thục tế gắn với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy để giáo dục BBĐKH đạt hiệu quả cao nhất thiết bài dạy phải có sự liên hệ với thực tế địa phương , đất nước, từ đó giúp các em nhận thúc rõ hơn về trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như biết đề ra các giải pháp ứng phó với sự biến đổi của khí hậu toàn cấu
III. KẾT LUẬN
 Giáo dục BBĐKH cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua bài dạy nhắm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cần thiết về biến đổi khí hậu, nhận thức những vấn đề của biến đổi khí hậu, những kĩ năng cần thiết để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giúp cho học sinh thấy được những triển vọng, giá trị của những nhận thức và hành động phù hợp vì một tương lai phát triển bền vững. 
 Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua các bài này hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho GV, vì lúc này, GV phải biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về BĐKH một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH. Đối với học sinh các trương DTNT vì đặc thù riêng nên sử dụng các phương pháp dạy học sát đối tượng mới mang lại hiệu quả thiết thực.
BÀI SOẠN MINH HỌA
TIẾT 18- Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần :
1. Kiến thức: 
- Nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà.
- Biết được các hậu quả do ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước gây ra cho thiên nhiên và con người ở đới ôn hoà và toàn thế giới.
- HIểu được ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sự biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay,
- Nêu được các giải pháp khác phục các vấn đề ô nhiễm môi trường và giải pháp ứng phó với sự BĐKH toàn cầu hiện nay.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng biết kết hợp giữa kênh hình với kênh chữ để nhận xét và giải thích về các nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Bước đầu rèn KN xác lập các mối quan hệ nhân quả đơn giản trong địa lí
- Rèn kĩ năng nhận xét , phân tích tranh ảnh địa lí
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Có nhận thức đúng về sự BĐKH toàn cầu và có những kĩ năng cần thiết để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu .
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực quan sát phân tích tranh ảnh địa lí để rút ra kiến thức mới của bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Dạy học giao dự án , trực quan , thuyết trình ,hoạt động nhóm
2.Kĩ thuật dạy học: Hợp tác nhóm ,động não , 3 lần 3, hỏi đáp nhanh....
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.GV: 
 - Tranh ảnh ,videovề nguyên nhân và hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
 - Phiếu học tập
 - Giáo án PP
2. HS: 
 - soạn bài mới theo hướng dẫn của GV.
 - Chuẩn bị sản phẩm theo nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Bài cũ: (5’)Quan sát hình ảnh kết hợp kiến thúc đã học cho biết việc đô thị hóa quá mức ở đới ôn hòa làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực gì? Biện pháp khắc phục?
2. Bài mới
* Khởi động: Quan sát hình ảnh nêu nhận xét
* Hoạt động 1 (18’) : 1. Ô nhiễm không khí
- Phương pháp dạy học giao dự án, trực quan...
- Kĩ thuật: Hợp tác nhóm , động não, vấn đáp gợi mở......
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung chính
* GV: hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các nhóm về nghiên cứu trước ở nhà 
( Giao dự án nghiên cứu ở nhà)
* HS: Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1+2: Tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa
- Nhóm 3+4: Tìm hiểu các hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra ở đới ôn hòa.
* GV : Cho HS quan sát các hình ảnh về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa
* Đại diện các nhóm báo cáo và bổ sung kết quả tìm hiểu
* Gv chuẩn xác và giải thích các khái niệm về mưa axít, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôdôn
- Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá , dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. 
Hiệu ứng nhà kính ( Cho HS đọc TN hiệu ứng nhà kính ở SGK trang 186) là hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt đất hấp thụ , nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt trái đất vào vũ trụ lại được khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài làm trái đất nóng lên
* GV cho học sinh quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi:
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng gì đến khí hậu nước ta?
- Trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như vậy các nước trên thế giới đã làm gì để ngăn chặn?
*GV cho HS biết về các giải pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu qua nghị định thư Ki- ô- tô với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải hàng năm, xem video về hội nghị BĐKH ở Tiqipaya Bolivia .
* GV cho hS quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi:
- Để hạn chế ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới đã sử dụng các biện pháp nào?
* Để củng cố mục 1 GV yêu cầu các nhóm trình bày SP với chủ đề ô nhiễm không khí tác động đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu qua tranh vẽ.
* Chuyển ý: Không chỉ ô nhiễm không khí mà ở đới ôn hòa còn có tình trạng ô nhiễm nguồn nước rất trầm trọng mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2 sau đây;
1.Ô nhiẽm không khí
a. Nguyên nhân:
- Do khí thải khói bụi từ:
+ Hoạt động công nghiệp
+ các phương tiện giao thông
+ Chất đốt sinh hoạt
- Do sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ chất phóng xạ vào không khí
b.Hậu quả:
- Gây mưa axít: 
+ Làm chết cây cối
+ Ăn mòn các công trình xây dựng
+ Gây bệnh hô hấp cho con người và vật nuôi
- Tăng hiệu ứng nhà kính BĐKH toàn cầu
- Tạo lỗ thủng tầng ôdôn
 * Hoạt động 2 (14’): 2. Ô nhiễm nước
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, trục quan, vấn đáp gợi mở..
- Kĩ thuật: Hợp tác nhóm, Động não
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung chính
* Em hãy cho biết có các nguồn nước nào ở đới ôn hòa bị ô nhiễm?
* GV: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS dựa vào ND SGK + quan sát các hình ảnh để tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước ở đới ôn hòa .
*HS: Hoạt động nhóm - Điền ND vào phiếu HT
- Nhóm 1 : Tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn nước ngọt
 ( Sông, suối, nước ngầm...)
- Nhóm 2: Tìm hiểu hậu quả ô nhiẽm nguồn nước ngọt ( Sông, suối, nước ngầm...)
- Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiẽm nước biển
- Nhóm 4: Tìm hiểu hậu quả ô nhiểm nước biển
* Đại diện các nhóm báo cáo GV bổ sung và chuẩn xác kiến thúc ghi bảng
* GV cho HS quan sát hình ảnh và cho biết ở Việt Nam có các nguyên nhân nào gây ô nhiễm nước?
- Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế ô nhiễm nước?
2. Ô nhiễm nước
a.Nguyên nhân:
- Nước thải công nghiệp và sinh hoạt
- Sự cố tàu bè chở dầu.........
- Sự phân bố tập trung nhiều thành phố lớn trên một dãi hẹp ven biển
- Các loại phân hóa học , thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp
b.Hậu quả:
- Ô nhiễm nguồn nước nước sạch trở nên
khan hiếm
- Làm chết ngạt sinh vật sống trong nước 
 nguồn TN thuỷ, hải sản bị suy giảm
- Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho người và vật nuôi ....
3. Củng cố:
1.Hậu quả của ô nhiễm không khí là
a.Gây mưa axit
b. Gây bệnh hô hấp cho người và vật nuôi
c. Gây hiệu ứng nhà kính tạo lỗ thủng tầng ô dôn
d. Tất cả các ý trên
2. các ý sau ý nào đúng ý nào sai:
a. Hiện tượng thuỷ triều đen là do sự rò rỉ dầu ra nước biển gây nên
b. Việc sử dụng chất đốt hàng ngày không ảnh hưởng gì đến môi trường
c. Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong SX nông nghiệp không ảnh hưởng gì đến môi trường nước
d.Hiện tượng thuỷ triều đỏ là do các hoá chất thải vào môi trường nước tạo thành
Câu 3: Nghị định thư Kioto yêu cầu các nước trên thế giới chú ý:
a.Bảo vệ quyền lợi bà mẹ và tre em
b. Cắt giảm lượng khí thải hàng năm
c.Hạn chế sử dụng vũ khí nguyên tử
d.Ngăn ngừa nạn lây nhiễm HIV/AIDS
Câu 4: Tình trạng mực nước đại dương các vùng ven biển có xu hướng dâng cao là do hậu quả trực tiếp gần đây của hiện tượng;
a.Mưa axit
b.Rừng bị tàn phá nặng
c.Hiệu ứng nhà kính
d. Mưa lũ dồn dập
5.Hãy sắp xếp các ý sau ( theo số thứ tự) vào sơ đồ sao cho hợp lí 
Để thấy được ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sự 
BĐKH trên trái đất hiện nay?
1.Hiệu ứng nhà kính
2. Ô nhiễm không khí
3. Nước biển dâng lên
4.Băng tan ở 2 cực
5. Gây ngập lụt các vùng ven biển
6. Trái đất nóng lên
5
4.Hướng dẫn về nhà
* Hướng dẫn học bài cũ:
- Trả lời câu hỏi bài tập SGK ( trang 58)
-Làm bài tập 2 SGK:
+ Vẽ biểu0
6
10
15
20
25
Hoa Kì
Pháp
20
 đồ hình cột
Tấn/người/năm
Nước
 Biểu đồ lượng khí thải độc hại bình quân đầu người
+ Tính tổng lượng khí thải của từng nước
*Cách tính:
số dân × lượng khí thải bình quân/ người
* Chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị bài thực hành bài 18
+ Ôn lại cách phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, cách nhận biết các kiểu môi trường
+Ôn kĩ năng phân tích bảng số liệu và nhận xét
+ Chuẩn bị vở bài tập
V. RÚT KINH NGHIỆM ( Hoạt động bổ sung sau tiết học)

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_tich_hop_giao_duc_bien_doi_khi_hau_qua_mon_dia_li.doc