Tích hợp kiến thức các môn sinh và công nghệ vào giảng dạy bài “Biện pháp đấu tranh sinh học” môn Sinh 7

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi

1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN SINH VÀ CÔNG NGHỆ VÀO GIẢNG DẠY BÀI “BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC” MÔN SINH 7.

2. Mục tiêu dạy học:

Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, người nông dân sử dụng rất nhiều các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Trong đó , Biện pháp hóa học đề phòng trừ sâu bệnh hại được nhiều người nông dân lựa chọn vì có khả năng phòng trừ sâu bệnh nhanh mà giá thành lại thấp. Tuy mang lại hiệu quả nhanh, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người tiêu dùng

lại khó mà lường trước hết được nếu người nông dân không sử dụng đúng cách. Có thể kể đến một số hậu quả của việc lạm dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng: như ô nhiễm môi trường đất, môi trồng nước, ngô độc thực phẩm, giết chết sinh vật.

Mặt khác, Trường THCS Yên Viên lại được đặt ngay trên địa bàn có truyền thống lâu đời làm nghề trồng rau. Do đó, những kiến thức các em học ở trên lớp được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế đặt ra là các em thường xuyên cùng gia đình của mình sử dụng các biện pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rau và cây lúa. Để giúp các em có thể cùng gia đình mình chăm sóc cây trồng mà không làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người, Tôi đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn Sinh và Công nghệ để giải quyết tốt vấn đề không chỉ là mối quan tâm của người dân địa phương mà còn là vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1070Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp kiến thức các môn sinh và công nghệ vào giảng dạy bài “Biện pháp đấu tranh sinh học” môn Sinh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐẾ TÍCH HỢP
Tên chủ đề dạy học: Giáo dục môi trường trong môn sinh học
Môn học chính của chủ đề: Môn Sinh học
Các môn học khác được tích hợp: Môn Công nghệ
Phiếu thông tin về giáo viên
Sở giáo dục và đào tạo Hà Giang
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đồng Văn
Trường PTDTBT - THCS Sủng Trái
Địa chỉ: Xã Sủng Trái, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
Điện thoại: 
Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Lại Tân Phương
Ngày sinh: 25-10-19883 Môn: Sinh học
Điện thoại: 01655860400; Email: laitanphuong@gmail.com
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi
Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN SINH VÀ CÔNG NGHỆ VÀO GIẢNG DẠY BÀI “BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC” MÔN SINH 7.
Mục tiêu dạy học: 
Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, người nông dân sử dụng rất nhiều các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Trong đó , Biện pháp hóa học đề phòng trừ sâu bệnh hại được nhiều người nông dân lựa chọn vì có khả năng phòng trừ sâu bệnh nhanh mà giá thành lại thấp. Tuy mang lại hiệu quả nhanh, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người tiêu dùng 
lại khó mà lường trước hết được nếu người nông dân không sử dụng đúng cách. Có thể kể đến một số hậu quả của việc lạm dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng: như ô nhiễm môi trường đất, môi trồng nước, ngô độc thực phẩm, giết chết sinh vật...
Mặt khác, Trường THCS Yên Viên lại được đặt ngay trên địa bàn có truyền thống lâu đời làm nghề trồng rau. Do đó, những kiến thức các em học ở trên lớp được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế đặt ra là các em thường xuyên cùng gia đình của mình sử dụng các biện pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rau và cây lúa. Để giúp các em có thể cùng gia đình mình chăm sóc cây trồng mà không làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người, Tôi đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn Sinh và Công nghệ để giải quyết tốt vấn đề không chỉ là mối quan tâm của người dân địa phương mà còn là vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm.
a. Môn Sinh học: Bài 59 Biện pháp đấu tranh sinh học
1.Kiến thức: 
- HS giải thích được mục tiêu của các biện pháp đấu tranh sinh học.
- HS nêu được khái niệm ,các biện pháp đấu tranh sinh học và nêu được các ví dụ để minh họa cho từng biện pháp.
 - HS nêu được những ưu, nhược điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học.
 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, môi trường.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
 b. Môn Công nghệ: Bài 13: Phòng trừ sậu, bệnh hại
 1.Kiến thức: 
- HS biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
-HS hiểu được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
 2.Kĩ năng:
- HS có khả năng vận dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại trong thực tiễn sản xuất.
-Rèn kỹ năng quan sát và trao đổi nhóm.
-Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
 3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây trồng và bảo vệ môi trường sống.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng dạy học là học sinh
- Số lượng học sinh: 70 em
- Số lớp thực hiện: 2 lớp
- Khối lớp: 7
*Dự án tôi thực hiện có một số thuận lợi sau:
+ Thứ nhất: HS đã được tìm hiểu về biện pháp Sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại trong tiết 12chương trình Công nghệ 7 nên đã có kiến thức sơ lược về biện pháp đấu tranh sinh học.
+ Thứ hai: Các em đã được tìm hiểu qua về mối quan hệ sinh vật với sinh vật để diệt trừ một số sâu hại trong bài 27: Đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ.
+ Thứ ba: Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, khi các em cùng gia đình chăm sóc ruộng rau của gia đình mình luôn tiếp cận các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng. Vì vậy khi kết hợp các kiến thức của các môn học trong việc giải quyết vấn đề của bài học các em không cảm thấy bị bỡ ngỡ. Như vậy việc tích hợp kiến thức các môn học vào giải quyết vấn đề trong môm Sinh học gặp rất nhiều thuận lợi. 
4. Ý nghĩa của bài học
Qua bài học này, Học sinh có thể nắm được các biện pháp đấu tranh sinh học cùng với những ưu, nhược điểm của biện pháp này. Qua đây học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế cùng gia đình mình hoặc địa phương phòng trừ tốt được sâu bệnh hại , hạn chế sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó không làm tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người và hướng tới sản phẩm nông nghiệp ‘ sạch’ và góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vwvgx.. 
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Giáo viên: 
 -Máy chiếu, Phim trong
 - Tranh phòng to hình 59.1
 - Phiếu học tập
 - Bảng phụ
 - Tư liệu minh họa
 - Kiến thức về tin học để soạn bài giảng trên Powerpoint;
 - Kiến thức Giáo dục công dân về tính tự giác và tác hại của Ô nhiễm môi trường.
 - Kiến thức địa lý về tác hại của ô nhiễm môi trường và sinh vật trong các môi trường
 - Kiến thức Công nghệ về nguyên tắc và các biện pháp phòng trừ sâu hại.
* Học sinh: 
 - Ôn tập lại kiến thức đã học có liên quan tới bài học trong các môn: Công nghệ( Bài 13), Sinh ( Bài 27).
 - Liên hệ thực tế: Quan sát các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại của gia đình và địa phương em.
 - Sưu tầm các tranh, ảnh về các sinh vật diệt trừ các sinh vật có hại.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
. Tiết 62
BÀI 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học .
Nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học.
Nêu được các ưu nhược điểm của biện pháp dấu tranh sinh học.
Vận dụng kiến thức liên môn Sinh và Công nghệ để nắm được các mục tiêu của bài
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy tổng hợp .
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức các môn học có liên quan để giải quyết vấn đề.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật và môi trường.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt dộng vận dụng các kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Máy chiếu
- Tư liệu
- Bảng phụ
 	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài .
 - Tư liệu
 - Xem lại bài 13: phòng trừ sâu, bệnh hại. 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: 1’
	 2.Kiểm tra bài cũ:5’ 
	- Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn ở môi trường đới nóng và hoang mạc đới nóng?
 - Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? 
 3. Mở bài: GV nêu vấn đề: Như các em đã học trong chương trình Công nghệ 7: Sâu bệnh gây hại có ảnh hưởng lớn tới năng suất và phẩm chất nông sản. Thực tế hiện nay, nông dân đang sử dụng phổ biến biện pháp nào để diệt trừ sâu bệnh hại? và biện pháp đó gây hậu quả như thế nào tới sinh vật và môi trường? ( HS trả lời).Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về những ưu, nhược điểm Biện pháp sinh học để diệt trừ sâu bệnh hại (1’)
4.Bài mới: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học(7’)
+ Mục tiêu: HS hiểu được mục tiêu, khái niệm của đấu tranh sinhn học
GV yêu cầu HS quan sát slides 2-->7 Trả lời câu hỏi:
? Những biện pháp nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
? Thế nào là đấu tranh sinh học?
? GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Lấy VD về đấu tranh sinh học ở địa phương em/
* GV Yêu cầu HS quan sát slides 8
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những biện pháp đấu tranh sinh học: 12’
+ Mục tiêu: HS nêu được 3 biện pháp chính và nhóm thiên địch cụ thể
-GV yêu câu HS quan sát MC 
? Kể tên các hình thức sử dụng thiên địch?
- GV giới thiệu: Đấu tranh sinh học có những biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp đều có những điểm khác nhau. Để tìm hiểu kĩ hơn từng biện pháp mời các em theo dõi một số hình ảnh sau:
? Để tìm hiểu kĩ hơn từng biện pháp, các em hãy hoạt động theo nhóm trong 5’ hoàn thành bảng sau: ( Phụ lục 1)
- GV chữa bài các nhóm --> nhận xét, bổ sung, thống nhất đáp án -MC
_ GV: để tìm hiểu thêm hoạt động của các thiên địch để diệt sâu bệnh hại mời các em xem đoạn video sau
_ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại?
GV chuyển ý: Vậy những biện pháp đấu tranh sinh học đó có những ưu nhược điểm gì? 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học( 15’)
+ Mục tiêu: HS chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học
-GV yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức liên môn : nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại
- GV yêu cầu( HS trình bày kết quả sưu tầm ở nhà) : Dựa vào kiến thức các em đã học ở bài 12 Môn Công Nghệ 7 Bài 13 và kết quả chuẩn bị ở nhà , mời các nhóm cử đại diện trình bày ?1những ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.( Nhóm 1.2)
GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét , chỉnh sửa
Bổ sung những hạn chế của biện pháp
?2. Ngày nay người ta đã ứng dụng biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp như thế nào?
-GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
* Liên hệ: Hiện nay địa phương em sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học này như thế nào trong việc phòng trừ sâu bệnh hại?
Những khó khăn khi áp dụng phương pháp này ở địa phương?
GV tổng kết: Hiện nay các quốc gia trồng lúa trên thế giới đều có xu hướng phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng bằng biện pháp đấu tranh sinh học và mang lại nhiều lợi ích như giảm được chi phí mua thuốc, nhân công và giảm thiểu được sự ô nhiễm môi trường. 
- HS quan sát máy chiếu (MC) , hoạt động cá nhân, liên hệ kiến thức đã học môn Công nhệ 7 trả lời.
- HS liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức đã học trong bài 13 môn Công nghệ 7 trả lời.
.* HS qun sát MC. Trả lời câu hỏi
-HS keát luaän
- HS quan sát MC kết hợp với thông tin SGK trả lời.
- HS quan sát MC
- HS dựa vào kết quả quan sát tự nghiên cứu lĩnh hội thông tin, thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành bảng.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS xem video
_ HS giải thích: Dùng phương pháp triệt sản ở ruồi đực, làm ruồi đực không thể sinh sản được tinh trủng nên không thực hiện được sự thụ tinh khi giao phối do đó không phát triển được nòi giống.
- HS dựa vào kiến thức liên môn; Sinh , Công nghệ trả lời:
+ Ưu điểm: Hiệu quả cao, tiru diệt nhanh sâu bệnh
+ Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường, diệt các sinh vật có lợi và gây hại cho con người và sinh vật khác.
- HS cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu của mình.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
- Nhóm 3.4 trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS liên hệ thực tế địa phươngs
I. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? 
 Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
II. Biện pháp đấu tranh sinh học :
Bảng đã hoàn thành
III. Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học:
1. Ưu diểm
- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiểm môi trường.
2. Nhược điểm:
+ Chỉ hiệu quả những nơi khí hậu ổn định
+ Thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại
+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lạitạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
+ Một loài thiên địch vừa có hại vừa có thể có lợi
5Củng cố: ( 5’) + Các nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy( phụ lục 2)
 6. Dặn dò
Học thuộc bài 59
Đọc trước bài 60
Trả lời câu hỏi SGK trang 194
Kẻ bảng SGK trang 196
Sưu tầm tranh ảnh về động vật quý hiếm
PHỤ LỤC 1
Các biện pháp đấu tranh sinh học
Tên sinh vật gây hại
Tên thiên địch
1. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại
2. Sử dụng thiên dịch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trứng sâu hại
3. sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
PHỤ LỤC 2
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Theo định hướng mới về đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi kiểm tra kết quả bài học của các em bàng cách : các em chơi trò chơi: Tiếp sức hoàn thành sơ đồ tư duy
+ Mục đích của trò chơi: Giúp các em hẹ thống lại bài học
+ Các bước: GV treo sơ đồ tư duy để trống, yêu cầu các nhóm xếp thành hàng một người chọn các cụm từ có sẵn, moottj số em dán vào sơ đồ có sẵn. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc, nhóm thua phải hát một bài.
8. Các sản phẩm của học sinh
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Kết quả bài làm của học sinh : 75% các nhóm làm bài đúng.
Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Sinh đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào học kỳ II của năm học 2014 -2015 đối với học sinh các lớp và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,8,9. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để học sinh có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời giúp giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là hồ sơ dạy học thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ góp ý của các quý thầy cô để tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN tich hop kien thuc lien mon SINH HOC 7_12220430.doc