i. mục tiêu bài học: qua bài học này, học sinh phải:
1. kiến thức:
- chứng minh được co cơ sinh ra công. công của cơ được sử dụng trong lao động và di chuyển.
- trình bày được nguyên nhân mỏi cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.
- nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ từ đó vận dụng vào đời sống, lao động, thể dục, thể thao.
2. kỹ năng:
- rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
- rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm
3. thái độ:
- có ý thức luyện tập, lao động để rèn luyện cơ, bảo vệ cơ thể, nâng cao sức khỏe.
Tuần: 5 Tiết: 10 Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ. Ngày soạn: 21.09.2014 Ngày dạy: 23.09.2014 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Chứng minh được co cơ sinh ra công. Công của cơ được sử dụng trong lao động và di chuyển. - Trình bày được nguyên nhân mỏi cơ và các biện pháp chống mỏi cơ. - Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ từ đó vận dụng vào đời sống, lao động, thể dục, thể thao. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm 3. Thái độ: - Có ý thức luyện tập, lao động để rèn luyện cơ, bảo vệ cơ thể, nâng cao sức khỏe. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Máy ghi công của cơ 2. Học sinh: Bảng 10 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Oån định, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ? Nêu ý nghĩa của hoạt động co cơ? 3. Hoạt động dạy học: Vậy hoạt động co cơ mang lại hiệu quả gì? Làm gì để tăng hiệu quả của hoạt động co cơ? Hoạt động 1: Tìm hiểu công cơ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài - Yêu cầu HS chon các từ thích hợp ở khung bên cạnh điền vào chổ trống. - Yêu cầu HS báo cáo, bổ sung, nhận xét - Chốt lại - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/34 + Từ bài tập trên em có nhận xét về sự liên quan giữa lực và co cơ? + Thế nào là công của cơ? + Làm thế nào để tính được công của cơ? + Cơ co phụ thuộc vào yếu tố nào? + Cho ví dụ chứng minh cơ co phụ thuộc vào các yếu tố đó? - Chốt lại. - HS chon các từ thích hợp ở khung bên cạnh điền vào chổ trống: co – lực đẩy – lực kéo. - HS báo cáo, bổ sung, nhận xét - HS nghiên cứu thông tin SGK/34 + Cơ co tạo một lực làm vật di chuyển. + Cơ co tạo ra một lực để sinh công. + Gọi F là lực tác độnglàm vật di chuyển 1 quãng đường s, A là công sinh ra. Ta có: A=F.s + Phụ thuộc vào trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động, khối lượng của vật phải di chuyển. + Thần kinh: Mệt mỏi, buồn: công sinh ra ít và ngược lại.nhịp độ lao động nhanh: Công sinh ra nhiều nhưng thời gian ngắn I. Công cơ: Khi cơ co tạo ra một lực tác dụng vào vật làm vật di chuyển tức là sinh ra công. Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố: Trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động, khối lượng của vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài + Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa? Nếu bị thì hiện tượng như thế nào? - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm như H 10 rồi điền kết quả vào bảng 10. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất? + Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài? + Khi biên độ co cơ giảm rồi ngừng thì em sẽ gọi là gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ? + Vậy mỏi cơ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và lao động? + Làm thế nào để cơ không bị mỏi? Lao động và học tập đạt kết quả? + Khi bị mỏi cơ cần làm gì? - Chốt lại + Có, lúc lao động nặng hoặc chơi thể thao quá sức.. - HS tiến hành thí nghiệm rồi điền vào bảng 10 - HS báo cáo kết quả. + Cách tính công trên cơ sở khối lượng thích hợp sẽ sinh công lớn + Nếu ngón tay kéo rồi thả nhiều lần thì biên độ co cơ giảm và cuối cùng là ngừng hẳn. + Mỏi cơ + Do thiếu oxy dẫn đến tích tụ axit lactic đầu độc làm mỏi cơ + HS liên hệ thực tế khi chạy thể dục, học nhiều tiết căng thẳng .gây mệt mỏi cần nghỉ ngơi + Lao động và làm việc vừa sức + Khi mỏi cơ cần hít thở sâu, xoa bóp cơ, uống nước đường, nghỉ ngơi hợp lí. II. Sự mỏi cơ: Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu à Biên độ co cơ giảm à ngừng - Nguyên nhân mỏi cơ: + Lương oxy cung cấp cho cơ thiếu + Năng lượng cung cấp ít + Sản phẩm tạo ra acid lactic tích tụ đầu độc cơ à Mỏi cơ - Biện pháp chống mỏi cơ: Khi mỏi cơ cần hít thở sâu, xoa bóp cơ, uống nước đường, nghỉ ngơi hợp lí. Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp rèn luyện cơ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài - Yêu cầu HS dựa vào phần 1, kiến thức thực tế thảo luận nhóm 4 – 6HS trong 5’trả lời: + Những họat động nào được coi là sự luyện tập + Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn đến kết quả gì đối với hệ cơ? + Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt? + Hãy liên hệ bản thân: Em đã chọn cho mình phương pháp luyện tập nào chưa và kết quả như thế nào? - Yêu cầu HS các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Chốt lại - HS dựa vào phần 1, kiến thức thực tế thảo luận nhóm trả lời: +Hoạt động TDTT + Xương rắn chắc, cơ phát triển + Tuân theo các nguyên tắc và phương pháp tập luyện TDTT + Có nhưng chưa có kết quả à Cần điều chỉnh cách luyện tập để đạt kết quả cao hơn. - HS các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ: Thường xuyên tập thể dục thể thao vừa sức nhằm: - Tăng thể tích cơ - Tăng lực co cơ à Hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp có hiệu quả à Tinh thần sảng khoái à Lao động cho năng suất cao. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: a. Yêu cầu HS đọc to ghi nhớ b. Trả lời các câu hỏi: - Giải thích hiện tượng bị chuột rút trong đời sống? c. Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau: Điền Đ vào câu đúng, S vào câu sai: Câu Lựa chọn: - Sự oxy hóa các chất hữu cơ sẽ tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ - Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ không được cung cấp đủ oxy nên acid lac tic tích tụ - Sự kết hợp giữa cốt giao và muối khoáng làm cho xương mềm dẻo - Tất cả các xương trong bộ xương đều có thể cử động 2. Dặn dò: - Ý thức, tinh thần học tập - Đọc mục “Em có biết” - Học thuộc bài, chuẩn bị bài: “Tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động” ôn lại kiến thức về bộ xương và hệ cơ của lớp thú. So sánh bộ xương và hệ cơ của lớp thú so với người từ đó rút ra những đặc điểm của bộ xương và hệ cơ của người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động
Tài liệu đính kèm: