Tiết 10, Bài 11: Biểu diễn ren - Nguyễn Thị Hương

I.Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết nhận dạng ren trên bản vẽ chi tiết. Biết được các quy ước vẽ ren.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ về ren.

 3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, ham thích tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 - Tranh vẽ các hình trong SGK.

 - Một sồ mẫu vật như: bulông, đai ốc, bóng đèn đuôi xoắn

2. Học sinh: Đọc trước bài 11, sưu tầm một số chi tiết có ren

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10, Bài 11: Biểu diễn ren - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
Ngày soạn: 23/09/2012
Tiết: 10
Ngày dạy: 27/09/2012
BÀI 11: BIỂU DIỄN REN
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biết nhận dạng ren trên bản vẽ chi tiết. Biết được các quy ước vẽ ren. 
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ về ren.
 3. Thái độ: 
- Thái độ học tập nghiêm túc, ham thích tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ các hình trong SGK.
 - Một sồ mẫu vật như: bulông, đai ốc, bóng đèn đuôi xoắn
2. Học sinh: Đọc trước bài 11, sưu tầm một số chi tiết có ren
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp học
8A1:..
8A2:..
8A3:..
8A4:..
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án
 Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
 Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
à Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
 Trình tự đọc bản vẽ:
Khung tên.
Hình biểu diễn.
Kích thước.
Yêu cầu kĩ thuật.
 - Tổng hợp
3. Đặt vấn đề:
 Ren dùng để lắp ghép các chi tiết hay dùng để truyền lực. Ren được hình thành trên mặt ngoài của trục gọi là ren ngoài (ren trục) hoặc được hình thành ở mặt trong của lỗ gọi là ren trong (ren lỗ).
Vậy các ren này được biểu hiện như thế nào trên bản vẽ chi tiết? Đó là nội dung của bài học hôm nay: “Biểu diễn ren”.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU CÁC CHI TIẾT CÓ REN
- Bulông, đai ốc, phần đầu và thân bút bi
-Dạng xoắn.
- Lắp ghép các chi tiết hay truyền lực.
- Làm cho:
+ Mặt ghế được ghép với chân ghế.
+ Nắp lọ mực đậy kín lọ mực.
+Bóng đèn lắp với đui đèn.
+ Làm cho hai chi tiết được ghép lại với nhau (Vít cấy).
+ Các chi tiết được ghép lại với nhau. (Bulông, đai ốc).
- Em hãy cho biết một số đồ vật hoặc chi tiết có ren thường dùng?
Cho Hs quan sát tranh vẽ và các mẫu vật và đặt câu hỏi:
- Kết cấu ren có dạng gì?
- Ren dùng để làm gì?
- Em hãy nêu công dụng của ren trên các chi tiết của hình 11.1 SGK?
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU QUY ƯỚC VẼ
- Ren trục là ren được hình thành từ mặt ngoài của chi tiết
- HS thảo luận và làm vào SGK.
- Là ren được hình thành từ mặt trong của lỗ.
- HS thảo luận và làm vào SGK.
-Được vẽ bằng nét đứt.
- Các đường đỉnh ren, chân ren, đường gới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt.
Cho HS quan sát ren trục và các hình chiếu của ren trục. 
-Thế nào là ren trục?
Cho HS nhận xét về quy ước vẽ ren bằng cách làm bài tập trong SGK.
Cho HS quan sát ren lỗ và các hình chiếu của ren lỗ.
- Thế nào là ren lỗ?
Nhận xét về quy ước vẽ ren lỗ bằng cách làm bài tập trong SGK.
 GV lưu ý cho HS là đường gạch gạch (đường kẻ thể hiện phần vật liệu) kẻ đến đường đỉnh ren.
- Khi vẽ hình chiếu, các cạnh khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì?
Tương tự như vậy, đối với ren bị che khuất thì các đường biểu diễn ren được vẽ như thế nào?
HOẠT ĐỘNG III. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- HS chú ý lắng nghe để thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo.thực hành “đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có có ren”
5. Ghi bảng :
I. Chi tiết có ren.
 Ren dùng để lắp ghép các chi tiết hay truyền lực
II. Quy ước vẽ ren.
 1. Ren ngoài(ren trục):
 - Là ren được hình thành từ mặt ngoài của chi tiết.
- Đường đỉnh ren và giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. 
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và chỉ vẽ 3/4 vòng tròn.
2. Ren trong: 
Là ren được hình thành từ mặt trong của lỗ.
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
3. Ren bị che khuất.
Các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Biểu diễn ren - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc