Tiết 11, Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Trường THCS Thiện Mỹ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.

2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị.

- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.

3.Thái độ:

 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, SGV GDCD 6.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Sống chan hoà với mọi người có lợi ích gì?

- Khi em có khuyết điểm, bạn bè góp ý em sẽ có thái độ như thế nào?

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1819Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Trường THCS Thiện Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2010
Ngày dạy:
Tuần 13
Tiết 11
BÀI 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị.
- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
3.Thái độ:
 Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SGV GDCD 6.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Sống chan hoà với mọi người có lợi ích gì?
- Khi em có khuyết điểm, bạn bè góp ý em sẽ có thái độ như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trong giờ ra chơi bạn An làm rơi tập của bạn Minh xuống đất, nhưng bạn An không nhặt lên trả bạn Minh, bạn An tiếp tục đi chơi. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn An?
HS: Bạn An không lịch sự.
GV: Nhận xét. Như vậy, thế nào là lịch sự, tế nhị? Nó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
*Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc (phương pháp quan sát, đàm thoại, vấn đáp gợi mở).
GV: Gọi HS đọc tình huống.
Hỏi: Qua tình huống trên em hãy nhận xét hành vi của bạn chạy vào lớp khi thầy đang giảng bài?
HS: Bạn không chào thể hiện sự vô lễ, đã đi muộn lại không xin lỗi..
Hỏi: Hành vi đó thể hiện điều gì?
HS: Bạn đó thiếu lịch sự, không tế nhị.
Hỏi: Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống? Vì sao?
HS: Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết, vì: bạn Tuyết thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị.
GV: Bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa để khỏi phiền thầy và các bạn trong lớp thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị. Tuyết chờ thầy nói hết câu bước ra giữa cửa đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi.Đó là hành vi thể hiện sự kính trọng thầy, đồng thời cũng thể hiện bạn Tuyết biết ứng xử lịch sự, tế nhị.
Hỏi: Thầy Hùng có bao nhiêu cách ứng xử trước những hành vi của các bạn đến lớp muộn?
HS: Phê bình gắt gao, nhắc nhở nhẹ nhàng
GV: Không nhắc nhở lúc ấy nhưng tan học sẽ gặp trực tiếp để nhắc nhỏ bạn đó hay kể một câu chuyện thể hiện sự lịch sự, tế nhị để HS tự liên hệ.
Hỏi: Theo em, thầy Hùng sẽ chọn cách cư xử nào trước hành vi của các bạn?
HS: Thầy sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương bạn Tuyết để các bạn tự liên hệ rút ra khuyết điểm của mình.
*Hoạt động 3: Phân tích nội dung bài học (phương pháp vấn đáp gợi mở, động não).
Hỏi: Lịch sự là gì?
HS: Là những cử chỉ, hành dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội
Hỏi: Thế nào là tế nhị?
HS: Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp.
Hỏi: Lịch sự, tế nhị khác nhau ở điểm nào?
HS: Tế nhị là muốn nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp ứng xử.
GV: Lịch sự và tế nhị đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hộinhưng tế nhị là muốn nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp ứng xử.
Hỏi: Lịch sự, tế nhị biểu hiện như thế nào?
HS: Trả lời nội dung SGK.
Hỏi: Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời nội dung SGK.
Hỏi: Nêu vài câu cao dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị?
HS: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập (phương pháp động não, vấn đáp gợi mở).
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a trang 22.
1. Tình huống:
2. Nội dung bài học:
a. Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
b. Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
c. Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người người giao tiếp và những người chung quanh.
d. Ý nghĩa: Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi con người.
3. Bài tập:
a. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện sự lịch sự, tế nhị.
*Biểu hiện của lịch sự:
- Ăn nói nhẹ nhàng.
- Biết lắng nghe.
- Biết cảm ơn, xin lỗi.
*Biểu hiện của tế nhị:
 Biết nhường nhịn.
4. Củng cố:
- Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào?
- Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa như thế nào?
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập b, c, d SGK trang 22.
- Xem trước Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Lịch sự, tế nhị - Trường THCS Thiện Mỹ.doc