Tiết 11, Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa - Năm học 2012-2013

1. Mục tiêu bài học:

1.1. Kiến thức:

- Hs biết: Những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

- Hs hiểu :ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

1.2. Kĩ năng:

- Hs thực hiện được: Biết phân biệt đúng và sai, lành mạnh và không

 lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa

- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử lối sống trong gia đình

- GDKNS: + KN trình bày suy nghĩ ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

 Hs thực hiện thành thạo: + KN nêu và giải quyết vấn đề, vai trò của trẻ em, HS trong gia đình.

+ KN quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.

1.3.Thái độ:

Thói quen: Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa

 Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa

Tính cách: Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2362Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11
Tuần 11 
Ngày dạy: 26/11/2012 
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
	Bài 9
1. Mục tiêu bài học: 
1.1. Kiến thức:
- Hs biết: Những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
- Hs hiểu :ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
1.2. Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Biết phân biệt đúng và sai, lành mạnh và không
 lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử lối sống trong gia đình
- GDKNS: + KN trình bày suy nghĩ ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
 Hs thực hiện thành thạo: + KN nêu và giải quyết vấn đề, vai trò của trẻ em, HS trong gia đình.
+ KN quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
1.3.Thái độ:
Thói quen: Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa
 Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa
Tính cách: Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc.
2. Các nội dung học tập:
 Những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa
 Ý nghĩa
3.Chuẩn bị:
	3.1. Giáo viên: 
- Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
 - Hình ảnh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình. 
 3.2. Học sinh: 
- Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về gia đình.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
	4.1 Ổn định tổ chức: -
 Kiểm diện học sinh: 7A 3 7A4 7A5
	4.2 Kiểm tra miệng:
 Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? (3 điểm) 
 a. Nên tha thứ lỗi nhỏ của bạn.(1.5đ)
 b. Khoan dung là nhu nhược, là không công bằng.
 c. Quan hệ giữa mọi người sẽ tốt đẹp nếu có lòng khoan dung.(1.5đ)
 d. Chấp vặt và định kiến sẽ có hại cho quan hệ bạn bè.
 Câu 2: Phải rèn luyện lòng khoan dung như thế nào? (4 điểm).
 HS: Sống cởi mở, gần gũi, chân thành
? Gia đình em có phải là gia đình văn hóa không: (3đ)
4.3 Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có rất nhiều gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, nhưng cũng có những gia đình chưa được công nhận là gia đình văn hóa. Vậy những gia đình như thế nào là gia đình văn hóa, trách nhiệm của chúng ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động :Tìm hiểu truyện ( thời gian 10’)
Mục tiêu: Tìm hiểu truyện đọc, rút ra nội dung bài học
HS: Đọc truyện .
 GV: Chia nhóm thảo luận (3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
Nhóm 1, 2: Đời sống tinh thần của gia đình cô Hòa ra sao?
HS: Mọi người chia sẻ, giúp đỡ nhau, gia đình đầm ấm, hạnh phúc; Đọc báo, trao đổi chuyên môn; Tú ngồi học bài;cô chú là chiến sĩ thi đua, Tú là HS giỏi.
Nhóm 3,4:Gia đình cô Hòa đối xử như thế nào với bà con hàng xóm?
HS: Quan tâm giúp đỡ lối xóm; Tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư; Tận tình giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. 
Nhóm 5, 6: Gia đình cô đã làm tốt nghĩa vụ công dân như thế ?
HS: Vân động bà con làm vệ sinh môi trường; chống các tệ nạn xã hội. 
GV: Nhận xét, kết luận gia đình cô Hòa đã đạt gia đình văn hóa. 
Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. ( thời gian 10’)
Mục tiêu: Tìm hiểu các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hóa, ý nghĩa cảu việc xây dựng gia đình văn hóa.
Cho HS đọc bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa
GV: Qua đó em hãy cho biết tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa là gì?
HS: - Xây dựng kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
- Đoàn kết với cộng đồng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
GV: Hãy kể một số gia đình mà em biết ở địa phương là gia đình văn hóa hoặc gia đình thiếu văn hóa?
HS: Trả lời tự do.
* GDKNS: 
? Em hãy nêu những biểu hiện đúng lành mạnh về 1 gia đình văn hóa?
HS: Mọi thành viên trong gia đình tích cực học tập, tìm hiểu tình hình đất nước, địa phương; có nhu cầu sở thích về văn hóa lành mạnh (sách báo, phim ảnh, nghệ thuật khác); thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận với gia đình, xã hội
? Nêu những biểu hiện của gia đình không văn hóa?
HS: Thành viên trong gia đình ăn chơi đua đòi, sử dụng ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy độc hại, thấp kém, sa vào các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, ma túy), thiếu tình cảm trách nhiệm đối với gia đình, người thân, hàng xóm, cư xử với nhau thiếu văn hóa, bạo lực gia đình
GV: Có thể gợi ý một số loại gia đình.
- Gia đình không giàu nhưng yêu thương nhau, đời sống văn hóa lành mạnh.
- Gia đình giàu có nhưng con cái hư hỏng, cha mẹ không gương mẫu.
- Gia đình bất hòa, thiếu nề nếp gia phong.
- Gia đình bất hạnh vì quá đông con, nghèo túng.
? Em rút ra nội dung về ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa?
HS: Đối với cá nhân và gia đình:
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình là văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ sống có văn hóa, đạo đức, và chính những con người đó đem lại sự bình yên hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
- Đối với xã hội: 
+ Gia đình là tế bào của xã hội
+ Gia đình bình yên thì xã hội ổn định.
- Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, hạnh phúc.
? Em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
HS: chăm chỉ học tập, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, học tập cách ứng xử có văn hóa
Hoạt động 3: Luyện tập làm bài tập( thời gian 5’)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm bài tập của hs và việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết tình huống.
HS làm BT b SGK/ 29
HS cho HS tranh luận bài tập
HS trả lời các tình huống trong bài tập
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
Nói đến gia đình văn hóa là đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hòa tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định văn minh.
I. Truyện đọc:
“Một gia đình văn hóa”.
II.Nội dung bài học:
1.Tiêu chuẩn gia đình văn hóa:
- Xây dựng kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
- Đoàn kết với cộng đồng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
2. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Đối với cá nhân và gia đình:
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình là văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ sống có văn hóa, đạo đức, và chính những con người đó đem lại sự bình yên hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
- Đối với xã hội: 
+ Gia đình là tế bào của xã hội
+ Gia đình bình yên thì xã hội ổn định.
III.Bài tập
Bài tập b: 
- Gia đình đông con:không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sẽ thiếu thốn về kinh tế, không chăm sóc con cái chu đáo đầy đủ về tinh thần và vật chất.
- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi đua đòi: là gia đình bất hạnh.
- Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn học giỏi, chăm học, chăm làm: là gia đình hạnh phúc, văn hóa
- Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc vì tiền bạc, kinh tế chỉ góp 1 phần trong việc xây dựng 1 gia đình hạnh phúc
4.4/ Tổng kết.
? Hãy nêu các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa?
- Xây dựng kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
- Đoàn kết với cộng đồng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
? Nêu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa?
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình là văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ sống có văn hóa, đạo đức, và chính những con người đó đem lại sự bình yên hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
+ Gia đình là tế bào của xã hội
+ Gia đình bình yên thì xã hội ổn định.
BTTN: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện là gia đình văn hóa?
1. Mọi người sống hòa thuận vui vẻ
2. Gia đình luôn có tranh chấp bất hòa
3. Gia đình không cho con ăn học
4. Gia đình luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với địa phương
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
	* Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 29.
	* Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 9: “Xây dựng gia đình văn hóa” (TT).
	+ Tìm ca dao, tục ngữ, hình ảnh về gia đình.
 + Tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương.
	+ Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 28 - 29
 5. phụ lục

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Xây dựng gia đình văn hóa (2).doc