Tiết 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh vận động

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.

- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện thân thể chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Tranh vẽ các hình từ H11.1- 11.5 - SGK.

- Mô hình bộ xương người.

III. PHƯƠNG PHÁP :

- Chủ yếu sử dụng phương pháp phát vấn và giảng giải.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tổ chức lớp .

2. Kiểm tra bài cũ :

- HS1: Công của cơ là gì ? Công của cơ được sử dụng vào những mục đích nào ?

- HS2: Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1660Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	 Ngày giảng:
Tiết 11 : TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện thân thể chống các tật bệnh về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh vẽ các hình từ H11.1- 11.5 - SGK.
- Mô hình bộ xương người.
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Chủ yếu sử dụng phương pháp phát vấn và giảng giải.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức lớp .
Kiểm tra bài cũ :
HS1: Công của cơ là gì ? Công của cơ được sử dụng vào những mục đích nào ?
HS2: Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.
Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú qua phân tích bộ xương.
- GV : yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát các hình 11.1 – 11.5 làm việc cá nhân để hoàn thành các thông tin vào bảng 11 – SGK.
- HS : Làm việc và giáo viên đưa thông tin chính các vào bảng để HS theo dõi.
- GV: Những đặc điểm nào thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân ?
- HS : thảo luận trả lời – GV tóm lại (đặc điểm của lồng ngực, cột sống , sự phân hoá xương tay, xương chân ).
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú .
- GV : Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và QS Hình 11.4 – SGK .
- GV ? Hãy tìm những điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú .
 - HS làm việc – GV nhận xét và đưa kiến thức chuẩn.
* Hoạt động 3 : Vệ sinh hệ vận động.
- GV yêu cầu HS quan sát H11.5 và trả lời 2 câu hỏi phần hoạt động.
- GV nhận xét đưa kiến thức chuẩn.
I. Sự tiến của bộ xương người so với bộ xương thú.
Các phần SS
Bộ xương người
Bộ xương thú
Tỉ lệ sọ não/ mặt
Lồi cằm xương mặt
Lớn
Phát triển
Nhỏ
Không có
Cột sống
Lồng ngực
Cong ở 4 chỗ
Nở sang 2 bên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng- bụng
Xương chậu
Xương đùi 
Xương bàn chân
Xương gót
Nở rộng
Phát triển 
Xương ngón chân, bàn chân, hình vòm.
Lớn phát triển về phía sau
Hẹp
Bình thường
Xương ngón dài, bàn chân phẳng.
Nhỏ.
II. Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú
- Cơ tay và cơ chân phân hoá khác động vật: 
+ Tay có nhiều cơ phân hoá thành các nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau làm cho tay cử động linh hoạt hơn. 
+ Cơ chân khoẻ , lớn .
- Cơ mặt phân hoá giúp người biểu lộ tình cảm.
- Cơ vận động lưỡi phát triển - > Tiếng nói phát triển.
III. Vệ sinh hệ vận động;
- Để cơ xương phát triển cân đối , xương chắc khoẻ cần: 
+ có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Tắm nắng ( Chuyển hoá tiền vitamin D - > Vitamin D ).
+ Rèn luyện thân thể lao động vừa sức.
IV. CỦNG CỐ :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Nêu những điểm khác nhau giữa bộ xương người và động vật.
V. DẶN DÒ
- HS học bài và làm các câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động (2).doc