I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ?
2. Kỹ năng
- HS biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết được một điểm có là trung điểm của một đoạn thẳng và biết vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực tiễn
+ Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy
Tuần 12 Tiết 12 TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Ngày soạn: 05/06/2014 Ngày giảng: 10/06/2014 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ? 2. Kỹ năng - HS biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết được một điểm có là trung điểm của một đoạn thẳng và biết vận dụng kiến thức đã học vào bài tập thực tiễn + Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng. 3. Thái độ - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Compa, thước thẳng có chia khoảng, sợi dây, thanh gỗ, bảng phụ, phấn màu, giấy trong 2. Học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ Trên tia Ax vẽ hai đoạn thẳng AM và AB sao cho AM = 3cm, AB = 6cm Tính MB = ? So sánh AM và MB Đáp án Trên tia Ax có AM < AB (3cm < 6cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B Ta có: AM + MB = AB Hay 3 + MB = AB => MB = 6 – 3 = 3 Vậy MB = 3cm Có AM = 3cm MB = 3cm ó MA = MB 2. Bài mới Đặt vấn đề: Nếu MA = MB thì ta nói M cách đều A, B. Qua bài toán trên ta thấy M nằm giữa A, B và M cách đều A, B ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy trung điểm của đoạn thẳng AB là gì? Tính chất như thế nào? Ta vào bài hôm nay “BÀI 10: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG” Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: GV vẽ hình 64 ( SGK/ 124) lên bảng Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về vị trí của điểm M đối với A và B? HS: Điểm M nằm giữa A và B Điểm M cách đều A và B GV: M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì? HS: Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B GV: M là trung điểm của AB ó M nằm giữa A, B M cách đều A, B ? Đẳng thức nào thể hiện M nằm giữa A và B HS: MA + MB = AB ? Đẳng thức nào thể hiện M cách đều A và B HS: MA = MB GV: Vậy M là trung điểm của AB thì M cần thỏa mãn mấy điều kiện? HS: 2 điều kiện ó MA + MB = AB MA = MB GV: Giới thiệu trung điểm M của đoạn thẳng AB còn được gọi là diểm chính giữa của AB Nhấn mạnh cho HS điểm chính giữa và điểm nằm giữa GV: Đưa ra bài tập củng cố 1 ( treo bảng phụ) HS: Suy nghĩ trong 3 phút rồi trả lời + Hình 1: Điểm M không nằm giữa hai điểm A, B => M không là trung điểm của đoạn thẳng AB + Hình 2: Điểm M nằm giữa hai điểm A, B nhưng không cách đều A, B => M không là trung điểm của đoạn thẳng AB + Hình 3: Điểm M cách đều A, B nhưng không nằm giữa A, B => M không là trung điểm của đoạn thẳng AB + Hình 4: M nằm giữa A, B và M cách đều A, B => M là trung điểm của đoạn thẳng AB GV: Nhấn mạnh lại HS: Lắng nghe GV: Mỗi đoạn thẳng có mấy trung điểm? HS: Mỗi đoạn thẳng chỉ có một trung điểm. Vì chỉ xác định được một điểm nằm giữa hai mút của nó. GV: Có mấy điểm nằm giữa hai mút của nó? HS: Có vô số điểm GV: Đưa ra chú ý GV: Ta đã biết trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa AB và cách đều AB. Vậy cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng như thế nào? Ta cùng tìm hiểu phần 2 * Hoạt động 2: GV: Đưa bài toán (bảng phụ) Yêu cầu học sinh đọc bài toán GV: Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì ? HS: Trả lời GV: M là trung điểm AB thì M thoả mãn điều kiện nào ? HS: AM + MB = AB MA = MB GV : Từ hai đẳng thức trên so sánh MA và MB bằng mấy phần của đoạn thẳng AB ? HS : GV nhận xét : Nếu M là trung điểm của AB thì HS: Lắng nghe GV: Giới thiệu cho HS các cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB Cách 1: Dùng thước có chia khoảng Cách 2: Gấp giấy (SGK.tr125) GV: Hướng dẫn HS gấp giấy Cách 3: Gập dây HS làm phần ? ? Hãy dùng một sợi dây để chia một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau? Chỉ rõ cách làm? Ngoài cách xác định trung điểm đã nêu, còn một số cách khác các em sẽ được học ở các lớp sau, chẳng hạn như cách dùng thước và compa GV: Hướng dẫn HS thực hiện HS: Lắng nghe và quan sát 1. Trung điểm của đoạn thẳng a) Định nghĩa ( SGK/ 124) M là trung điểm của đoạn thẳng AB ó nằm giữa A, B cách đều A và B. ó MA + MB = AB MA = MB b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB còn được gọi là diểm chính giữa của AB Bài 1: Quan sát các hình vẽ và cho biết vị trí của điểm M ở mỗi hình, điểm M nào là trung điểm của đoạn thẳng AB? Vì sao? M B A Hình 1 A B M Hình 2 A B M Hình 3 A B M Hình 4 * Chú ý: Một đoạn thẳng chỉ có một trung điểm ( điểm chính giữa) nhưng có vô số điểm nằm giữa hai mút của nó. 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. a) Ví dụ (SGK/125) Vì M là trung điểm của AB nên: AM + MB = AB MA = MB Suy ra AM = MB = == 2,5 (cm) Cách 1: Dùng thước có chia khoảng + Bước 1: Đo đoạn thẳng AB + Bước 2: Tính + Bước 3: vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA ( hoặc MB) Cách 2: Gấp giấy (SGK.tr125) Cách 3: Gập dây + Dùng một sợi dây đo chiều dài một thanh gỗ (chú ý dùng sợ dây không co giãn) + Gập đoạn dây đó laij sao cho hai đầu mút trùng nhau + Dùng đoạn dây đã gập đôi để xác định trung điểm của thanh gỗ. Cách 4: Dùng thước và compa + Bước 1: Vẽ 2 đường tròn tâm A và đường tròn tâm B có cùng bán kính cắt nhau tại 2 điểm + Bước 2: Dùng thước thẳng nối hai điểm đó với nhau + Bước 3: M là giao điểm của AB với đường nối hai điểm đó. A B M 3. Củng cố GV : Treo bảng phụ có ghi đề bài Điền từ thích hợp vào chỗ trống...để được kiên thức cần ghi nhớ 1) Điểm .....là trung điểm của đoạn thẳng AB ó M nằm giữa.....và MA = ..... 2) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì......=.......=.......AB Bài 63 (SGK/126): Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Điểm I là trung điểm của AB khi: IA = IB AI + IB = AB AI + IB = AB và IA = IB GV: Đưa ra một số ứng dụng trung điểm của đoạn thẳng trong thực tế ( bảng phụ) Xác định trung điểm của đoạn thẳng để đảm bảo các yêu cầu thực tiễn công việc, tính chính xác, tính pháp lý, tính thẩm mỹ 4. Hướng dẫn học ở nhà - Học kỹ lí thuyết + Nắm được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng + Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng - Làm các bài tập 60, 61, 64 SGK - Ôn tập kiến thức của chương theo HD ôn tập trang 126, 127
Tài liệu đính kèm: