Tiết 14, Bài 15: Bản vẽ nhà

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà, các hình chiếu của ngôi nhà.

 - Biết được 1 số kí hiệu bằng hình vẽ của 1 số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.

 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.

 2. Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, kĩ năng đọc bản vẽ nhà.

 3. Thái độ

 - HS học tập nghiêm túc tự giác, tích cực trao đổi và xử lí thông tin.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - SGK, giáo án, bản vẽ nhà một tầng ( H 15.1), kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà, hình phối cảnh nhà một tầng (H 15.2).

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - SGK, vở ghi.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7999Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 14, Bài 15: Bản vẽ nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 14
BÀI 15 : BẢN VẼ NHÀ
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà, các hình chiếu của ngôi nhà.
	- Biết được 1 số kí hiệu bằng hình vẽ của 1 số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.
	- Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, kĩ năng đọc bản vẽ nhà.
 	3. Thái độ 
	- HS học tập nghiêm túc tự giác, tích cực trao đổi và xử lí thông tin.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, bản vẽ nhà một tầng ( H 15.1), kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà, hình phối cảnh nhà một tầng (H 15.2).
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
	Đáp án:
	- Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm 6 bước:
	1. Khung tên.
	2. Bảng kê.
	3. Hình biểu diễn.
	4. Kích thước.
	5. Phân tích chi tiết.
	6. Tổng hợp.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Bản vẽ nhà là bản vẽ trong xây dựng. Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công ngôi nhà. Để hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài học này.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh hình phối cảnh nhà một tầng và trả lời câu hỏi.
? Bản vẽ nhà thuộc lĩnh vực nào?
? Bản vẽ nhà dùng để làm gì?
? Muốn có được ngôi nhà đẹp này đúng như thiết kế thì chủ nhà phải cần có trang bị ban đầu nào?(ngoài chuẩn bị về nguyên vật liệu và nhân công)?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2 và trả lời câu hỏi.
? BV có tên là gì? Do ai tạo ra? Thuộc cấp nào quản lý?
? Bản vẽ gồm những nội dung cơ bản nào? 
? Các hình biểu diễn đó là các hình chiếu của ngôi nhà, nó được gọi tên như thế nào trong bản vẽ nhà?
? Mặt bằng là hình chiếu hay hình cắt?
? Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? 
? Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
? Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Mặt đứng diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
? Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
- GV nhận xét và bổ sung:
Mặt bằng là phần quan trọng nhất của bản vẽ ngôi nhà. Vì nó đã diễn tả đầy đủ kích thước các phòng, vị trí các cửa, các cột bê tông, tường dày, vị trí các mặt cắt, mặt phẳng sàn nhà...
? Vậy bản vẽ nhà mà các em vừa xem nội dung có khác gì so với bản vẽ kĩ thuật?
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng, dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.
- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà.
I. Nội dung bản vẽ nhà
- HS quan sát hình phối cảnh nhà một tầng, bản vẽ nhà.
- Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng.
- Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.
+ Chủ nhà cần một bản vẽ thiết kế.
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời.
- Bản vẽ “ Nhà một tầng”, do kỹ sư xây dựng tạo ra, nó thuộc quản lý của Công ty xây dựng1.
- Các hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà.
- Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
- Mặt bằng: là hình cắt.
+ Cắt ngang qua cửa sổ và song song với nền nhà,.
+ Diễn tả vị trí, kích thước của tường, vách, cửa đi, cửa sổ và kích thước chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà, của các phòng,
- Mặt đứng: Hướng chiếu từ phía trước, diễn tả mặt chính, lan can.
- Mặt cắt: Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc chiếu cạnh, diễn tả kích thước mái, nền, nền nhà theo chiều cao.
- Lắng nghe.
- Cơ bản là giống nhau( đều dùng phép chiếu vuông góc để vẽ các hình chiếu, đều được vẽ theo các kí hiệu QƯ). chỉ khác tên gọi các hình chiếu và các kí hiệu (vì bản chất khác nhau đã học Tiết đầu).
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 15.1 SGK, giải thích cho HS hiểu rõ từng mục ghi trong bảng.
- GV cho HS quan sát bảng 15.1 đối chiếu với hình 15.1 SGK và trả lời câu hỏi.
? Kí hiệu cửa đi một cánh và hai cánh được mô tả trên hình biểu diễn nào?
? Kí hiệu cửa sổ đơn và kép cố định, mô tả cửa sỗ ở trên các hình biểu diễn nào?
? Kí hiệu cầu thang được mô tả trên hình biểu diễn nào?
=> GV nhận xét và kết luận.
I. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
- HS: Quan sát hình 15.1 SGK, nghe GV giải thích và ghi nhớ. 
- Quan sát và trả lời.
- Mặt bằng.
- Mặt bằng, mặt cắt A-A.
- Mặt bằng.
- Lắng nghe, ghi nhận thông tin.
Hoạt động 3: Tìm hiểu trình tự đọc bản vẽ nhà
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn HS trình tự đọc bản vẽ nhà thông qua bản vẽ H 15.1.
- GV treo tranh hình 15.1 và bảng 15.2 lên bảng bỏ trống cột 3. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Trình tự đọc bản vẽ gồm mấy bước?
1. Đọc khung tên.
- Yêu cầu HS đọc phần khung tên.
2. Đọc hình biểu diễn.
- Yêu cầu HS đọc phần hình biểu diễn.
3. Đọc kích thước.
? Bản vẽ gồm có những kích thước nào?
4. Các bộ phận.
- Yêu cầu HS đọc tên, số lượng các bộ phận?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV gọi một số HS lên đọc bản vẽ hình 15.1.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 15.2 Trình tự đọc bản vẽ nhà một tầng.
=> GV kết luận:
- Trình tự đọc bản vẽ nhà gồm 4 bước:
1. Khung tên.
2. Hình biểu diễn.
3. Kích thước.
4. Các bộ phận.
II. Đọc bản vẽ chi tiết
- Quan sát tranh hình 9.1 và bảng 9.1 SGK và trả lời câu hỏi:
- Gồm 4 bước:
1. Khung tên.
2. Hình biểu diễn.
3. Kích thước.
4. Các bộ phận.
- Tên gọi ngôi nhà: Nhà một tầng.
- Tỉ lệ bản vẽ : 1:100
+ Tên gọi hình chiếu: mặt đứng. bằng
+ Tên gọi mặt cắt: mặt cắt A – A, mặt bằng.
- Kích thước chung:6300, 4800, 4800.
- Kích thước từng bộ phận:
+ Phòng sinh hoạt chung:
(4800 x 2400) + (2400 x600)
+ Phòng ngủ: 2400 x 2400
+ Hiên rộng: 1500 x 2400
+ Nền cao: 600
+ Tường cao: 2700
+ Mái cao: 1500 
- Số phòng 3, 1 cửa đi 2 cánh, 6 cửa sổ đơn, một hiên có lan can.
- Lắng nghe.
- HS đọc bản vẽ, HS còn lại nhận xét.
- Hoàn thành bảng.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Nêu nội dung của bản vẽ nhà?
	- HS trả lời : - Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn ( mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà.	
	- GV : Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ nhà?
	- HS trả lời: Đọc bản vẽ nhà gồm 4 bước :
	1. Khung tên.
	2. Hình biểu diễn.
	3. Kích thước.
	4. Các bộ phận.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Bản vẽ nhà.doc