-Học sinh hiểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm, 2 hình đối
xứng nhau qua 1 điểm, hình có tâm đối xứng.
-Nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 điểm, hình bình hành là hình
có tâm đối xứng.
-Biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn
thẳng cho trước qua 1 điểm.
-Học sinh biết chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm.
-Nhận ra 1 số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
Tiết 14 ĐỐI XỨNG TÂM A. MỤC TIÊU: -Học sinh hiểu được định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm, 2 hình đối xứng nhau qua 1 điểm, hình có tâm đối xứng. -Nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng nhau qua 1 điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng. -Biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước qua 1 điểm. -Học sinh biết chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm. -Nhận ra 1 số hình có tâm đối xứng trong thực tế. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: -Giáo viên: +Thước, compa - Bảng phụ phóng to các chữ N, S, E. -Học sinh : +Thước thẳng - compa - giấy kẻ ô vuông. +Ôn lại phần đối xứng trục. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài củ: III. Bài mới. 1. Triển khai bài dạy:. A) Hoạt động 1: Kiểm tra và tạo tình huống học tập. Giáo viên Học sinh -Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra: +Dựng hình bình hành ABCD biết: AC = 4; BD = 5 ; BOC = 450 A B O 450 D C -Gv: đặt vấn đề: điểm O trong hình bình hành có đặc điểm gì đặc biệt? ta đi vào nghiên cứu. -Hs: +Đọc đề quan sát hình. +Phân tích miệng -BOC hoàn toàn dựng được vì đã biết 3 yếu tố: OC ; OB và BOC -Dựng A sao cho O là trung điểm CA. -Dựng B sao cho O là trung điểm BD. -Hs: lên bảng trình bày cách dựng . B) Hoạt đông 2: Hai điểm đối xứng nhau qua 1 điểm. Giáo viên Học sinh -Gv: yêu cầu học sinh thực hiện ?1 ở trong SGK. -Gv: +Giới thiệu khái niệm 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm. +Thế nào là 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm. +Nếu A 0 thì A’ ở đâu? -Gv: quay lại bài cũ và hỏi. trên hình 2 điểm nào đối xứng với nhau qua điểm O. -H s1: lên bảng thực hiện. -hs: cả lớp làm vào vở. O A’ / A A và A’ là 2 điểm đối xứng với nhau qua điểm O. -Hs: A và A’ đối xứng nhau qua O kho O là trung điểm của AA’ -Hs: A’ A -Hs: B và D ; A và C. C) Hoạt đông 3: Hai hình đối xứng nhau qua 1 điểm. Giáo viên Học sinh -Gv: +Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 ở SGK. +Vẽ đoạn thẳng AB và điểm O Yêu cầu học sinh: -Vẽ A’ đối xứng với A. -Vẽ B’ đối xứng với B. -Lấy C thuộc AB vẽ C’ đối xứng với C qua O. -Gv: có nhận xét gì về vị trí của điểm C’. -Gv: +A’B’ là hình đối xứng của AB qua O. +Mỗi điểm thuộc AB có điểm đối xứng qua O là các điểm thuộc A’B’. -Gv: có nhận xét gì về AB và A’B’. -Gv: quan sát hình 78 cho nhận xét hình H và H’ có quan hệ gì ?. -Hs : vẽ vào vở: -H s1: lên bảng làm. B A’ C C’ A B’ -Hs: C’ A’B’ -Hs: nêu định nghĩa -Hs: A’B’ = AB -Hs: đối xứng nhau qua O. D) Hoạt đông 4: Hình có tâm đối xứng. Giáo viên Học sinh -Gv: Trở lại bài kiểm tra bài củ: đặt câu hỏi: +Ở hình bình hành ABCD hãy tìm hình đối xứng của cạnh AB; của AD qua tâm O. +Điểm đối xứng với điểm M bất kỳ thuộc hình bình hành ABCD nằm ở đâu? -Gv: giới thiệu O là tâm đối xứng của hình bình hành. -Gv: Cho học sinh trả lời ?4 SGK. -Hs: Hình đối xứng của AB qua O là CD, của AD là BC. A B O D C M ABCD thì M’ cũng ABCD -H: đọc to phần định lý SGK. -Hs: trả lời miệng ?4. E) Hoạt đông 5: Củng cố luyện tập. Giáo viên Học sinh -Gv: Các hình sau hình nào có tâm đối xứng? Hình nào có trục đối xứng? Có mấy trục đối xứng? M, H, I -Gv: cho làm tiếpm bài 51 SGK. -Hs: hoạt động theo nhóm. +Chữ M không có tâm đối xứng, chỉ có 1 trục đối xứng. +Chữ H có 1 tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng. +Chữ I có tâm đối xứng có 2 trục đối xứng. -Tam giác cân không có tâm đối xứng có 3 trục đối xứng. -Hình thang cân không có tâm đối xứng có 1 trục đối xứng. -Hình bình hành có 1 tâm đối xứng không có trục đối xứng. -Đường tròn có 1 tâm đối xứng có vô số trục đối xứng. V. Dặn dò: -Nắm vững các định nghĩa trong bài, so sánh với phep đối xứng trục. -Làm các bài tập: 50 ; 52 ; 53 ; 56 SGK và 92 ; 93 ; 94 SBT.
Tài liệu đính kèm: