Tiết 15, Bài 13: Môi trường đới ôn hòa

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - HS trình bày được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà:

 + Tính chất thất thường do vị trí trung gian.

 + Tính đa dạng thể hiện ở sự biến đổi của thiên nhiên cả trong thời gian và không gian.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.

- Thấy được sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lí.

- Kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hoà qua biểu đồ, tranh ảnh.

II. Đồ dùng dạy học

 1. GV:

 - Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.

 - Ảnh 4 mùa ở đới ôn hòa.

 - Bảng phụ: bảng số liệu tr 42

- Bảng phụ: Thời gian 4 mùa, thời tiết từng mùa, sự biến đổi của thực vật đới ôn hoà.

- Phiếu học tập

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8255Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 13: Môi trường đới ôn hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.10.09
Ngày giảng: 7A: 14.10.09
	 7B: 12.10.09
Chương II
Môi trường đới ôn hoà. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà
 Tiết 15
Bài 13: môi trường đới ôn hoà
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- HS trình bày được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà:
	 + Tính chất thất thường do vị trí trung gian.
 + Tính đa dạng thể hiện ở sự biến đổi của thiên nhiên cả trong thời gian và không gian.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.
- Thấy được sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lí.
- Kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hoà qua biểu đồ, tranh ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
	1. GV:
	- Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.
	- ảnh 4 mùa ở đới ôn hòa.
	- Bảng phụ: bảng số liệu tr 42
- bảng phụ: Thời gian 4 mùa, thời tiết từng mùa, sự biến đổi của thực vật đới ôn hoà.
- Phiếu học tập
	2. HS
	- Sưu tầm các tranh ảnh về 4 mùa ở đới ôn hoà.
III. Tổ chức giờ hoc
	1. ổn định tổ chức
	2. Khởi động ( 3’ )
	 *) Kiểm tra đầu giờ: 
	 *) Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về đới nóng, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đới ôn hoà. Để tìm hiểu xem đới ôn hoà nằm ở vị trí nào trên Trái Đất và có khí hậu như thế nào ? ảnh hưởng đến thiên nhiên, sự phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà như thế nào ? Cô và các em vào bài ngày hôm nay.
	3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu đới ôn hoà ( 15’ -17’ ) 
 Mục tiêu:
 + HS trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà: Tính chất thất thường do vị trí trung gian.
 + Kĩ năng đọc và phân tích bản đồ
 Đồ dùng:
 + Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.
 + Bảng phụ
 Cách tiến hành:
 CH: quan sát hình 13.1 SGK tr 43 và bản đồ các môi trường địa lí trên bảng, trả lời:
 ? Xác định vị trí đới ôn hoà ?
 ? So sánh diện tích đất nổi đới ôn hoà ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam ?
 HS quan sát hình 13.1 tr 43 và bản đồ trên bảng, nêu được:
 + Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
 + Diện tích đất nổi đới ôn hoà ở nửa cầu Bắc lớn hơn ở nửa cầu Nam.
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 GV treo bảng số liệu tr 42 lên bảng.
 CH: Phân tích bảng số liệu SGK tr 42, trả lời:
 ? Cho nhận xét về vị trí, nhiệt độ và lượng mưa của đới ôn hoà với đới nóng và đới lạnh ?
 HS phân tích bảng số liệu tr 42, nêu được:
 + Vị trí: nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
 + Nhiệt độ TB năm: Không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
 + Lượng mưa TB năm: Không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 GV yêu cầu HS quan sát H 13.1 SGK tr 43 và bản đồ các môi trường địa lí trên bảng, GV giải thích các kí hiệu mũi tên ( gió tây, dòng biển nóng, khối khí nóng, khối khí lạnh ), trả lời:
 ? Các yếu tố trên ảnh hưởng tới thời tiết của đới ôn hoà như thế nào ?
 ? Cho biết nguyên nhân gây ra thời tiết thất thường ở đới ôn hoà ?
 HS quan sát hình 13.1 và bản đồ trên bảng, chú ý các mũi tên, nêu được:
 + Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột. Đợt khí lạnh ( nhiệt độ xuống thấp đột ngột dưới 00, gió mạnh, tuyết dày), đợt khí nóng ( nhiệt độ tăng rất cao, rất khô, rất dễ cháy )
 + Do vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa gió tây ôn đới mang không khí ấm, ẩm của dòng biển nóng chảy qua vào khu vực ven bờ làm thời tiết biến động, khí hậu phân hoá giữa hải dương và lục địa.
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân hoá của môi trường ( 20’) 
 Mục tiêu: 
 + HS trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà: Tính đa dạng thể hiện ở sự biến đổi của thiên nhiên cả trong thời gian và không gian.
 + Phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.Thấy được sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà.
 + Kĩ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lí. Kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hoà qua biểu đồ, tranh ảnh
 Đồ dùng:
 +Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.
 + ảnh 4 mùa ở đới ôn hòa.
 + bảng phụ: Thời gian 4 mùa, thời tiết từng mùa, sự biến đổi của thực vật đới ôn hoà.
 + Phiếu học tập
 Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS quan sát các bức ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà: Mùa đông – H 13.3 SGK tr 44, mùa xuân, hạ, thu – hình ảnh tr 59, 60, trả lời:
 ? Cho nhận xét sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên qua 4 mùa như thế nào ?
 ? Sự biến đổi đó khác với thời tiết VN như thế nào ?
 HS quan sát H13.3 tr 44 và các bức ảnh tr 59,60, nêu được:
 + Cảnh sắc thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo 4 mùa, còn VN thay đổi theo 2 mùa gió ( mùa mưa và mùa khô )
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, bổ sung
 GV treo bảng phụ: Thời gian 4 mùa, thời tiết từng mùa, sự biến đổi của thực vật đới ôn hoà.
 GV giảng giải và phân tích qua bảng phụ về thời gian các mùa trong năm, thời tiết từng mùa, sự phân hoá thảm thực vật qua các mùa.
 CH: Sự phân hoá của môi trường thể hiện như thế nào ?
 HS: Sự thay đổi của môi trường ôn đới thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt.
 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 CH: quan sát H 13.1 SGK tr 43 và bản đồ các môi trường địa lí trên bảng, trả lời:
 ? Nêu tên các kiểu môi trường của đới ôn hoà ?
 ? Xác định vị trí của các kiểu môi trường ?
 HS: quan sát H 13.1 SGK tr 43 và bản đồ trên bảng, nêu được:
 + Đới ôn hoà có: MT ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc ôn đới.
 + Vị trí gần hay xa biển, gần cực hay gần chí tuyến, phía tây hay phía đông lục địa.
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 CH: tiếp tục quan sát H 13.1 tr 43 và bản đồ trên bảng, trả lời:
 ? Các dòng biển nóng chảy qua khu vực nào trong đới ôn hoà ?
 ? Các dòng biển và gió tây ôn đới có ảnh hưởng như thế nào tới khu vực mà có dòng biển nóng và gió tây ôn đới đi qua ?
 HS: quan sát H 13.1 tr 43 và bản đồ trên bảng, nêu được:
 + Dòng biển nóng chảy qua MT ôn đới hải dương.
 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 GV phân tích: Các dòng biển nóng và gió tây ôn đới mang không khí ẩm, ấm vào MT ven bờ nên có khí hậu ôn đới hải dương ( ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ẩm ướt quanh năm ). Xa biển tính chất lục địa rõ hơn ( lượng mưa giảm dần, mùa đông dài hơn và lạnh ), thực vật thay đổi.
 GV nhấn mạnh: nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.
 CH: tiếp tục quan sát H 13.1 tr 43 và bản đồ trên bảng, trả lời:
 ? ở đại lục châu á, từ tây sang đông có các kiểu MT nào ? từ bắc xuống nam có những kiểu MT nào ?
 ? ở Bắc Mĩ, từ tây sang đông có các kiểu MT nào ? từ bắc xuống nam có những kiểu MT nào ?
 HS: quan sát h13.1 tr 43 và bản đồ, nêu được:
 + ở châu á: từ T -> Đ ( MTÔĐHD -> ÔĐLĐ), từ B -> N ( ÔĐLĐ -> MTĐTH )
 + ở Bắc Mĩ: từ T -> Đ ( MTÔĐHD -> ÔĐLĐ ), từ B -> N ( ÔĐLĐ -> MTCNĐGM )
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
 GV nhấn mạnh: MT đới ôn hoà vừa biến đổi theo thời gian vừa biến đổi theo không gian.
 GV hướng dẫn HS đọc và so sánh các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để tìm hiểu đặc điểm của khí hậu ôn đới hảI dương, ôn đới lục địa và cận nhiệt ĐTH.
 GV lưu ý cho HS:
 + Đới nóng, việc xác định đặc điểm của các kiểu khí hậu nóng dựa vào: nhiệt độ tháng nóng nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất, chênh lệch nhiệt độ trong năm, tổng lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.
 + Đới ôn hoà, việc xác định đặc điểm của các kiểu khí hậu cũng như vậy nhưng chú trọng nhiều đến nhiệt độ và lượng mùa đông ( tháng 1 ) và mùa hè ( mùa hạ ).
 + Các tiêu chí đánh giá lượng mưa theo tháng:
 Lượng mưa từ 100mm trở lên: mưa lớn
 Lượng mưa từ 50 – dưới 100mm: khô
 Lượng mưa từ 25 – dưới 50mm: kiệt
 CH: quan sát 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và H13.2, H13.3, H13.4 SGK tr 44, chia lớp thành 3 nhóm, tiến hành thảo luận trong 3’, mỗi nhóm phân tích một biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo phiếu học tập.
 HS: quan sát 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và các hình tr 44, tiến hành thảo luận nhóm theo yêu cầu của phiếu học tập
 Đại diện 3 nhóm lên điền vào bảng phụ trên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét, bổ sung, đưa ra bảng chuẩn.
 CH: quan sát các h13.2 -> 13.4 tr 44 và dựa vào kiến thức đã học về đới nóng, trả lời:
 ? So sánh thảm thực vật ở đới ôn hoà và đới nóng ?
 HS quan sát các hình tr 44 và dựa vào kiến thức đã học về đới nóng, nêu được:
 + đới nóng: rừng rậm hơn và có nhiều loài cây. Đới ôn hoà có rừng thuần một vài loài cây và không rậm rạp như đới nóng.
 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét, bổ sung.
1. Khí hậu
*) Vị trí: Đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
*) Khí hậu:
- Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
- Thời tiết có nhiều diễn biến thất thường do:
 + Vị trí trung gian giữa hải dương có khối khí ẩm hải dương và lục địa với khối khí khô lạnh lục địa.
 + Vị trí trung gian giữa đới nóng có khối khí chí tuyến nóng khô và đới lạnh có khối khí cực lục địa.
2. Sự phân hoá của môi trường
- Bảng phụ: thời gian 4 mùa, thời tiết từng mùa, sự biến đổi của thực vật đới ôn hoà - phụ lục
- Thiên nhiên thay đổi theo thời gian ( 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông )
- Các môi trường đới ôn hoà: Môi trường ôn đới hải dương, MT ôn đới lục địa, MT Địa trung hải, MT cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm, MT hoang mạc ôn đới.
- Các kiểu môi trường thay đổi theo không gian: từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tuỳ vào vị trí gần hay xa biển.
- Bảng chuẩn: Phụ lục
	4. Tổng kết, hướng dẫn về nhà ( 5’ )
	*) Kiểm tra - đánh giá: 
	- GV nhấn mạnh các ý trọng tâm của bài:
 	 + Khí hậu: nắm được vị trí, đặc điểm khí hậu ( mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh, thời tiết có nhiều diễn biến thất thường ). Về sự phân hoá của môI trường ( thiên nhiên thay đổi theo không gian và thời gian, đặc điểm khí hậu của MTÔĐHD, MTÔĐLĐ, MTĐTH ).
	 + GV yêu cầu HS trả lời:
	 ? Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào ?
	 Tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà ( giữa đới lạnh và đới nóng, chịu tác động của cả các khối khí nóng và khối khí lạnh, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần hay xa biển, gần cực hay gần chí tuyến.
	*) Hướng dẫn:
	- Học bài, trả lời câu 1, 2 SGK tr 45
	- Tìm hiểu về: hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà, trả lời được:
 	 ? Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biên pháp gì ?
	 ? Trình bày sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hoà ?
IV. Phụ lục
Bảng thời gian 4 mùa, thời tiết từng mùa, sự biến đổi của thực vật đới ôn hoà.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Các mùa
 Mùa đông mùa xuân mùa hạ mùa thu
Thời tiết
 Trời lạnh, Nắng ấm Nắng nóng Trời mát lạnh
 Tuyết rơi tuyết tan mưa nhiều khô
Cây cỏ
Cây tăng trưởng Cây nẩy lộc quả chín lá khô vàng
Chậm và trơ cành và ra hoa và rơi rụng
( trừ cây lá kim )
Bảng: đặc điểm khí hậu và thảm thực vật của 3 môi trường đới ôn hoà
Biểu đồ khí hậu
Nhiệt độ ( 0 C )
Lượng mưa
( mm)
Đặc điểm khí hậu
Thảm thực vật chủ yếu
Tháng 1
Tháng 7
Tháng 1
Tháng 7
Ôn đới hải dương
( 480B )
6
16
133
62
- Mùa hè mát, mùa đông ấm.
- Mưa quanh năm, nhiều nhất vào thu đông, có nhiều nhiễu loạn về thời tiết.
Rừng lá rộng
Ôn đới lục địa ( 560B )
-10
19
31
74
- Mùa đông rét,có tuyết rơi, mưa ít.
- Mùa hè mát, mưa nhiều.
Rừng lá kim
 Địa Trung Hải ( 410B)
10
28
69
9
- Mùa hè nóng, khô.
- Mùa đông ấm, mưa vào thu - đông.
Rừng cây bụi gai

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Môi trường đới ôn hòa (3).doc