1.1kiến thức
- hs biết được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- hs biết được nguyên tắc truyền máu và ý nghĩa của sự truyền máu.
1.2kĩ năng
- rèn cho hs các kỹ năng sau:
+ tìm kiếm và xử lí thông tin
+ giải quyết vấn đề.
+ hợp tác và lắng nghe.
+ tự tin trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
1.3thái độ
- có ý thức tuân thủ đúng nguyên tắc truyền máu, bảo vệ bản thân và người khác khi bị máu khó đông.
2>trọng tâm:
- hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu.
- ý nghĩa của sự truyền máu.
3>chuẩn bị:
3.1 giáo viên : bảng phụ ghi câu hỏi củng cố
3.2 học sinh: kiến thức cũ cần ôn : thành phần cấu tạo của máu
Bài 15 Tiết: 15 BÀI 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU Tuần dạy:8 1>MỤC TIÊU: 1.1Kiến thức HS biết được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. HS biết được nguyên tắc truyền máu và ý nghĩa của sự truyền máu. 1.2Kĩ năng Rèn cho HS các kỹ năng sau: + Tìm kiếm và xử lí thông tin + Giải quyết vấn đề. + Hợp tác và lắng nghe. + Tự tin trình bày ý kiến trước tổ, lớp. 1.3Thái độ Có ý thức tuân thủ đúng nguyên tắc truyền máu, bảo vệ bản thân và người khác khi bị máu khó đông. 2>TRỌNG TÂM: Hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu. Ý nghĩa của sự truyền máu. 3>CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên : Bảng phụ ghi câu hỏi củng cố 3.2 Học sinh: Kiến thức cũ cần ôn : thành phần cấu tạo của máu 4>TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn địnhtổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ? Đáp án: Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (về nguồn gốc, đặc điểm) Câu 2:Nêu khái niệm hiện tượng đông máu? Đáp án: Máu không ở thể lỏng mà vón thành cục 4.3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV:Trong lịch sử phát triển y học, con người đã biết truyền máu, song rất nhiều trường hợp gây tử vong. Sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong, đó là khi truyền máu thì máu bị đông lại . Vậy yếu tố nào gây sự đông máu và theo cơ chế nào? HS: Dự đoán trả lời Hoạt động 2:Tìm hiểu cơ chế và vai trò của sự đông máu Mục tiêu:HS nêu được khái niệm đông máu,ý nghĩa của hiện tượng đông máu, liên hệ thực tế, các ứng dụng đông máu. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /48 và quan sát sơ đồ (chú ý sự hình thành khối máu đông theo chiều mũi tên) GV:Em có nhận xét gì về trạng thái của máu khi không còn chảy ra khỏi vết thương nữa? HS: GV: Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống của cơ thể? HS : cơ thể không mất nhiều máu GV mở rộng: cơ thể người có khoảng 4 -5 lít máu. Nếu bị thương chảy máu và mất hơn khoảng 1/3 lượng máu của cơ thể thì tính mạng có thể bị đe doạ GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ (chú ý sự hình thành khối máu đông theo chiều mũi tên) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 phút trả lời các câu hỏi: Sự đông máu có liên quan đến các yếu tố nào của máu? + Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu? +Tiểu cầu có chất gì biến đổi chất sinh tơ máu thành tơ máu? HS: Đại diện nhóm trình bày: Sự đông máu có liên quan đến tiểu cầu Nhờ tiểu cầu vỡ, sinh tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông Tiểu cầu có enzim Dựa vào sơ đồ cuối mục I/48, mô tả quá trình đông máu? HS dựa vào sơ đồ mô tả quá trình đông máu GV hỏi nâng cao:Tại sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông? HS:Thành mạch trơn nên tiểu cầu không bị vỡ và không giải phóng enzim tạo thành tơ máu Hoạt động 3:Tìm hiểu nguyên tắc truyền máu GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.1 trang 48,49 SGK Có mấy loại nhóm máu ?Đặc điểm của từng nhóm máu? HS nghiên cứu thông tin mục II.1 trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung GV treo tranh kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu, gọi một HS lên bảng chỉ vào tranh chỉ vào tranh Kể tên các trường hợp kết dính giữa máu người cho và máu người nhận? HS đọc từng trường hợp GV ghi vào một góc bảng và yêu cầu HS giải thích từng trường hợp GV hướng dẫn HS chú ý Khi truyền máu xét hồng cầu người cho có loại kháng nguyên nào? Và huyết tương người nhận có loại kháng thể nào? Thực hiện hoàn chỉnh sơ đồ truyền máu? HS thực hiện sơ đồ truyền máu, HS khác nhận xét Yêu cầu thực hiện được A A O O AB AB B B GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ truyền máu, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi(thời gian 5 phút) Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có máu O được không? Vì sao? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao? HS chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung Yêu cầu trả lời được Khi truyền máu cần tuân theo những nguyên tắc nào? HS dựa vào kết quả thảo luận trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung I. Đông máu 1.Khái niệm đông máu: - Máu không ở thể lỏng mà vón thành cục 2. Ý nghĩa của hiện tượng đông máu: - Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu. 3. Cơ chế đông máu: Khi cơ thể có vết trầy, chảy máu, tiểu cầu bị vỡ do chạm vào bờ vết thương của thành mạch giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu có trong huyết tương biến thành tơ máu.Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữa các tế bào máu tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có ion canxi II. Các nguyên tắc truyền máu Các nhóm máu ở người Có 4 loại nhóm máu Nhóm máu O Hồng cầu không có kháng nguyên A và B Huyết tương có kháng thể và Nhóm máu A Hồng cầu có kháng nguyên A Huyết tương có kháng thể Nhóm máu B Hồng cầu có kháng nguyên B Huyết tương có kháng thể Nhóm máu AB Hồng cầu có kháng nguyên A vàB Huyết tương không có kháng thể Hiện tượng kết dính gây đông máu xảy ra khi: kháng nguyên A trong hồng cầu người cho gặp kháng thể trong huyết tương người nhận; hoặc B gặp Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu Thử máu người cho và người nhận trước khi truyền Máu người cho và máu người nhận không gây đông máu khi truyền Máu nười cho không nhiễm các tác nhân gây bệnh Máu có kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có máu O được vì huyết tương của máu O người nhận có kháng thể gây kết dính với kháng nguyên A và B của hồng cầu người nhận Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được vì không gây kết dính Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh không thể truyền cho người khác được vì sẽ nhiễm bệnh cho người nhận máu 4. Củng cố và luyện tập: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? (phần I) Các nguyên tắc cần cần tuân thủ khi truyền máu? (Phần II.2) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK /50 Ôn lại kiến thức :Hệ tuần hoàn của Thú Đọc thêm mục em có biết /50 SGK Xem tiếp bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết V. RÚT KINH NGHIỆM: * Néi dung : * Ph¬ng ph¸p: * Sư dơng §DDH, thiÕt bÞ d¹y häc :
Tài liệu đính kèm: