Tiết 15, Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Nguyễn Thị Thu

i/ mục tiêu:

1. kiến thức:

-nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

- nêu được cấu tạo của tiểu cầu phù hợp với chức năng: tham gia vào quá trình đông máu

-nêu ý nghĩa của sự truyền máu.

2. kĩ năng:

-rèn kĩ năng quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức. kĩ năng họat động nhóm

-kĩ năng vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống

3. thái độ: -giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1845Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	Ngày sọan: 06/10/2013
Tiết: 15	Ngày dạy: 08/10/2013
Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- Nêu được cấu tạo của tiểu cầu phù hợp với chức năng: tham gia vào quá trình đông máu
-Nêu ý nghĩa của sự truyền máu.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức. Kĩ năng họat động nhóm 
-Kĩ năng vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống 
3. Thái độ: -Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: -Tranh hình phóng to SGK (48,49). Bảng phụ và phiếu học tập:
Tiêu chí
Nội dung
1.Hiện tượng 
2.Cơ chế 
3.Khái niệm 
4.Vai trò 
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1
 8A2 
2/ Kiểm tra bài cũ: Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cơ chế nào? Thế nào là miễn dịch? 
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài: Trong lịch sử phát triển của y học con người đã biết đến truyền máu song rất nhiều trường hợp gây tử vong sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại .Vậy, yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào?
b/ Phát triển bài:
Họat động 1: TÌM HIỂU CƠ CHẾ ĐÔNG MÁU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ 
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
-Yc HS nghiên cứu thông tin, sơ đồ T48 SGK trao đổi nhóm hòan thành phiếu học tập.
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả và các nhóm khác bổ sung 
-Cho HS xem phiếu kiến thức chuẩn 
-HS nghiên cứu thông tin SGk kết hợp quan sát sơ đồ SGk. Trao đổi nhóm hòan thành phiếu học tập 
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
Bảng kiến thức chuẩn: Tìm hiểu về hiện tượng đông máu 
Tiêu chí
Nội dung
Hiện tượng 
Khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương 
Cơ chế 
 Máu chảyà Tế bào máu àTiểu cầu vỡ à Giải phóng Enzim Tơ máu giữa các tế bào máu. Huyết tương à Chất sinh tơ máu à Khối máu đông 
Kháiniệm 
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương 
Vai trò 
Giúp cơ thể tự vệ chống mất máu khi bị thương 
+Sự đông máu có liên quan tới yếu tố nào của máu?
+Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu 
+ Nêu các ứng dụng của đông máu? (giữ máu không đông, xủ lí khi gặp những vết thương nhỏ chảy máu, xử lí khi bị máu khó đông, phòng tránh để máu không đông trong mạch)
- GV bổ sung. Chốt lại
+ Tiểu càu
+ Giải phóng enzim
+ HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung
Tiểu kết: -Nội dung phiếu học tập 
Họat động 2: CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU 
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu thí nghiệm SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+ Hồng cầu máu người có các loại KN nào?
+ Huyết tương máu người nhận có các loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho hay không?
- Yêu cầu HS Quan sat H15/ T49:
+ Người có mấy nhóm máu chính? Nêu các loại KN, KT trong từng nhóm máu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hòan thành bài tập: Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu. (truyền cùng nhóm máu, truyền khác nhóm máu).
+ Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
+ Máu không có KN A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
+ Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (Virut viêm gan B, HIV ) Có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?
-Gv nhận xét phần trả lời của học sinh 
+ Nêu được nguyên tắc truyền máu? 
+ Nêu ý nghĩa của truyền máu?
+ Vậy người cho máu có hại gì không?
- GV chốt lại 
-HS tự nghiên cứu thí nghiệm của Caclan stayno hình 15.2 SGK trang 48,49 
+ 2 loại A và B
+ 2 loại: α và ß. α gây kết dính A, ß gây kết dính B
+ 4 nhóm máu. A: KN: Không cóA và B. KT: α và ß. A: KN: A, KT: ß. B: KN: A, KT: α. AB: KN: A và B, KT: không có α và ß.
-Đại diện hai nhóm viết sơ đồ mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu. HS khác bổ sung 
-Hs tự rút ra kết luận 
+ Không, vì gây kết dình hồng cầu
+ Có vì không gây kết dính hồng cầu
+ Không vì sẽ lây lan mầm bệnh cho người được truyền máu.
-Một số học sinh trình bày ý kiến của mình HS khác nhận xét bổ sung
+ Như tiểu kết
+ Đảm bảo đủ máu cho người bị mất nhiều máu
+ Không, vì các tế bào mau có thể tự sinh ra các tế bào mới 
 Tiểu kết: 	1/ Các nhóm máu ở người: -Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O 
	 -Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu
 	 A A 
O O AB AB 
 	B B 	
 2/ Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: 
+Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp đảm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người nhận
+Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu. Không truyền máu có mầm bệnh
+ Truyền từ từ 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1/ Củng cố:
 - HS đọc kết luận trong sách giáo khoa Trả lời câu hỏi SGK
2/ Dặn dò: 
-Học bài trả lời câu hỏi SGK; Đọc mục “em có biết”, 
- Ôân lại kiến thức hệ tuần hòan ở lớp Thú.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc