Tiết 17, Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.

2. Kĩ năng:

- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.

- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, lỏng, khí.

3. Thái độ: Tạo hứng thú – Say mê học tập bộ môn.

4. Trọng tâm:

- Mối quan hệ hai chiều giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Kĩ năng thực hiện các phương trình hóa học.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1724Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 17, Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ - Bùi Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9 Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết : 17 Ngày dạy: 13/10/2014
Bài 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức: Biết được: 
- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng: 
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.
- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, lỏng, khí.
3. Thái độ: Tạo hứng thú – Say mê học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Mối quan hệ hai chiều giữa các loại hợp chất vô cơ. 
- Kĩ năng thực hiện các phương trình hóa học.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Bảng phụ về mối quan hệ giữa các loại hợp chất , bảng phụ bài tập .
b. Học sinh: Xem lại kiến thức cũ và vẽ trước các bảng sơ đồ câm .
2. Phương pháp: Vấn đáp – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân – Làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
- HS1,2: Làm bài tập 1/SGK 39
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giữa các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi hoá học với nhau như thế nào? Điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ(13’)
- GV: Treo bảng phụ có vẽ sơ đồ chưa điền đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm để điền đầy đủ các thông tin còn khuyết vào bảng phụ.
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên trả lời.
-GV: Nhận xét , đánh giá.
- HS: Quan sát sơ đồ câm và bước đầu hình thành suy nghĩ.
- HS: Tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng .
- HS: Trả lời
(1) oxit bazơ + axit 
(2 ) oxit axit + bazơ
(3) oxit bazơ + nước
(4) phân huỷ các bazơ không tan
(5) oxit axit + nước (trừ SiO2) 
(6)bazơ + muối
(7)muối + bazơ
(8)muối + axit
(9)axit + bazơ ( oxit bazơ, muối , kim loại)
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ 
Hoạt động 2: Những phản ứng hoá học minh hoạ(15’)
- GV: Yêu cầu các nhóm tiếp tục viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ ở phần 1.
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày phần ví dụ minh hoạ.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: Thảo luận nhớm để viết phương trình phản ứng minh hoạ
- HS: Viết PTHH
- HS: Lắng nghe và sửa bài.
II. NHỮNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC MINH HỌA
(1) MgO + H2SO4 " MgSO4 + H2O
(2) SO3 + 2NaOH " Na2SO4 + H2O
(3) Na2O + H2O "2NaOH
(4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(5) P2O5 + 3H2O " 2 H3PO4
(6) KOH + HNO3 " KNO3 + H2O
(7) CuCl2+2KOH" 2KCl + Cu(OH)2
(8) AgNO3 + HCl "AgCl + HNO3
(9) 6HCl + Al2O3 " 2AlCl3 + 3H2O
4. Củng cố (9’):
-GV: Treo bảng phụ bài tập chứa các bài tập sau: 
Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hoá học sau
a. Na2O " NaOH " Na2SO4 " NaCl "NaNO3
b. Fe(OH)3 "Fe2O3 "FeCl3 "Fe(NO3)3 "Fe(OH)3 "Fe2(SO4)3
Bài tập2: Có 4 lọ không nhãn đựng các dung dịch sau đây: NaOH, HCl, Na2SO4, NaCl. Hãy dùng phương pháp hóa học để nhận biết các chất có trong mỗi lọ. 
Bài tập 3: Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra được 448ml khí (đktc).
-Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. 
5. Nhận xét - Dặn dò (1’):
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Nhắc học sinh ôn tập lại kiến thức chương I để tiết sau học bài“Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ”
- Bài tập về nhà: 2,3,4 SGK / 41
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang (2).doc