I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm huyết áp.
- Trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.
- Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh.
- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.
- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.
2 . Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
Tuần 09 Ngày soạn: 12/10/2014 Tiết 18 Ngày dạy: 17/10/2014 BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm huyết áp. - Trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh. - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. 2 . Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp. - Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ màu phóng to các hình bài 18 SGK. - Mô hình cơ thể người. 2. Học sinh: Xem trước bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 8A4: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 8A5: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 8A6: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2.Kiểm tra bài cũ: Tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? 3. Hoạt động dạy và học: Mở bài: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch ? Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin và quan sát hình 18.1,18.2 trang 58 SGK . - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : + Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe ? + Vận tốc máu trong tĩnh mạch và động mạch khác nhau là do đâu ? + Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? + Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào? - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV hoàn thiện kiến thức. - GV lưu ý: Chính sự vận chuyển máu qua hệ mạch là cơ sở để rèn luyện bảo vệ tim mạch. - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình 18.1 , 18.2 SGK ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu : + Lực đẩy (huyết áp ) + Vận tốc máu trong hệ mạch. + Phối hợp với van tim. - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS chú ý lắng nghe. Tiểu kết: - Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: Sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu. - Huyết áp: Là áp lực của máu lên thành mạch (do tâm thất co và dãn có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu ). - Ở động mạch vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch. - Ở tĩnh mạch: Máu vận chuyển nhờ: + Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch. + Sức hút của lồng ngực khi hít vào. + Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. + Hệ thống van một chiều. Hoạt động 2 :Vệ sinh hệ tim mạch: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK trang 59 .Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : + Tác nhân gây hại hệ tim mạch ? + Người bị bệnh tim mạch có biểu hiện như thế nào ? - GV cho đại diện các nhóm trả lời - GV bổ sung hoàn thiện kiến thức - GV tiếp tục yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi + Cần bảo vệ tim mạch như thế nào ? + Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch ? + Bản thân em đã rèn luyện chưa ? Và đã rèn luyện như thế nào ? + Nếu em chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì ? - GV lưu ý rèn luyện phải có kế hoạch. - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời + Nhồi máu cơ tim , Mỡ cao trong máu , Huyết áp cao , huyết áp thấp. - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS nghiên cứu thông tin và bảng 18.2 SGK trang 59, 60. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời - Đại diện các nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. - Một số cá nhân nêu ý kiến về biện pháp rèn luyện và kế hoạch rèn luyện của cá nhân mình. Tiểu kết: * Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và bên trong gây hại cho hệ tim mạch: - Khuyết tật tim, phổi xơ. - Sốc mạnh mất máu nhiều , sốt cao - Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật. - Do luyện tập quá sức. - Do một số vi khuẩn, vi rút. * Biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch: - Tránh các tác nhân gây hại. - Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái vui vẻ - Lựa chọn cho bản thân một hình thức rèn luyện thích hợp. - Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chụi đựng của tim mạch và cơ thể. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ. 1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK. - Trả lời các câu hỏi: 1.Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu và như thế nào ? 2.Các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim / phút thưa hơn người bình thường .Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/ phút ít đi mà nhu cầu oxy của cơ thể vẫn được đảm bảo ? 3.Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch 4.Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch 2. Dặn dò: Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. V. RÚT KINH NGHIỆM. . .
Tài liệu đính kèm: