Tiết 18, Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu :

 1/ Kiến thức :

 - Nêu được khái niệm huyết áp

 - Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

 - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.

 - Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh

 - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh tương ứng

 - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.

 2/ Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng

 - Thu thập thông tin từ tranh hình tư duy khái quát

 - Vận dụng kiến thức vào thực tế

 3/ Giáo dục :

 Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch

II. Chuẩn bị :

 - Tranh phóng to các hình 18.1, 18.2

 - Tranh về những tác nhân có hại cho tim mạch và những biện pháp bảo vệ.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 18, Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11/10/2012
Ngày dạy : 13/10/2012
Tiết18 : Bài18 : VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. 
 VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN.
I. Mục tiêu :
 1/ Kiến thức :
 - Nêu được khái niệm huyết áp
 - Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. 
 - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.
 - Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh
 - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh tương ứng
 - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.
 2/ Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng 
 - Thu thập thông tin từ tranh hình tư duy khái quát
 - Vận dụng kiến thức vào thực tế
 3/ Giáo dục :
 Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch
II. Chuẩn bị :
 - Tranh phóng to các hình 18.1, 18.2
 - Tranh về những tác nhân có hại cho tim mạch và những biện pháp bảo vệ.
III. Phương pháp chủ đạo : trực quan, đàm thoại phát hiện.
IV. Hoạt động dạy học :
 1/ Ổn định : (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ : (4’)
GV:? Tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
HS: trả lời
 3/ Bài mới: 
 a, Đặt vấn đề: Máu tuần hoàn liên tục trong hệ tuần hoàn và theo một chiều trong hệ mạch là nhờ vào yếu tố nào? Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng co một số tác nhân gây hại cho hệ tim mạch của con người đó là những tác nhân nào? Có những phương pháp nào vệ sinh cho hệ tim mạch, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 b, Các hoạt động:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
20’
* HĐ1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch
+ Huyết áp là gì?
- Cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK và ghi nhớ kiến thức sau đó trả lời câu hỏi:
+ Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch là được tạo ra từ đâu?
- Treo tranh phóng to hình 18.1, 18.2 SGK/58. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Có nhận xét gì về huyết áp ở động mạch, mao mạch và tĩnh mạch? Giải thích sự chênh lệch đó?
+ Ngoài những lực chủ yếu 
 trên, ở động mạch lực giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều còn được tạo ra từ đâu?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
+ Vận tốc máu chảy trong mạch như thế nào? Nêu ý nghĩa của vận tốc máu chảy trong mao mạch?
- GV: giới thiệu điều hoà tim và mạch bằng thần kinh: các xung động điều hoà hoạt động của tim xuất phát từ hệ thần kinh trung ương.
+ Thế nào là huyết áp cao? Huyết áp thấp? Nêu các bệnh do huyết áp cao và huyết áp thấp gây nên? Cách phòng tránh?
- Để tìm hiểu cách phòng chống và rèn luyện cho hệ tim mạch được khoẻ mạnh. Chúng ta cùng tìm hiểu qua phầnII
+ Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi tâm thất co và dãn
- Nghiên cứu thông tin trong SGK
+ Lực đẩy của tim (tâm thất co) – huyết áp
Vận tốc máu trong hệ mạch
- Quan sát tranh
+ Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch. Do huyết áp hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch, do ma sát ở thành mạch và giữa các phân tử máu.
+ Sự co dãn của thành động mạch
+ Co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
Sức hút của lồng ngực khi hít vào
Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
Van 1 chiều
+ Vận tốc máu chảy trong mạch giảm dần: ở động mạch(0,5m/s), ở mao mạch (0,001m/s), sau đó tăng dần trong tĩnh mạch
Ý nghĩa của vận tốc máu chảy trong mao mạch: tại các tế bào của cơ quan, máu chảy chậm giúp cho sự trao đổi chất diễn ra đầy đủ
+ Huyết áp cao khi huyết áp > 140/90mmHg
Huyết áp thấp khi huyết áp < 100/60mmHg
Các bệnh: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, ....
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi tâm thất co và dãn
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: + Sức đẩy của tim (tâm thất co)
+ Vận tốc máu trong mạch
+ Sự co dãn của thành động mạch
+ Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
+ Sự hỗ trợ của van giúp máu không chảy ngược.
- Vận tốc máu chảy trong mạch giảm dần: ở động mạch(0,5m/s), ở mao mạch (0,001m/s), sau đó tăng dần trong tĩnh mạch
15’
* HĐ2: Tìm hiểu vệ sinh tim mạch
- Treo tranh một số tác nhân ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch? 
+ Với các tác nhân trên ta cần làm gì để bảo vệ hệ tim mạch?
- Yêu cầu HS quan sát bảng 18 SGK/59
+ Em có nhận xét gì về số nhịp tim của vận động viên so với người bình thường lúc nghỉ ngơi và lúc hoạt động gắng sức? Điều đó có ý nghĩa gì?
+ Hãy giải thích tại sao số nhịp tim/ phút ít đi mà nhu cầu oxi vẫn được đảm bảo?
+ Hãy đề ra những biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
+Bản thân em đã rèn luyện chưa? Rèn luyện như thế nào?
+ Nếu chưa có hình thức rèn luyện hợp lí qua bài học này em sẽ làm gì?
GV có thể cho HS thảo luận về kế hoạch rèn luyện của HS
- Quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Quan sát tranh, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi
HS có thể trao đổi nhanh với nhau về biện pháp bảo vệ của từng HS
+ Nhịp tim: 
Lúc nghỉ ngơi: NBT>VĐV
Tim của VĐV được nghỉ ngơi nhiều hơn, khả năng tăng năng suất cao hơn
Lúc hđgắng sức: VĐV>NBT
VĐV: khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.
+ Vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn hay hiệu suất làm việc cao hơn
- Nêu lên những biện pháp
- HS tự nêu lên
II. Vệ sinh tim mạch:
 1/ Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mang muốn
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia...
- Hạn chế ăn những thức ăn có nhiều mỡ động vật
- Khám sức khoẻ định kì
 2/ Cần rèn luyện hệ tim mạch:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao
- Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lí
- Tạo cuộc sống tinh thần thoả mái, vui tươi, yêu đời
4’
1’
V. Củng cố:
 - Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK/60
 - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,3,4 SGK/60
VI. Dặn dò: 
 - Học bài và hoàn thành các câu hỏi SGK vào vở bài tập
 - Đọc mục “Em có biết”
 - Học bài từ 1 đến 18 để chuẩn cho tiết kiểm tra 1 tiết
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn.doc