Tiết 18: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ

I) Mục tiêu :

1. Kiến thức : Học sinh hiểu được sự phân loại các hợp chất vô cơ, hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất và viết được phương trình hóa học cho các phản ứng của các hợp chất đó.

2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức đã biết để làm bài tập.

3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

* Trọng tâm : Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ , vận dụng kiến thức .

II) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập .

- Bảng phụ : “ sơ đồ về phân loại các hợp chất vô cơ ”/ sgk và “ sơ đồ về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ ” ( sơ đồ chưa viết tính chất hóa của các loại hợp chất ) .

 

docx 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 18: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 18 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 – CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ .
I) Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh hiểu được sự phân loại các hợp chất vô cơ, hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất và viết được phương trình hóa học cho các phản ứng của các hợp chất đó.
2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức đã biết để làm bài tập.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. 
* Trọng tâm : Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ , vận dụng kiến thức .
II) Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập . 
- Bảng phụ : “ sơ đồ về phân loại các hợp chất vô cơ ”/ sgk và “ sơ đồ về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ ” ( sơ đồ chưa viết tính chất hóa của các loại hợp chất ) .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng , phương pháp trực quan ( quan sát sơ đồ ) , kết hợp với phương pháp thuyết trình (tái hiện kiến thức ) . 
III) Tiến trình dạy học .
1. ổn định tổ chức lớp : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . 
2.Các hoạt động học tập .
 Hoạt động I : Kiến thức cần nhớ. 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 - Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ trong SGK : + Hợp chất vô cơ được phân thành mấy loại chính ? 
+ Mỗi loại có thể phân chia thành những thành phần nhỏ nữa không ? 
Lấy ví dụ cho mỗi trường hợp ? + Em hãy cho biết bazơ là gì , muối là gì , axit là gì , oxit là gì ? 
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ trong SGK và làm bài tập 1 SGK trang 43. 
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá cho đúng. 
 1. Sự phân loại các hợp chất vô cơ. - Nghiên cứu sơ đồ. 
- Hợp chất vô cơ được chia thành bốn loại chính. 
+ Hợp chất oxit : Gồm oxit axit và oxit bazơ. 
+ Hợp chất bazơ : Gồm bazơ không tan và bazơ tan. + Hợp chất axit : Gồm axit có oxi và axit không có oxi. + Hợp chất muối : Gồm muối trung hòa và muối axit. - Lấy được ví dụ . 
2. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. - Nghiên cứu sơ đồ trong SGK làm bài tập 1 theo nhóm. 1.a. ....nước..; b. axit..; c. ....nước..; d. dd bazơ; e. ..muối.. 2.a.... oxit axit..; b....axit.; c....muối.. 3.a..kim loại..; b..oxit bazơ..; c....bazơ..; d.... muối.... 4. a ..axit..; b..bazơ..; c..muối....; d..kim loại..; e....oxit bazơ và oxit axit. 
 Hoạt động II : Luyện tập.
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
-Học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 1
 Bài 1: Viết các phương trình hóa học hoàn thành những chuyển đổi hóa học sau: 
 MgO " MgSO4 "MgCl2 "Mg(OH)2 "MgO 
Bài 2: : Có các dung dịch riêng biệt đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: 
 KNO3, NaOH, BaCl2, H2SO4 
Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch trên ( chỉ được sử dụng quỳ tím)
Bài 3: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan
 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa tới khối lượng không đổi . 
Viết phương trình hóa học . 
Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung 
Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc 
 Biết Cu =64, Na = 23, O =16, H=1, Cl =35,5 
Học sinh phân thành 4 nhóm hoàn thành bài tập 1 
Các nhóm nhận xét và chữa bài 
Học sinh thảo luận nhóm làm thí nghiệm và tìm các hóa chất dựa vào tính chất hóa học. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Kết luận : - Giaó viên hệ thồng lại kiến thức đã học , giúp học sinh nhớ lại những nội dung chính cần lĩnh hội ( thông qua sơ đồ ) .
IV) Cũng cố : Treo bảng sơ đồ “ phân loại các hợp chất vô cơ ” và “ tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ ” , giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức đã học , học sinh nhớ và khắc sâu kiến thức hơn , đồng thời biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học .
V) Dặn dò : - Hướng dẫn học bài , làm bài tập 3 SGK trang 4.
- Nghiên cứu, chuẩn bị bài thực hành : “ Tính chất hóa học của bazơ vả muối.”.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một bản báo cáo thực hành, một đinh sắt, chuẩn bị nghiên cứu mục tiêu của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm .

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 13. Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ.docx