I. MỤC TIÊU:
a.Kiến thức: HS biết cách vẽ chân dung
b.Kĩ năng: HS vẽ được chân dung bạn
c. Thái độ: HS thấy vẻ đẹp của tranh chân dung
II. TRỌNG TÂM:
_ HS vẽ được chân dung bạn
III. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
_ Tranh ảnh chân dung hoặc các hình minh hoạ ở SGK
_ Tranh minh hoạ các bước vẽ
_ Một số bài vẽ của HS năm trước
b. Học sinh:
_ Sưu tầm tranh, ảnh chân dung
_ Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
Bài 19 - Tiết CT: 19 Ngày dạy: 04/01/2011 – TUẦN CM: 20 VẼ THEO MẪU VẼ CHÂN DUNG BẠN I. MỤC TIÊU: a.Kiến thức: HS biết cách vẽ chân dung b.Kĩ năng: HS vẽ được chân dung bạn c. Thái độ: HS thấy vẻ đẹp của tranh chân dung II. TRỌNG TÂM: _ HS vẽ được chân dung bạn III. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: _ Tranh ảnh chân dung hoặc các hình minh hoạ ở SGK _ Tranh minh hoạ các bước vẽ _ Một số bài vẽ của HS năm trước b. Học sinh: _ Sưu tầm tranh, ảnh chân dung _ Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. IV. TIẾN TRÌNH: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2 Kiểm tra miệng: GV kiểm tra bài vẽ chân dung HS nhận xét về + Bố cục + Tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt + Trạng thái tình cảm GV nhận xét, ghi điểm 3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới Hướng dẫn HS quan sát nhận xét _ GV giới thiệu một số tranh chân dung gợi ý HS nhận biết + Các loại tranh chân dung? (tranh chân dung toàn thân, chân dung bán thân, chân dung khuôn mặt) + Nêu cách vẽ tranh chân dung ? (vẽ hình, vẽ màu) _ HS quan sát tranh chân dung, nhận xét về + Hình dáng bề ngoài của khuôn mặt (có dạng hình gì) + Tỉ lệ các bộ phận: Tóc, trán, mũi, + Hướng của mặt : nhìn thẳng hay nhìn nghiêng, ngẩng lên hay cuối xuống + Nét mặt vui hay buồn, _ HS nhận xét _ GV chốt lại: Khi vẽ tranh chân dung cần diễn tả được hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm, tình cảm của nhân vật * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ chân dung _ GV gợi ý HS nhớ lại cách vẽ tranh chân dung ở tranh minh hoạ + Vẽ phác hình dáng bề ngoài của mặt, cổ, vai cho cân đối với trang giấy. Chú ý tư thế của mặt để kẻ trục + Vẽ nét chia khoảng cách của tóc, trán, mắt, mũi, + Vẽ phác nét mắt, mũi, miệng, tai, * Lưu ý: Phân chia khoảng cách dài, ngắn, rộng, hẹp, dày, mỏng, của tai, mắt, mũi, miệng, vì đó là đặc điểm của nhân vật + Nhìn mẫu vẽ chi tiết _ GV giới thiệu một số tranh chân dung + Màu của tóc là màu gì? + Màu của tai, mặt, cổ? + Màu của áo? + Tỉ lệ các bộ phận có hợp lý chưa? + Màu nền là màu gì? _ HS trả lời theo cảm nhận riêng _ GV nhận xét, bổ sung * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài _ GV nêu yêu cầu của bài tập + Vẽ chân dung bạn bằng bút chì + Quan sát và vẽ theo hướng dẫn _ GV chọn một HS làm mẫu _ GV quan sát HS làm bài và gợi ý + Vẽ phác hình khuôn mặt cân đối với tờ giấy + Tìm tỉ lệ cho đúng + Vẽ chi tiết gần với mẫu _ HS vẽ chân dung bạn I.Quan sát, nhận xét II. Cách vẽ 1. Ước lượng chiều dài, chiều rộng của khuôn mặt vẽ phác hình và đường trục 2. Ước lượng tỉ lệ các của tóc, trán, mắt, mũi, mệng 3. Vẽ phác hình của mắt, mũi, miệng, tóc, trán 4. Nhìn mẫu vẽ chi tiết III. Luyện tập Vẽ chân dung một bạn cùng lớp 4. Câu hỏi. Bài tập củng cố: _ GV chọn một số bài để nhận xét về + Bố cục + Tỉ lệ các bộ phận + Đặc điểm trang thái _ HS nhận xét theo cảm nhận riêng _ GV tóm tắt, động viên, ghi điểm nếu bài vẽ hoàn thành 5 Hướng dẫn HS tự học: _ Tập quan sát và vẽ chân dung người thân _ Chuẩn bị bài 20 : “Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX” + Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học + Xem nội dung bài học 5 RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: