Tiết 2, Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây, nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam.

1.2. Kỹ năng:

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.

- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam ; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây, nữa cầu Bắc và nữa cầu Nam trên bản đồ và quả địa cầu.

- KNS: tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân.

1.3. Thái độ:

 - Yêu quí Trái Đất – môi trường sống của con người.

2. TRỌNG TÂM:

 - Vị trí của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên:

 - Tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời và lưới kinh, vĩ tuyến, quả địa cầu.

 3.2. Học sinh:

- Phân tích hình 1,2,3 trả lời câu hỏi.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: TRÁI ĐẤT
Mục tiêu chương:
Cung cấp cho học sinh một số khái niệm chung về Trái Đất và bản đồ để làm cơ sở cho việc học tập môn địa lí.
Xác định được phương hướng trên bản đồ, xác định được tọa độ địa lí của một điểm.
Hiểu được sự vận động quanh trục của Trái Đất, sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời và hệ quả của các vận động đó.
Hiểu rõ cấu tạo bên trong của Trái Đất và sự phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt trái Đất.
Rèn kỹ năng đọc, phân tích tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sử dụng quả địa cầu.
Bài: 1 - tiết 2
Tuần dạy: tuần 2	 
ND: 21/8/2012 
 Chương I: TRÁI ĐẤT
 Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức: 
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây, nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam.
1.2. Kỹ năng: 
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam ; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây, nữa cầu Bắc và nữa cầu Nam trên bản đồ và quả địa cầu.
- KNS: tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân.
1.3. Thái độ: 
 	- Yêu quí Trái Đất – môi trường sống của con người. 
2. TRỌNG TÂM:
	- Vị trí của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
 	- Tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời và lưới kinh, vĩ tuyến, quả địa cầu.
	3.2. Học sinh:
- Phân tích hình 1,2,3 trả lời câu hỏi.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
? Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì?
	Các kiến thức về Trái Đất, các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất.
	Các sự vật hiện tượng địa lí xảy ra trên bề mặt Trái Đất.
? Cần phải học môn địa lí như thế nào?
Phải quan sát, tìm hiểu thông qua tranh ảnh, bản đồ.
Hoàn thành các câu hỏi, bài tập địa lí.
Biết liên hệ thực tế. 
? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? 
 	Trái Đất ở vị trí thứ 3.
 4.3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Trong vũ trụ bao la, Trái Đất là một hành tinh xanh trong hệ Mặt Trời. Cùng quay quanh Mặt Trời với Trái Đất còn có 7 hành tinh khác với các đặc điểm khác nhau.Vậy Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời và có những đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Học sinh quan sát tranh các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- Gv giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời. 
? Trong hệ Mặt Trời có những hành tinh nào?
 Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? 
 Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần.
- Gv giải thích về hệ Mặt Trời và hệ Ngân Hà: hệ Mặt Trời là một bộ phận rất nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà. Trong hệ Ngân Hà có hàng trăm tỉ ngôi sao giống như hệ Mặt Trời.
? Vị trí thứ 3 của Trái Đất theo thứ tự xa dần Mặt Trời có ý nghĩa gì?
 Là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
- KNS: tư duy
- Gv: giáo dục cho học sinh yêu quí Trái Đất – môi trường sống của con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Học sinh đọc SGK
? Trái Đất có hình gì?
 Trái Đất có hình cầu
- Học sinh quan sát quả địa cầu, gv giới thiệu đây là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
? Hs quan sát hình2/SGK/tr.7, hãy cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo của Trái Đất?
 Bán kính: 6370 km
 Đường xích đạo: 40076 km.
? Em có nhận xét gì kích thước của Trái Đất?
 Trái Đất có kích thước rất lớn.
- KNS: tự nhận thức
- Gv: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng gọi là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt Trái Đất ở hai điểm chính là 2 địa cực là cực bắc và cực nam.
- Khi Trái Đất tự quay, địa cực không di chuyển vị trí. Do đó hai địa cực là điểm mốc để vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm (3 phút)
- Quan sát hình 3.
+ Nhóm 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam là những đường gì? Chúng có chung đặc điểm gì?
 Đó là những đường kinh tuyến. Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau.
+ Nhóm 2: Kinh tuyến gốc là kinh tuyến gì? Xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc?
 Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 00 đi ngang qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh.
? Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
 Kinh tuyến 1800 
? Khi xác định được kinh tuyến gốc ta còn biết được những kinh tuyến gì? 
 Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến đông, còn nằm bên trái là những kinh tuyến tây.
? Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì có bao nhiêu kinh tuyến trong đó có bao nhiêu kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây?
 360 đường kinh tuyến.
 179 đường kinh tuyến Đông và 179 đường kinh tuyến Tây.
+ Nhóm 3: Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông gốc với các kinh tuyến là những đường gì? Chúng có đặc điểm gì?
 Đó là những đường vĩ tuyến, chúng nằm song song với nhau, nhỏ dần từ xích đạo về hai cực.
+ Nhóm 4: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến gì? Xác định vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu?
 Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo (lớn nhất) và ghi 00 
? Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì có bao nhiêu vĩ tuyến?
 181 vĩ tuyến.
? Khi xác định được vĩ tuyến gốc ta còn biết được những vĩ tuyến gì? 
 Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc, có 90 vĩ tuyến Bắc.
 Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam, có 90 vĩ tuyến Nam
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét.
- Gv chốt ý.
- KNS: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.
- Các đường kinh, vĩ là không có thực. Để vẽ các đường kinh, vĩ tuyến người ta phải chọn một đường kinh tuyến gốc và một đường vĩ tuyến gốc. Đường vĩ tuyến gốc là ranh giới nữa cầu Bắc và nữa cầu Nam. Còn nữa cầu Đông là nữa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương; nữa cầu Tây là nữa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.. Như vậy đường phân chia nữa cầu Đông và nữa cầu Tây không trùng với đường kinh tuyến gốc và đường kinh tuyến 1800. Ngoài ra còn phân chia thành nữa cầu Bắc và nữa cầu Nam.
? Công dụng của các đường kinh tuyến và vĩ tuyến là gì?
 Dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.
? Theo em Việt Nam nằm ở bán cầu nào?
 Việt Nam ở bán cầu Bắc thuộc nữa cầu Đông.
- Xác định vị trí Việt Nam trên quả địa cầu.
- Học sinh đọc bài đọc thêm SGK/ tr.8
1/ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
- Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
* Ý nghĩa: làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
2/ Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến:
a/ Hình dạng, kích thước:
- Trái Đất dạng hình cầu.
- Kích thước rất lớn
b/ Hệ thống kinh, vĩ tuyến:
* Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) 
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
* Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến 00 (xích đạo)
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
- Nữa cầu Đông: nữa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ.
- Nữa cầu Tây: nữa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ
- Nữa cầu Bắc: nữa bề mặt Địa Cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc.
- Nữa cầu Nam: nữa bề mặt Địa Cầu tính từ xích đạo đến cực Nam.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Hãy cho biết ý nghĩa của vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời của Trái Đất?
	Là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
+ Làm bài tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ
	+ Bản đồ là gì?	
	+ Tỉ lệ bản đồ là gì và công dụng của nó?
	+ Nghiên cứu cách tính các khoảng cách thực địa bằng tỉ lệ bản đồ?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: 
- Phương pháp: ..
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất (2).doc