Tiết 2, Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

i. mục tiêu bài học.

1. kiến thức

- hs kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- hs nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.

- hs giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.

2. kĩ năng

- rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

- rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ

 giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4818Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Cấu tạo cơ thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
Chương I : Khái quát về cơ thể người
Tiết 2 - Bài 2: cấu tạo cơ thể người
I. mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Hs kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Hs nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.
- Hs giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.
II. chuẩn bị của giáo viên – học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài và tìm hiểu về cơ thể người.
III. Phương pháp dạy học
Kết hợp nhiều phương pháp như: Hoạt động nhóm, Quan sát tìm tòi, Làm việc với SGK, tư duy,.
Iv. tiến trình bài dạy
A. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
1. Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên?
2. Việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh” có ý nghĩa gì?
B. Bài mới:
* Mở bài:
-Gv: Mời 1 Hs lên trình bày : 
+ Theo em, cơ thể người được chia làm mấy phần và đó là những phần nào?
+ Con người chúng ta có những hệ cơ quan nào? Kể tên các hệ cơ quan đó và cho biết chúng có mối quan hệ gì?
à Từ sự hiểu biết của chính bản thân các Hs về cơ thể mà Gv đặt vấn đề tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người.
Nội dung 1: Cấu tạo cơ thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời và hoàn thiện vở bài tập:
+ Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
+ Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?
+ Dưới da là cơ quan nào?
+ Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
+Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?
(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để Hs khai thác vị trí các cơ quan)
- Gv: Nhận xét và đặt vấn đề tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể người qua mô hình cấu tạo cơ thể người.
- Gv: Cho 1 HS đọc to Ê1 SGK và nhắc lại: 
+ Thế nào là một hệ cơ quan?
+ Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
- Gv: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào vở bài tập.
- Gv: Thảo luận toàn lớp thống nhất đáp án chuẩn à yêu cầu Hs lên chỉ trên tranh hoặc mô hình để khắc sâu kiến thức. 
- Gv: Khắc sâu kiến thức thông qua câu hỏi:
+ Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?
+ So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì?
- Gv: Nhận xét và yêu cầu Hs chốt kiến thức.
- Gv: Nhấn mạnh trong hệ cơ quan các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
àGv: Yêu cầu Hs đọc Ê2 SGK để khắc sâu kiến thức.
- Hs: Hoạt động cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
à Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân, tay chân.
à Cơ thể được bao bọc bởi da làm chức năng bảo vệ cơ thể.
à Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động).
à Cơ hoành ngăn cách khoang bong và khoang ngực.
à Khoang ngực gồm: Tim, phổi,
à Khoang bong gồm: Gan, mật, dạ dày, ruột, ..
- Hs: Có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể để khắc sâu kiến thức.
- Hs: Hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin trả lời . 
à..
à Có 7 hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, sinh sản, bài tiết, hệ vận động.
- Hs: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 2à Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " hoàn thiện vở bài tập.
- Hs: Thảo luận toàn lớp thống nhất đáp án chuẩn. 1 Hs khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình hoặc tranh.
- Hs: Thảo luận toàn lớp trả lời – khắc sâu kiến thức. 
à Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.
à Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.
- Hs: Chốt kiến thức
- Hs: Ghi nhận kiến thức SGK/9 từ đó liên hệ bản thân.
à Hs: Đọc thông tin khắc sâu kiến thức.
Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
- Hệ vận động
- Hệ tiêu hoá
- Hệ tuần hoàn
- Hệ hô hấp
- Hệ bài tiết
- Hệ thần kinh
- Cơ và xương
- Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- Tim và hệ mạch
- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
- Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Vận động cơ thể
- Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể.
- Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
- Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường.
- Bài tiết nước tiểu.
- Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan.
Tiểu kết: 
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể.
- Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động).
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.
2. Các hệ cơ quan
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv: Yêu cầu Hs đọc Ê SGK mục II để trả lời :
+ Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào?
- Gv: Yêu cầu Hs khác lấy ví dụ về 1 hoạt động khác và phân tích.
(Gv: có thể lí giải câu nói: một trận cười bằng mười thang thuốc bổ 
Vì khi cười, tâm lí căng thẳng được giải tỏa" não bộ trở nên hưng phấn hơn, các cơ hô hấp hoạt động mạnh, làm tăng khả năng lưu thông máu, các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động. Mọi cơ quan trong cơ thể đều trở nên hoạt động tích cực hơn" làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Vì vậy con người luôn có cuộc sống vui tươi là người khỏe mạnh, có tuổi thọ kéo dài.)
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK thông qua lệnh SGK à hoàn thiện vở bài tập.
- Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu hình trả lời:
+ Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?
- Gv: Nhận xét ý kiến Hs và giải thích: + Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ.
+ Hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch.
- Gv: Yêu cầu Hs chốt kiến thức bài học.
- Hs: Hoạt động cá nhân nghiên cứu Ê phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy để thấy mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể.
- Hs: Thảo luận toàn lớp lấy ví dụ phân tích.
( Hs ghi nhận thông tin)
- Hs: Thảo luận nhóm tìm ra mối quan hệ giữa các cơ quan trên hình 2.3 SGK hoàn thiện vở bài tập.
- Hs: Nghiên cứu hình trả lời:
àMũi tên cho thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch.
- Hs: Ghi nhận và khắc sâu kiến thức về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
- Hs: 1 HS đọc kết luận SGK và chốt kiến thức bài học.
Tiểu kết: 
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
* Kết luận chung : SGK/10
C. Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi: Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
 à Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu trả lời đúng:
1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:
a. Trái ngược nhau	b. Thống nhất nhau.
c. Lấn át nhau	d. 2 ý a và b đúng.
2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.
a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.
c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết.
d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và làm bài theo SGK và vở bài tập.
- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật.
- Đọc trước bài: tế bào và tìm hiểu sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Cấu tạo cơ thể người (2).doc