Tiết 2, Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng - Nguyễn Tín Nhiệm

 - Nêu được khái niệm về đất trồng.

 - Trình bày được vai trò của đất đối với sự tồn tại và phát triển của cây trồng.

 - Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng.

 - Trình bày được thành phần cơ giới của đất. Căn cứ vào đó để phân loại đất.

 - Nêu được các trị số của pH của đất chua, đất kiềm, đất trung tính.

 - Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.

 - Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với cây trồng.

 - Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của cây, giảm năng suất, chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.

 - Hiện nay việc bón phân không hợp lí, phá rừng bừa bãi gây ra sự rửa trôi, xói mòn làm cho đất bị chua, độ phì nhiêu kém.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 12862Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng - Nguyễn Tín Nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
Tuần 2
Tiết 2
BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ
THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm về đất trồng. 
	- Trình bày được vai trò của đất đối với sự tồn tại và phát triển của cây trồng.
	- Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng.
	- Trình bày được thành phần cơ giới của đất. Căn cứ vào đó để phân loại đất.
	- Nêu được các trị số của pH của đất chua, đất kiềm, đất trung tính.
	- Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.
	- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với cây trồng.
	- Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của cây, giảm năng suất, chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.
	- Hiện nay việc bón phân không hợp lí, phá rừng bừa bãi gây ra sự rửa trôi, xói mòn làm cho đất bị chua, độ phì nhiêu kém.
Kỹ năng: Nhận dạng được đất cát, đất thịt, đất sét bằng quan sát.
Thái độ:
	- Từ đặc điểm của đất cát, đất sét, có ý thức cải tạo đất để giảm tỉ lệ hạt cát, hạt sét, làm cho đất có nhiều đặc điểm tốt, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
	- Từ đặc điểm của độ chua, kiềm của đất, có ý thức cải tạo đất có độ pH quá cao hay quá thấp, tạo cho đất có độ chua phù hợp, đảm bảo cho sản xuất.
	- Từ đặc điểm độ phì nhiêu của đất, có ý thức bảo vệ, làm cho đấy trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sản xuất.
CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Hình 2, sơ đồ 1 SGK bài 2 phóng to.
	- Bảng đo độ pH, giấy quỳ tím
	2. Học sinh: Xem trước phần I bài 2, bài 3 ở nhà.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
8’
Ổn định tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
Khái niệm về đất trồng:
Đất trồng là gì?
 Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và tạo ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng:
 Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng.
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế của nước ta?
Trình bày được các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt.
à Giới thiệu bài mới: Đất trồng có vai trò gì đối với cây trồng. Thế nào là đất chua, đất kiềm, Để nắm rõ những vấn đề này ta đi vào tìm hiểu bài 2, 3.
* Hoạt động 1
Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
 + Đất trồng là gì?
 + Đất trồng do đá biến đổi thành. Vậy đất trồng và đá có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở chổ nào?
GV nhận xét, kết luận
Cho HS quan sát 2 hình SGK và gọi 1 -2 học sinh so sánh có điểm nào giống và khác nhau?
Gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Giáo viên nhận xét, kết luận
 + Qua đó cho biết đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng.
Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
Lớp trưởng báo cáo
Cung cấp lương thực, thực phẩm,.
Khai hoang lấn biển, tăng vụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất.
Lắng nghe và suy nghĩ
Đọc thông tin SGK và trả lời:
 à Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và tạo ra sản phẩm.
 à Đất trồng khác với đá ở chổ đất trồng có độ phì nhiêu.
Lắng nghe và ghi bài
Học sinh quan sát hình và trả lời theo yêu cầu:
HS nhận xét và bổ sung
Chú ý lắng nghe
à Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giúp cho cây đứng vững.
Học sinh ghi bài.
6’
5’
5’
5’
5’
Thành phần của đất trồng:
 Gồm 3 phần: phần rắn, phần khí, phần lỏng.
_ Phần khí cung cấp oxi cho cây.
_ Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
_ Phần lỏng: cung cấp nước cho cây.
Thành phần cơ giới của đất là gì?
 Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất.
Độ chua, độ kiềm của đất: 
 Độ pH dao động từ 0 đến 14.
 + Đất chua có pH < 6,5.
 + Đất kiềm có pH > 7,5.
 + Đất trung tính có pH= 6,6 -7,5.
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:
 Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 
Độ phì nhiêu của đất là gì?
 Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
* Hoạt động 2
Giáo viên giới thiệu cho học sinh sơ đồ 1 về thành phần của đất trồng và hỏi:
 + Đất trồng gồm những thành phần gì? Kể ra.
 + Hãy cho biết trong không khí có những chất khí nào?
 + Oxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng?
 + Cho biết phần rắn có chứa những chất gì?
 + Nước có vai trò gì đối với đời sống cây trồng?
 GV gọi 1 -2 HS hoàn thành nội dung bảng bài tập SGK.
Giáo viên chốt ý, ghi bảng
* Hoạt động 3
Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận và hỏi:
 + Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào?
 + Phần vô cơ gồm có mấy cấp hạt?
 + Thành phần cơ giới của đất là gì?
 + Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất ra mấy loại?
GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
Giáo viên nhận xét, chốt ý
* Hoạt động 4
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hỏi:
 + Người ta dùng độ pH để làm gì?
 + Trị số pH dao động trong phạm vi nào?
 + Các chỉ số pH bao nhiêu để phân biệt được các loại đất? 
Giáo viên sửa, bổ sung và giảng:
Biện pháp làm giảm độ chua của đất là bón vôi kết hợp với thủy lợi 
Tiểu kết, ghi bảng.
* Hoạt động 5
Yêu cầu 1 học sinh đọc mục III SGK.
Giáo viên nhận xét và hỏi:
 + Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?
 + Sau khi hoàn thành bảng các em có nhận xét gì về đất?
HS tự rút ra kết luận và ghi bài
GV tiểu kết, ghi bảng
* Hoạt động 6
Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV. SGK và hỏi:
 + Theo em độ phì nhiêu của đất là gì?
 + Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không?
Giáo viên giảng thêm 
Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
Học sinh quan sát sơ đồ 1 và trả lời:
 à Đất trồng bao gồm: phần khí, phần lỏng và phần rắn (chất hữu cơ và chất vô cơ).
 à Như: oxi, khí cacbonic, khí nitơ và một số khí khác.
 à Oxi cần cho quá trình hô hấp của cây.
 à Có chứa những chất như: chất khoáng, chất mùn.
 à Có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
Hoàn thành bảng bài tập SGK và đại diện nhóm trả lời: 
HS ghi bài
HS chia nhóm thảo luận và trả lời:
 à Bao gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
 à Gồm có các cấp hạt: hạt cát (0,05 – 2mm), limon ( bột, bụi) (0,002 – 0,05 mm) và sét (<0,002 mm).
 à Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất.
à Chia đất làm 3 loại: Đất cát, đất thịt và đất sét.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS chú ý, ghi bài.
HS đọc SGK và trả lời
 à Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.
 à Dao động từ 0 đến 14.
 à Với các giá trị:
 + Đất chua: pH< 6,5.
 + Đất kiềm: pH> 7,5.
 + Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5.
Học sinh chú ý
HS ghi bài
Học sinh đọc to thông tin SGK.
Học sinh lắng nghe và trả lời:
 à Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
 à Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
HS rút ra kết luận, ghi bài
Học sinh chúù ý.
pHọc sinh đọc thông tin và trả lời:
 à Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng 
 à Còn cần các yếu tố khác như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh ghi bài.
4’
4. Củng cố:
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 3
- Nội dung hoạt động 6
Đất trồng là gì? Nêu vai trò có đất trồng đối với cây trồng.
Trình bày được các thành phần cơ giới của đất.
Nêu khái niệm về độ phì nhiêu của đất trồng.
- Học sinh trả lời nội dung hoạt động 1
- Học sinh trả lời nội dung hoạt động 3
- Học sinh trả lời nội dung hoạt động 6
5. Dặn dò: (1 phút )
Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 4.
Chuẩn bị 3 mẫu đất : đất cát, đất sét, đất thịt. Thước đo.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Một số tính chất chính của đất trồng - Trường THCS Thường Thới Hậu A.doc