Tiết 2, Bài 2: Siêng năng, kiên trì - Nguyễn Đồng Khởi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì.

2. Về kỷ năng:

Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.

3. Về thái độ:

Có kế hoạch vượt khó trong học tập, lao động và các hoạt động khác để trở thành học sinh tốt.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC:

1. Định hướng phương pháp:

Kết hợp diễn giải, phân tích, đặt câu hỏi, thảo luận

2. Chuẩn bị phương tiện:

- Một số câu ca dao hoặc tục ngữ.

- Bảng phụ với bài tập trắc nghiệm.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1691Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Siêng năng, kiên trì - Nguyễn Đồng Khởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ:	2
Tiết thứ:	2
Bài giảng:	Bài :2 (2T)
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(T1)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Về kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
Hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì.
Về kỷ năng:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
Về thái độ:
Có kế hoạch vượt khó trong học tập, lao động và các hoạt động khác để trở thành học sinh tốt.
CHUẨN BỊ DẠY HỌC:
Định hướng phương pháp:
Kết hợp diễn giải, phân tích, đặt câu hỏi, thảo luận
Chuẩn bị phương tiện:
Một số câu ca dao hoặc tục ngữ.
Bảng phụ với bài tập trắc nghiệm.
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ (5P):
Sức khỏe có vai trò với cuộc sống như thế nào?
Cần làm gì để có một sức khỏe tốt?
Kể vài môn thể thao mà em biết.
Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài (0.5P):
Phẩm chất siêng năng, kiên trì là một trong các yếu tố hết sức quan trọng giúp ta đạt được những thành công trong học tập và trong cuộc sống. Bằng nội dung bài học hôm nay, chúng ta hãy kiểm chứng để thấy rõ điều đó.
Khai triển nội dung:
Chủ thể
HĐ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
HS: 
GV:
HS:
GV:
GV
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV:
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm (15P):
Đọc truyện “Bác Hồ học ngoại ngữ” trong SGK.
Truyện kể lại sự việc gì?
Bác Hồ vừa làm việc vừa học ngoại ngữ.
Mỗi ngày Bác làm từ mấy giờ đến mấy giờ?
Từ 4 giờ sáng đên 9 giờ tối. (17 tiếng mỗi ngày).
>> Hàng ngày Bác đều làm việc với thời gian khắc nghiệt như thế.
??? Vậy Bác học tiếng Anh vào lúc nào?
Học ngay trong lúc đang làm việc và “học thêm 2 giờ nữa” sau khi làm việc (từ 10 đến 11 giờ).
>> 17 giờ làm việc khiến Bác mệt rã người, nhưng Bác gắng học thêm 2 giờ nữa.
??? Sự lao động và học tập đó nói lên đức tính gì của Bác?
Tính siệng năng, kiên trì.
Vậy siêng năng là gì? Và thế nào là kiên trì?
Dựa vào SGK trả lời.
>> Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học (mục 1).
??? Theo em, siêng năng và kiên trì là hai khái niệm khác hay giống nhau?
Khác nhau.
Do đó chúng hãy phân biệt nó.
HĐ2: Nhận biết và phân biệt biểu hiện siêng năng với kiên trì (15P):
a/ Ngày nào Bác cũng đều làm việc.
b/ Công việc nặng nhọc nhưng Bác vẫn cố gắng làm.
c/ Bác quyết tâm làm dù công việc kéo dài từ 4 giờ sáng đến 9 giớ tối.
d/ Mỗi ngày Bác đều học ngoại ngữ.
e/ Dù rất mệt mỏi Bác vẫn chịu khó học tập.
f/ Tối nào Bác cũng học thêm hai giờ.
g/ Rất nhớ quê hương mà Bác vẫn ở nước ngoài mấy mươi năm để tìm đường cứu nước.
Câu nào sau đây biểu hiện tính siêng năng? Câu nào biểu hiện tính kiên trì của Bác Hồ?
Thảo luận 5P, trả lời.
Phân tích, kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì (5P):
Đọc các câu ca dao sau:
Câu a:
Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.
Câu b:
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
Em hiểu thế nào về các câu ca dao trên?
Suy nghĩ, trả lời.
Phân tích, kết luận.
1. Khái niệm:
a/ Siêng năng:
Là làm việc:
Một cách tự giác.
Cần cù, miệt mài.
Thường xuyên và đều đặn.
b/ Kiên trì:
Là quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
Củng cố kiến thức (4P):
Siêng năng là gì? Cho ví dụ về tính siêng năng.
Kiên trì là gì? Cho ví dụ về tính kiên trì.
Biểu hiện nào sau đây là không siêng năng? Biểu hiện nào là không kiên trì?
Sáng nào mẹ cũng nhắc Hà học bài.
Mẹ khen Trâm luôn biết tự giặt quần áo.
Tuấn thường xuyên giải bài tập nhưng gặp bài khó thì tuấn không giải?
Không bao giờ Hùng tự động quét lớp.
Dự định học hết cấp 3, nhưng thời gian dài quá nên Lan nghỉ học.
Đề thi khó nên Hùng không muốn suy nghĩ để làm bài.
Nam tự học bài dù thỉnh thoảng thì mới học.
Việc gì khó làm thì Minh bỏ giữa chừng.
Nhận xét, dặn dò (0.5P):
Nhận xét tiết học:
Dặn dò học sinh:
Về xem lại bài, làm bài tập d trong SGK.
Xem lại truyện Bác Hồ học ngoại ngữ.
Chuẩn bị những việc làm thể hiện sự siêng năng của nản thân em để kể trên lớp trong tiết học sau.
Suy nghĩ, tìm sẵn những ví dụ biểu hiện tính siêng năng, kiên trì.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Siêng năng, kiên trì - Nguyễn Đồng Khởi - Trường THCS An Thạnh Tây.doc