Tiết 2, Bài 2: Trung thực

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

-Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực?

- Ý nghĩa của trung thực

2. Thái độ

-Hình thành ở HS thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.

3. Kĩ năng

-Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.

-Biết tự kiểm tra hành vi của minh và biện pháp rèn luyện tính trung thực.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -Kĩ năng phân tích so sánh

 -Kĩ năng tư duy phê phán

 -KN giải quyết vấn đề

 -KN tự nhận thức

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9912Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Trung thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 2
BÀI 2 : TRUNG THỰC
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
-Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực?
- Ý nghĩa của trung thực
2. Thái độ
-Hình thành ở HS thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.
3. Kĩ năng
-Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
-Biết tự kiểm tra hành vi của minh và biện pháp rèn luyện tính trung thực.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	-Kĩ năng phân tích so sánh
	-Kĩ năng tư duy phê phán
	-KN giải quyết vấn đề
	-KN tự nhận thức
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	- Động não 
	- Tranh luận
	-Thảo luận nhóm và xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Chuyện kể, tục ngữ,, ca dao nói về trung thực.
	-Bài tập tình huống.
	-Giấy khổ lớn, bút dạ.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1: Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em.
	Câu2: Đánh dấu x vào  đặt sau các biểu hiện sau đây mà em đã làm được để rèn luyện đức tính giản dị.
- Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp 
- Tác phong gọn gàng 
- Trang phục, đồ dùng không đắt tiền 
- Sống hoà đồng với bạn bè 
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC
Hoạt động 2: RÚT RA NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của thầy và trò
GV: Cho HS cả lớp cùng thảo luận sau đó mời 3 em lên bảng trình bày. Số HS còn lại theo dõi và nhận xét. HS trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập?
Câu 2: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người.
Câu3: Biểu hiện tính trung thực trong hành động.
GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày theo 3 phần (GV cho điểm HS trả lời xuất sắc)
HS: Trả lời vào phiếu, nhận xét phần trả lời của 3 bạn.
GV: Chia nhóm thảo luận. (Có thể chia theo đơ vị tổ: 3 nhóm)
HS: Thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
Câu1: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
Câu 2: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào?
Câu 3: Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực? Cho VD cụ thể
HS: Các nhóm thảo luận, ghi ý kiến vào giấy khổ lớn. Cử đại diện lên trình bày. HS cả lớp nhận xét, tự do trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét, bổ sung và đánh giá. Tổng kết 2 phần thảo luận, hướng dẫn HS rút ra khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của trung thực.
HS trả lời các câu hỏi sau:
1, Thế nào là trung thực?
2, Biểu hiện của trung thực?
3, ý nghĩa của trung thực?
GV: Cho HS đọc câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng “ và yêu cầu giải thích câu tục ngữ trên
GV: Nhận xét ý kiến của HS và kết luận rút ra bài học.
Nội dung kiến thức
II. Nội dung bài học
+ Học tập: Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô, không quay cóp, nhìn bài cảu bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn
 + Trong quan hệ với mọi người:
Không nói xấu, lừa dối, không đổi lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
+ Hành động:
bênh vực, bảo vệ cái đúng , phê phán việc làm sai.
+ Nhóm1:
Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lý.
+ Nhóm 2:
Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, tranh luận gay gắt....
+ Nhóm 3:
Che giấu sự thật để có lợi cho xã hội như bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu.... Đây là sự trung thực với tấm lòng, với lương tâm.
- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý.
- Biểu hiện:Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
- Ý nghĩa:
+ Đức tính cần thiết quý báu
+ Nâng cao phẩm giá
+ Được mọ người tin yêu kính trọng
+ Xã hội lành mạnh
- Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
c)/Thực hành, luyện tập: LUYỆN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP
Lưu ý:
GV: Cần giải thích rõ đáp án và giải thích vì sao các hành vi còn lại không biểu hiện tính trung thực.
* Trò chơi sắm vai:
GV: Yêu cầu HS sắm vai thể hiện nội dung sau: Trên đường đi về nhà, hai bạn An và Hà nhặt được một chiếc ví, trong ví có rất nhiều tiền. Hai bạn tranh luận với nhau mãi về chiếc ví nhặt được. Cuối cùng hai bạn cùng nhau mang chiếc ví ra đồn công an gần nhà nhờ các chú công an trả lại cho người bị mất.
HS sắm vai 2 bạn HS và 1chú công an.
GV: Nhận xét và rút ra bài học qua trò chơi trên.
III. bài tập
1. Bài tập cá nhân
GV: Phát phiếu học tập.
HS: Trả lời bài tập a, SGK, Tr 8. Những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao
HS: Trả lời, cho biết ý kiến đúng
1.Đáp án: 4, ,5, 6
- Thực hiện hành vi trung thực giúp con người thanh thản tâm hồn.
d/Vận dụng: 
GV tổng kết toàn bài rút ra bài học và ý nghĩa của trung thực: Trungthực là một đức tính quý báu, nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người. Xã hội sẽ tốt đẹp lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực.
4/Hướng dẫn về nhà:
	-HS: Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao về trung thực
 Sưu tầm tư liệu, câu chuyện nói về trung thực
-Gợi ý:
-Tục ngữ:
An ngay nói thẳng 
Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng.
Đường đi hay tối nói dối hay cùng.
Thật thà là cha quỹ quái
-Ca dao: 	-Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
-Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần
-Truyện ngụ ngôn: chú bé chăn cừu
VI/RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Trung thực (2).doc