Tiết 2, Bài 2: Trung thực - Nguyễn Văn Tùng

A . MỤC TIÊU : HS hiểu được

1. Kiến thức : Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực

 Ý nghĩa của tính trung thực trong cuộc sống

2. Kỉ năng : Phân biệt hành vi trung thực và không trung thực trong cuộc sống

 Biết tự kiểm tra hành vi cá nhân và có biện pháp rèn luyện bản thân

3. Thái độ : Biết quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực

 Phê phán những hành vi dôí trá, lừa đảo .

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Tranh ảnh, chuyện kể về lòng trung thực

 Bài tập tình huống

 Đèn chiếu, phim trong ghi bài tập trắc nghiệm

2. Học sinh : SGK, sưu tầm ca dao, thành ngữ nói về lòng trung thực

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Trung thực - Nguyễn Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tuần 2. Tiết 2 : Bài 2 
A . MỤC TIÊU : HS hiểu được 
1. Kiến thức : Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực 
 Ý nghĩa của tính trung thực trong cuộc sống 
2. Kỉ năng : Phân biệt hành vi trung thực và không trung thực trong cuộc sống 
 Biết tự kiểm tra hành vi cá nhân và có biện pháp rèn luyện bản thân 
3. Thái độ : Biết quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực 
 Phê phán những hành vi dôí trá, lừa đảo .
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên : Tranh ảnh, chuyện kể về lòng trung thực 
 Bài tập tình huống 
 Đèn chiếu, phim trong ghi bài tập trắc nghiệm 
2. Học sinh : SGK, sưu tầm ca dao, thành ngữ  nói về lòng trung thực 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Oån định : kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra :
 a. Khảo sát chất lượng đầu năm ( 15 phút )
Đề :
 1) Kể tên một số phẩm chất đạo đức đã học ở lớp 6? ( 4 điểm )
 2) Thế nào là sống giản dị ? Biểu hiện ? Đối với học sinh tính giản dị có tác dụng như thế nào?( 6điểm ) 
 b. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :
3. Bài mới :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I/ TÌM HIỂU BÀI 
1. Đọc và phân tích truyện 
2. Tìm hiểu biểu hiện của tính trung thực 
II/ NỘI DUNG BÀI HỌC 
a) Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải
 Biểu hiện : sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điẻm 
b)Là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người . Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
GV đưa ra tình huống : Giờ kiểm tra môn GDCD, Thái ngồi lặng người vì hôm qua mải chơi điện tử nên không học bài. Hải ngồi kế bên đang quay cóp.Sợ Thái mách cô, Hải đưa bài cho Thái chép. Theo em Hải và Thái vi phạm những lỗi gì ? 
HS phân tích tình huống 
GV nhận xét – vào bài .
* Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc : “ Sự công minh, chính trực của một nhân tài”
Gọi 1 HS đọc diễn cảm câu chuyện 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm :
- Nhóm 1 và 3: Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch ông ?
- Nhóm 2 và 4 : Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào ?
HS lần lượt trình bày :
- Thái độ của Mi-ken-lăng-giơ đối với Bra-man-tơ:
 + Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông .
 + Vẫn công khai đánh giá cao Bra-man-tơ .
- Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy:
 + Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc à Chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh , chính trực .
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những biểu hiện của tính trng thực 
GV gợi ý hs tự liên hệ thực tế và nêu những biểu hiện của tính trung thực ở các khía cạnh :
Biểu hiện của tính trung thực
Trong học tập 
Trong quan hệ với mọi người 
Trong hành động 
 ( không quay cóp, ngay 
 thẳng )
 ( không nói xấu , tranh                                                 công, đổ lỗi cho người                                                 khác, dũng cảm nhận lỗi                                                            khi có lỗi )
 ( bênh vực, bảo vệ chân lí,                                                  lẽ phải và đấu tranh, phê                                            phán những việc làm sai                                                        trái ..)
GV tổng kết : Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống : qua thái độ, qua hành động, qua lời nói  không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với chính bản thân mình .
GV kể chuỵện về nhà bác học Mai-cơn Pha-ra-đây 
* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm :
- Nhóm 1 và 3 : Tìm những hành vi trái với tính trung thực 
- Nhóm 2 và 4: Phân biệt hành vi dối trá , thiếu trung thực với những việc có thể không nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết 
HS lần lượt trình bày 
Những hành vi trái với tính trung thực : là dối trá , xuyên tạc, bóp méo sự thật , ngược với chân lí, đạo lí, lương tâm à hậu quả xấu trong đời sống xã hội như : tham ô, tham nhũng, lừa đảo .
Những trường hợp không thể nói lên sự thật nhưng lại đem đến những điều tốt đẹp như : 
 + Đối với kẻ gian, kẻ địch ta không thể nói lên sự thật à thể hiện tinh thần cảnh giác .
 + Đối với bệnh nhân, trong một số trường hợp thầy thuốc không thể nói sự thật về bệnh của họ à thể hiện lòng nhân đạo , tình nhân ái 
 + Người vợ đau yếu nhưng sợ chồng con lo lắng nên vẫn bảo mình khoẻ và cố gắng đi làm à thể hiện sự chịu đựng hi sinh, tình yêu thương tha thiết 
* Hoạt động 5: Rút ra bài học 
GV: Thế nào là trung thực? Biểu hiện của người có tính trung thực ?
HS: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải
 Biểu hiện : sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điẻm 
GV: Ý nghĩa của đức tính trung thực ?
HS: Là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người . Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng 
GV yêu cầu HS giải thích câu tục ngữ : “ Cây ngay không sợ chết đứng”
* Hoạt động 6 : Bài tập thực hành 
GV dùng đèn chiếu yêu cầu HS làm các bài tập a,b,c (SGK tr.8)
 HS làm bài , GV nhận xét – ghi điểm 
4. Củng cố – Luyện tập 
? Đánh dấu x vào những câu tục ngữ nói về tính trung thực :
 - Ném đá dấu tay 5
 - Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng 5
 - Khôn ngoan chẳng lọ thật thà 5
 - Aên ngay nói thẳng 5
 - Gió chiều nào theo chiều ấy 5
 - Trở mặt như trở bàn tay 5
 - Treo đầu dê bán thịt chó 5
 - Thật thà là cha quỷ quái 5
 - Cây ngay không sợ chết đứng 5
D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
1. Bài vừa học : Nắm vững nội dung bài học 
 Về nhà làm bài tập d SGK tr.8 
2. Bài sắp học : Bài 3 TỰ TRỌNG 
Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của lòng tự trọng 
Sưu tầm tục ngữ, câu chuyện về lòng tự trọng 
Trả lời các câu hỏi trong SGK 
E. PHẦN KIỂM TRA 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Trung thực - Nguyễn Văn Tùng - Trường THCS Trần Kiệt.doc