Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng (Tuần 11)

I. Mục tiêu : SGV trang 67

II. Chuẩn bị :

 1/ Giáo viên :

 - Bảng nhóm, bảng chữ cái,

 - Dụng cụ : cân , quả cân , 2 cốc thuỷ tinh.

 - Hóa chất : dung dịch bari clorua. Dung dịch natri sunfat.

 - Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí oxi và

 Hidro ( hình 2.5SGK/ 48 )

 2/ Học sinh :

 Ôn kiến thức bài 13 .

III. Phương pháp :

 Phát vấn , trực quan .

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng (Tuần 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Từ 3/11/ 08à8/11/ 08
Tiết 21
Bài 15
Ngày soạn : 1/11/ 08
Ngày dạy : 3/11/ 08
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu : SGV trang 67
II. Chuẩn bị :
	1/ Giáo viên : 
 	- Bảng nhóm, bảng chữ cái,
	- Dụng cụ : cân , quả cân , 2 cốc thuỷ tinh.
	- Hóa chất : dung dịch bari clorua. Dung dịch natri sunfat.
	- Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí oxi và 
 Hidro ( hình 2.5SGK/ 48 )
	2/ Học sinh :
	Ôn kiến thức bài 13 . 
III. Phương pháp :
	Phát vấn , trực quan .
IV. Tổ chức dạy học : 
 1/ Ổn định lớp : điểm danh (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) 
HS 1: Phản ứng hóa học là gì? Châùt nào gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia),là sản phẩm ? Trong quá trình phản ứng , lượng chất nào giảm dần lượng chất nào tăng dần 
HS 2: làm bài tập 
Nước vôi ( có chất canxi hidroxit) được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn ( chất rắn là canxi cacbonat).
Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hóa học xảy ra.
 b)Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng có chất khí cacbon đioxit ( chất này có trong không khí )tham gia và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước ( chất này bay hơi
 3/ Bài mới : (30’)
Hai nhà khoa học Lô-mô- nô- xôp (người Nga) và la- voa- diê ( người Pháp) đã tiến hành độc lập với nhau những thí nghiệm được cân đo chính xác , từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng . Nội dung của định luật là gì ? định luật được áp dụng như thế nào ? hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
TG
 Nội dung
v Hoạt động 1: 
1/ Thí nghiệm : 
	- Cốc 1 đựng BaCl2
 - Cốc 2 đựng Na2SO4
GV làm thí nghiệm : 
-Đặt cốc : 1, 2 lên đĩa cân. Ghi tên chất phản ứng vào bảng phụ.
-Đặt quả cân lên đĩa cân còn lại cho đến khi cân thăng bằng .( ghi lại khối lượng )
- Đổ cốc 1 vào cốc 2 lắc cho hai dung dịch trộn lẫn nhau .
? Quan sát , nhận xét trạng thái màu sắt của hóa chất trong cốc 1, 2.( ban đầu )
? Quan sát, nhận xét: có hiện tượng gì khi cho 2 dung dịch trộn lẫn nhau? ? Có phản ứng xảy không ?
? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
-Các nhóm báo cáo kết quả .
GV: nêu tên chất rắn không tan màu trắng(bari sunfat) và tên chất tan mới (natri clorua) ( ghi tiếp lên bảng phụ )
à Đó là những chất gì ? 
? Yêu cầu HS viết phương trình bằng chữ .
? Trước và sau phản ứng vị trí kim cân thế nào ? à( ghi khối lượng sản phẩm)
-Kết luận : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của sản phẩm và tổng khối lượng của các chất tham gia.
Giải thích : 
- Quan sát hình 2.5 cho biết trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì ? kết quả là gì ?
- Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron.( “ khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử, vì các electron rất nhỏ không đáng kể”)
Còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi , vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
*Chốt :? Khi phản ứng hóa học xảy ra, có những chất mới được tạo thành , nhưng vì sao tổng khối lượng của các chất vẫn không thay đổi ?
Chuyển ý : từ định luật này ta áp dụng được điều gì.
Hoạt động 2 : ( 15’)
Từ định luật nếu gọi m là khối lượng của các chất có trong phản ứng trên thì công thức về khối lượng sẽ viết như thế nào ?
GV: giả sử có phản ứng giữa A và B tạo ra C và D .
? Viết công thức về khối lượng của phản ứng này ?
-Theo công thức nếu biết khối lượng của 3 chất ta tính được khối lượng của chất còn lại .
- Nếu gọi a,b,c là khối lượng đã biết của 3 chất ,x là khối lượng chưa biết của chất còn lại ,ta có:
 a + b = c + x, hay a + x = b + c
- Yêu cầu HS giải các phương trình tìm x
- Nếu trong phản ứng có 2 chất phản ứng và 3 sản phẩm thì ta có :
a + b = c + d + x , 
*Bài tập 2/54 SGK
Kết luận : trong các phản ứng hóa học , kể cả chất phản ứng và sản phẩm ,thường có 3, 4 hay 5 chất, gọi chung là n chất ,nếu biết khối lượng của ( n -1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
*Lưu ý : với những chất phản ứng chỉ tính phần khối lượng chất đã phản ứng ( hay biến đổi ).Trường hợp lấy vào 1 chất có dư thì phần khối lượng còn dư (không phản ứng ) không tính.
*Giáo dục tư tưởng : qua định luật bảo toàn khối lượng ta thấy vật chất tồn tại vĩnh viễn, các chất không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ chất này sang chất khác .
*Liên hệ thực tế :dựa vào phần áp dụng của định luật , trong các nhà máy sản xuất : người ta có thể tính được lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 lượng sản phẩm cần à tiết kiệm được nguyên liệu trong sản xuất à hạ giá thành sản phẩm.
17’
15’
I. Định luật bào toàn khối lượng :
 1. Thí nghiệm :
 2. Định luật :
“ trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.
3.Giải thích : 
SGK
III. Aùp dụng :
Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nêú biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại .
4/ Củng cố : (5’)
1/ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ?
2/ Giải thích định luật ?
Làm bài tập 4/ 54 SGK
5/ Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài - Hoàn thành bài tập . 
 - Đọc trước bài 16 
V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Định luật bảo toàn khối lượng.doc