1. Thành phần của không khí:
? Quan sát hình 45 cho biết: Không khí gồm những thành phần nào? Tỉ lệ của các thành phần?
- HS trả lời: có 3 thành phần: +) Khí Ni tơ: 78%
+) Khí Ôxi: 21%
+) Hơi nước và các khí khác: 1%.
- GV trình chiếu minh họa sơ đồ mưa:
? Qua sơ đồ em hãy cho biết mưa được hình thành như thế nào?
GV giải thích: Nước từ các sông, suối, ao hồ, biển và đại dương bốc hơi ở độ cao 2 - 10km -> nhiệt độ giảm - > ngưng tụ - > mây - > hạt nước to dần - > rơi xuống đất => mưa.
- GV trình chiếu hình ảnh sương muối, BXMT.
GV giải thích nguồn BXMT: BXMT chiếu xuống được bề mặt trái đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 19%, 30% phản hồi vào không gian, 4%tới bề mặt đất lại bị bức xạ lại vào không gian.
? Các hiện tượng trên do thành phần nào sinh ra? - Hơi nước.
? Hơi nước tuy nhỏ nhưng có vai trò gì?
Vào bài: Trái Đất được bao bọc bởi một lớp khí quyển có chiều dày trên 60.000km. Đó chính là một trong những đặc điểm quan trọng để Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống. Vậy khí quyển có những thành phần nào? Có cấu tạo ra sao? Vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống trên Trái Đất? để trả lời các câu hỏi đó, Cô trò chúng ta sẽ tmf hiểu trong bài học hôm nay. Tiết 21 - bài 17: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí: ? Quan sát hình 45 cho biết: Không khí gồm những thành phần nào? Tỉ lệ của các thành phần? - HS trả lời: có 3 thành phần: +) Khí Ni tơ: 78% +) Khí Ôxi: 21% +) Hơi nước và các khí khác: 1%. - GV trình chiếu minh họa sơ đồ mưa: ? Qua sơ đồ em hãy cho biết mưa được hình thành như thế nào? GV giải thích: Nước từ các sông, suối, ao hồ, biển và đại dương bốc hơi ở độ cao 2 - 10km -> nhiệt độ giảm - > ngưng tụ - > mây - > hạt nước to dần - > rơi xuống đất => mưa. - GV trình chiếu hình ảnh sương muối, BXMT. GV giải thích nguồn BXMT: BXMT chiếu xuống được bề mặt trái đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 19%, 30% phản hồi vào không gian, 4%tới bề mặt đất lại bị bức xạ lại vào không gian. ? Các hiện tượng trên do thành phần nào sinh ra? - Hơi nước. ? Hơi nước tuy nhỏ nhưng có vai trò gì? - Là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp, cầu vòng, sương muối, sương mù, băng tuyết ? Nếu không có hơi nước thì điều gì sẽ xảy ra? - Nếu không có hơi nước thì sẽ không có các hiện tượng khí tượng. GV chuyển ý: Không khí gồm có các thành phần như vậy? còn lớp vỏ khí có cấu tạo ra sao? Ta sang 2. 2. cấu tạo của lớp vỏ khí ( khí quyển ) - Quan sát ảnh: Em hãy cho biết lớp vỏ khí là gì? - Lớp vỏ khí: Là lớp không khí bao quanh trái đất. Gv: Cho HS quan sát H46: Các tầng khí quyển ? Khí quyển gồm có mấy tầng? 3 tầng: tầng đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển *) Tầng đối lưu: (0 - 16km ) - GV cho HS thảo luận nhóm: (3 phút ) chia lớp làm 4 nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí thảo luận 2 nội dung sau: Nhóm 1-3: Quan sát ảnh em hãy cho biết các hiện tượng xảy ra ở tầng đối lưu? - Nêu giới hạn và đặc điểm của tầng đối lưu? Nhóm 2 -4 : Quan sát ảnh bên cho biết giới hạn và đặc điểm của tầng bình lưu và vai trò của lớp ô zôn? - HS : treo kết quả của mỗi nhóm lên bảng, cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV: Nhận xét, cho điểm. ghi một số ý chính. + Tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên 100m thì giảm 0,6 độ C. + Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. *) Tầng bình lưu: 16 - 80km - Không khí chuyển động theo chiều nằm ngang - Vai trò của lớp ô zôn: ngăn ảnh hưởng của những tia BXMT có hại cho sinh vật và con người. GV: Nói thêm: Tia hồng ngoại chiếu hàng ngày là tia có lợi cho sự sống trên TĐ, còn tia tử ngoại là tia cực tím có hại cho SV và con người. nếu như tầng ô Zôn bị thủng thì tia tử ngoại này lọt xuống -> gây ra các bệnh: ung thư da, đục thủy tinh thể => mù lòa. Do đó lớp Ôzôn có vai trò hết sức to lớn, vì vậy cần phải bảo vệ. *) Các tầng cao của khí quyển: trên 80km ? Đặc điểm? - không khí cực loãng, không có quan hệ đến đời sống con người. GV : cho HS quan sát ảnh: cảnh leo núi Everest ? Vì sao khi leo núi ở độ cao khoảng 8000m thì ta cảm thấy khó thở? -HS: do càng lên cao không khí càng loãng. GV: trình chiếu một số hình ảnh: - khai thác tài nguyên dầu mỏ, nhà máy hoạt động, phương tiện giao thông, cháy rừng, núi lữa, phóng vệ tinh ? Các hình ảnh đó gây ra hậu quả gì? - ô nhiễm môi trường ? Môi trường ô nhiễm gây ra tác hại gì? - hiệu ứng nhà kính - > trái đất nóng lên GV giải thích: hiệu ứng nhà kính: là hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi BXMT đi qua khí quyển - > bề mặt trái đát hấp thụ - > bức xạ vào không khí bị khí quyển hấp thụ không cho thoát vào không gian -> màn chắn trong không trung. - Lổ thủng trong tầng Ôzôn GV: chuyển ý: đó là cấu tạo và các đặc điểm của lớp vỏ khí, còn các khối khí trên TĐ hình thành như thế nào? Sang 3. 3. Các khối khí: GV: cho hs quan sát lược đồ các khối khí trên màn chiếu ? Căn cứ vào đâu người ta chia ra các khối khí trên Trái Đất? - HS: Căn cứ vào vị trí hình thành, nhiệt độ, bề mặt tiếp xúc. ? Dựa và các đặc điểm đó thì có những khối khí nào? Kể tên? - Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa. ? Nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí nóng, lạnh, đại dương, lục địa? - khối khí nóng: hình thành ở vĩ độ thấp, có nhiệt độ cao. - khối khí lạnh: hình thành ở vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Khối khí đại dương: hình thành trên biển, đại dương, nóng, có độ ẩm lớn - Khối khí lục địa: hình thành trên các lục địa, lạnh và khô. ? Khi nào thì khối khí bị biến tính? - HS: các khối khí luôn di chuyển, ảnh hưởng của mặt đệm nơi chúng đi qua -> bị biến tính=> ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu. GV: lấy ví dụ minh họa các khối khí ở nước ta: + mùa đông: ảnh hưởng khối khí lạnh từ lục địa Bắc Á tràn về -> thời tiết lạnh, khô có khi rét đậm, rét hại sau đó ấm dần lên. + Mùa hạ: ảnh hưởng của khối khí nóng ẩm từ ngoài biển vào -> thời tiết nóng ẩm, mát mẽ. GV: cung cấp thêm bảng kí hiệu một số khối khí. GV: Tổ chức trò chơi trả lời câu hỏi nhanh để cũng cố bài. IV. Củng cố - dặn dò: học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài tìm hiểu bài thời tiết và khí hậu.
Tài liệu đính kèm: