Tiết 21, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng - Bích Thị Thúy Vân

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.

- Nhận biết, lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng.

2.Kĩ năng:

- Phn tích, tổng hợp kiến thức

- Sử dụng chính xc cc thuật ngữ.

3.Thi độ: Nghim tc trong học tập, yu thích mơn học.

II. Chuẩn bị:

- Trái banh, con lắc đơn và giá treo

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng - Bích Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 - Tiết 21 Bài 17: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.
- Nhận biết, lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng.
2.Kĩ năng: 
- Phân tích, tổng hợp kiến thức
- Sử dụng chính xác các thuật ngữ.
3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích mơn học.
II. Chuẩn bị:
- Trái banh, con lắc đơn và giá treo.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
* HS1:Cơ năng là gì? Khi nào vật có cơ năng?
- Thế nào là thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Làm BT 16.3 – SBT.
* HS2: Thế nào là động năng? Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Cho 2 ví dụ về vật có cơ năng?
- Làm BT 16.3 - SBT
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập
- Khi ta thấy vật rơi, độ cao thấp hơn nghĩa là thế năng vật giảm. Vậy thế năng giảm đi đã biến đi đâu? Gió thổi làm cây lay là gió có động năng. Vậy động năng ấy ở đâu mà ra? Cơ năng của vật luôn biến đổi, vậy thì biến đổi theo quy luật nào? Giữa thế năng và động năng có quan hệ gì với nhau không? Đó là toàn bộ nội dung của bài học hôm nay.
Bài 17: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học.
- Treo H 17.1 – SGK lên bảng cho HS quan sát: quả bóng đang rơi sau những khoảng thời gian bằng nhau là 0,1s.
- Cho HS làm thí nghiệm H 17.1 và quan sát thật kĩ thí nghiệm.
- Gọi HS đọc các câu C1,C2,C3,C4.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu hỏi.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn các câu C1,C2,C3,C4.
- Gọi đại diện của 4 nhóm lên điền vào.
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của HS.
- Qua thí nghiệm 1, khi quả bóng rơi, năng lượng đã được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào?
- Khi quả bóng nảy lên thì như thế nào?
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát H 17.2 – SGK/60, đọc thí nghiệm 2 và các câu C5,C6,C7,C8.
- Hướng dẫn và phát dụng cụ cho các nhóm HS làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát thí nghiệm thật kĩ để trả lời các câu hỏi.
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm đồng thời quan sát HS làm để chỉnh sửa khi cần.
- Sau khi thực hiện thí nghiệm, gọi các nhóm trả lời câu hỏi SGK.
- Qua thí nghiệm 2, em rút ra được nhận xét gì về sự chuyển hoá năng lượng của con lắc khi con lắc dao động xung quanh vị trí cân bằng B?
I. Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng:
1. Thí nghiệm 1 : Quả bóng rơi 
- Quan sát H 17.1.
- HS làm thí nghiệm với quả bóng.
- Đọc các câu C1,C2,C3,C4
- Thảo luận nhóm.
- HS lên bảng điền vào chỗ trống.
C1: giảm – tăng
C2: giảm – tăng
C3: tăng – giảm – tăng – giảm.
C4: A –B – B – A.
- HS: thế năng -> động năng.
- HS: động năng -> thế năng
* Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
2. Thí nghiệm 2: Con lắc dao động
- Quan sát h 17.2, đọc thí nghiệm và các câu hỏi.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành và quan sát thí nghiệm.
- C5: a: tăng, b: giảm
- C6: a: thế năng -> động năng
 b: động năng -> thế năng.
- C7: A – C: thế năng lớn nhất, B: động năng lớn nhất.
- C8: A – C: động năng nhỏ nhất, B: thế năng nhỏ nhất.
3. Kết luận: ( SGK/60 )
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự bảo toàn cơ năng.
- Trong các thí nghiệm trên ta thấy, khi thế năng của vật giảm thì động năng cỉa nó tăng và ngược lại. Động năng và thế năng đều là cơ năng, thế năng của vật đã biến thành động năng của chính vật đó.
- GV thông báo nội dung định luật bảo toàn cơ năng.
- Yêu cầu HS đọc phần chú ý – SGK.
- GV: Nêu không bỏ qua ma sát thì cơ năng của vật không bảo toàn, một phần cơ năng đã chuyển hoá thành một dạng năng lượng khác.
- GV thông báo một số kiến thức môi trường: Thế năng của dòng nước từ trên cao chuyển hoá thành động năng làm quay tuabin của các máy phát điện. Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện có tác dụng điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt và dự trữ nước, bảo vệ môi trường.
- Vậy chúng ta cần phải làm gì để phát huy?
II. Bảo toàn cơ năng:
- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau,nhưng cơ năng thì không đổi. Tức cơ năng được bảo toàn.
- HS đọc SGK.
- HS: Việt Nam là nước có nhiều nhà máy thuỷ điện có công suất lớn. Cần có kế hoạch xây dựng nhà máy thuỷ điện một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế quốc dân.
Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng
* Củng cố:
- Thế năng và động năng của vật thay đổi như thế nào khi vật chuyển động?
- Phát biểu dịnh luật bảo toàn cơ năng?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc câu C9 và yêu cầu cá nhân làm việc để trả lời.
- Gọi HS trả lời và yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố nội dung bài.
IV. Vận dụng:
- Đọc và suy nghĩ trả lời câu C9.
- C9: a: thế năng cánh cung->động năng mũi tên
b. thế năng -> động năng
c. Vật đi lên: động năng -> thế năng
Vật rơi xuống: thế năng -> động năng.
Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập 17.1 – 17.5 SBT.
- Chuẩn bị bài 19.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng - Bích Thị Thúy Vân - Trường THCS Sông Bình.doc