I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: Hs nắm được.
Thể tích chều dài của một vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiêt khác nhau.
Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2.Kỹ năng: Đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực.
* KT trọng tâm:
- Thể tích vật rắn tăng lên khi vật nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất rắn khac nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích một số hiện tượng.
Ngày soạn:11/01/2015 Ngày giảng: 12/01/2015 Tiết 21 CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I.Mục tiêu. 1.Kiến thức: Hs nắm được. Thể tích chều dài của một vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiêt khác nhau. Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 2.Kỹ năng: Đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết. 3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực. * KT trọng tâm: - Thể tích vật rắn tăng lên khi vật nóng lên, giảm khi lạnh đi, các chất rắn khac nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích một số hiện tượng. II. Chuẩn bị : 1.GV: Bảng phụ, quả cầu kim loại và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước. 2. HS: Đọc trước bài mới. 3. Ứng dụng CNTT: không: 4. Nội dung ghi bảng: 1.Làm TN. SGK 2.Trả lời câu hỏi. C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên. C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi. 3.Rút ra kết luận. C3: (1) – tăng. - lạnh đi. C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt. 4.Vận dụng. C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán . C6: Nung nóng vòng kim loại. C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng, thep nở ra, nên thép dài ra ( tháp cao lên). III. Tổ chức các hoạt động học tập. Hoạt động 1: (5phút). Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình vẽ GV: HD Hs xem hình ảnh tháp Ep – phen ở Pari và giới thiệu đôi điều về tháp này. ĐVĐ: Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao 10cm. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ đó? Chẳng nhẽ một chiếc tháp bằng thép có thể “lớn lên” được hay sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng trả lời câu hỏi đó. Hoạt động 2: (16 phút). Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn. HS: Cá nhân quan sát, nhận xét hiện tượng xẩy ra. HS: Thảo luận theo nhóm bàn trả lời C1, C2. HS: Ghi vở câu trả lời C1, C2. GV: Giới thiệu dụng cụ TN, tiến hành TN theo SGK. Y/c Hs quan sát, nhận xét hiện tượng và trả lời C1, C2. GV: Thống nhất câu trả lời . GV: Qua kết quả TN, hướng dẫn Hs thảo luận theo nhóm bàn trả lời C1, C2. Hoạt động 3: (5 phút). Rút ra kết luận. HS: Cá nhân hoàn thành C3. GV: Y/c cá nhân Hs chọn từ thích hợp trong khung, hoàn thành câu C3 rút ra kết luận. GV: Chuyển ý: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, vậy các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau không? Hoạt động 4: (5 phút). So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn. HS: Đọc bảng và trả lời C4. GV: Treo bảng phụ ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100cm. GV: Chốt kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Hoạt động 5: (12 phút). Củng cố, vận dụng . HS: Nêu. 2HS: Đọc, Hs ghi vở. HS: Cá nhân vận dụng các kiến thức trả lời C5. HS: Cá nhân đọc và trả lời. 2HS: lên bảng thực hiện TN câu C6. HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời. GV: Y/c Hs rút ra nhận xét chung về đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn. GV: Gọi Hs đọc nội dung phần ghi nhớ SGK. GV: Y/c Hs đọc và trả lời C5. Đưa ra một cái liềm minh họa cho Hs rõ đâu là khâu liềm. GV: Y/c Hs đọc và trả lời câu C6, C7 . GV: Hướng dẫn Hs làm TN kiểm chứng câu C6. GV: Treo bảng phụ bài 18.1 . Y/c Hs điền dấu X vào ô trống cho hiện tượng đúng khi nung nóng một vật rắn? giải thích lý do chọn phương án. Hoạt động 6: (1phút). Hướng dẫn về nhà - Học phần ghi nhớ SGK - Làm bài tập trong SBT - Dọc trước bài 19 SGK IV. Rút kinh nghiệm: Nhận xét, đánh giá giờ học của HS:
Tài liệu đính kèm: