Tiết 21, Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu - Nguyễn Thị Thu

i/ mục tiêu:

1. kiến thức: - phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch

 - biết được các qui trình khi băng bó cứu thương

2. kĩ năng: - trình bày các thao tác băng sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều

 - rèn kĩ năng băng bó vết thương

3. thái độ: - có hành động đúng khi gặp các trường hợp bị thương chảy máu

ii/ chuẩn bị:

1. chuẩn bị của giáo viên:

- băng: một cuộn; gạc: hai miếng; bông: một cuộn nhỏ; dây cao su, dây vải, vải mềm (10x30cm)

2. chuẩn bị của học sinh: - chuẩn bị theo nhóm 4 hs đã được phân công.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	Ngày soạn: 25/10/2014
Tiết: 21	Ngày dạy: 27/10/2014
Bài 19: THỰC HÀNH SƠ CỨU CẦM MÁU
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch 
 - Biết được các qui trình khi băng bó cứu thương 
2. Kĩ năng: - Trình bày các thao tác băng sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều
 - Rèn kĩ năng băng bó vết thương 
3. Thái độ: - Có hành động đúng khi gặp các trường hợp bị thương chảy máu 
II/ CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Băng: một cuộn; Gạc: hai miếng; Bông: Một cuộn nhỏ; Dây cao su, dây vải, vải mềm (10x30cm)
2. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị theo nhóm 4 HS đã được phân công. 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1	
 8A2	
 8A3	
2/ Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của các nhóm
3/ Các hoạt động dạy và học:
a.Mở bài: Chúng ta đã biết vận tốc máu trong mỗi loại mạch là khác nhau vật khi bị tổn thương chúng ta phải xử lí như thế nào?
b.Phát triển bài :
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC DẠNG CHẢY MÁU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm 
-GV thông báo về các dạng chảy máu là:
+Chảy máu mao mạch 
+Chảy máu tĩnh mạch 
+Chảy máu động mạch 
+ Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó?
-GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời 
-Gv gọi đại diện các nhóm trả lời 
-Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu 
-Bằng kiến thức thực tế và suy đoán trao đổi nhóm trả lời câu hỏi như tiểu kết 
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung 
Tiểu kết: Có 3 dạng chảy máu: 
	-Chảy máu mao mạch: Máu chảy ít và chậm 
	-Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy nhiều và nhanh hơn 
	-Chảy máu động mạch: Máu chảy nhiều mạnh và thành tia 
Hoạt động 2: TẬP BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK
+Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình19.1: xác định vị trí các động mạch trên cơ thể
+ Nêu các bước băng bó vết thương ở cổ tay
-GV quan sát hướng dẫn các nhóm tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay và cổ tay. Sau đó yêu cầu HS các nhóm tự băng bó. 
- Yêu cầu đại diện trình bày các bước băng bó và mẫu băng bó vết thương. 
-Gv đánh giá kết quả đúng và phân tích những kết quả chưa đúng 
- HS nghiên cứu thông tin SGK
+ HS trình bày các bước tiến hành như SGKT61
-HS quan sát hình. Xác định vị trí các động mạch trên cơ thể
+ HS nêu các bước tiến hành như SGKT62
Các nhóm quan sát và tiến hành băng bó theo hướng dẫn. (Yêu cầu: Mẫu gọn đẹp. Không gây đau cho nạn nhân. Mẫu băng gọn: không chặt quá, không lỏng quá. Vị trí dây garo cách vết thương không quá gần và không quá xa)
- Đại diện một số nhóm trình bày các thao tác và mẫu của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Các nhóm tiến hành theo 3 bước như trên 
 Tiểu kết:
- Băng vết thương ở lòng bàn tay: Dùng ngón tay cái bịt chặt vết thương trong vài phút, sát trùng vết thương bằng cồn iot. Nếu vết thương nhỏ có thể dùng băng dán. Nếu vết thương lớn cho ít bông vào giữa hai miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
- Băng vết thương ở cổ tay: Dùng ngón tay dò tìm vị trí của động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngưng chảy máu ở vết thương vài ba phút. Buộc garo: dùng dây cao su hoặc dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu. Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
-Sau khi băng vết thương vẫn chảy máu thì phải đưa ngay đến bệnh viện 
-Đối với vết thương chảy náu động mạch cần lưu ý:
+Vết thương chảy máu động mạch tay, chân mới buộc garo 
+Cứ 15 phút nới dây garo và buộc lại 	
+Vết thương ở vị trí khác thì ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên 
 IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:	
1. Củng cố: - HS đọc bài thu hoạch. Gv đánh giá phần chuẩn bị của học sinh 
 -Ý thức học tập và kết quả đạt được 
2. Dặn dò: -Hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu SGK trang 63
 -Ôân tập hệ hô hấp của động vật ở lớp 7
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Thực hành - Sơ cứu cầm máu - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc