Tiết 21, Bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được - Nguyễn Thị Hương

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định

 - Biết được cấu tạo, công dụng, đặc điểm và ứng dụng của các mối ghép không tháo được thường gặp

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân biệt các mối ghép.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tạo sự hứng thú nghề nghiệp

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Tranh vẽ các mối ghép bằng hàn, đinh tán

- Vật mẫu: Sưu tầm các loại mối ghép

 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3780Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Ngày soạn: 1/10/2012
Tiết: 21
Ngày dạy: 06/11/2012
 BÀI 25
 MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH - MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định
 - Biết được cấu tạo, công dụng, đặc điểm và ứng dụng của các mối ghép không tháo được thường gặp
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân biệt các mối ghép.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tạo sự hứng thú nghề nghiệp
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ các mối ghép bằng hàn, đinh tán
- Vật mẫu: Sưu tầm các loại mối ghép
 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp học
8A1:..
8A2:..
8A3:
8A4:.
8A5:.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
 ? Chi tiết mát là gì. Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
 - Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.
 3. Đặt vấn đề: 
 Như chúng ta đã biết mỗi sản phẩm đều do nhiều chi tiết hợp thành, do đó sau khi gia công xong chúng ta phải thực hiện gia đoạn cuối cùng của qui trình công nghệ là giai đoạn đó là gì? Đây cũng là giai đoạn quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về quá trình lắp ráp để nâng cao chất lượng của sản phẩm chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU CHUNG
- HS quan sát tranh và vật mẫu ¨ trả lời câu hỏi.
- Giống: Dùng ghép nối các chi tiết.
- Khác: Mối ghép ren tháo được, mối ghép hàn muốn tháo rời hai chi tiết phải phá bỏ mối hàn.
- GV cho HS quan sát H25.1 và vật mẫu mối ghép ở H25.1. Yêu cầu HS cho biết hai mối ghép này có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Làm thế nào để tháo rời các chi tiết trên? Vậy có mấy loại mối ghép cố định. 
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC
- HS quan sát tranh vẽ ¨ trả lời câu hỏi.
- HS nêu quá trình tán đinh.
- Dụng cụ sinh hoạt gia đình, giàn cần trục 
- HS đọc SGK ¨ trả lời câu hỏi.
- Khi hàn, nhười ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau.
- Mối ghép bằng hàn được hình thành trong thừoi gian ngắn, tiết kiêm vật liệu giá thành rẻ.
- Mối ghép đinh tán chịu được lực lớn, đơn giản khi hỏng dễ thay thế
- Cần thu gom đâu mỡ cháy khi hàn để xử lí đúng theo quy định.
- Cho HS quan sát H25.2 Yêu cầu HS cho biết mối ghép bằng đinh tán là những loại mối ghép gì? Gồm mấy chi tiết?
- GV nêu đặc điểm của mối ghép bằng đinh tán.
- Yêu cầu HS quan sát đinh tán: nêu cấu tạo và vật liệu chế tạo đinh tán?
- GV cho HS quan sát vật mẫu và yêu cầu HS nêu trình tự tán đinh?
- Mối ghép đinh tán được ứng dụng trong trường hợp nào?
- GV cho HS quan sát H25.3, cho biết các cách làm nóng chảy vật hàn? GV có thể gợi ý nội dung các phương pháp hàn để HS trả lời.
- Qua đó yêu cầu HS cho biết hàn là gì? Có những kiểu hàn nào?
- Thế nào là hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn thiết?
- Yêu cầu HS so sánh mối ghép hàn với mối ghép bằng đinh tán?
- Mối ghép hàn được dùng trong trường hợp nào? Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi mà phải tán đinh?
* Tích hợp bảo vệ môi trường
- Trong quá trình hàn, tạo ra những chất thải, rác thải làm ảnh hưởng xấu tới môi trường . Vậy chúng ta càn phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh?
HOẠT ĐỘNG III: CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- HS dựa vào kiến thưucs của bài để trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe sự dặn dò của giáo viên.
- Thế nào là mối ghép cố định? Có mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản giữa các loại mối ghép đó?
- Học ghi nhớ
5. Ghi bảng
I. Mối ghép cố định.
- Mối ghép không tháo được (mối ghép hàn): Muốn tháo rời chi tiết phải phá hỏng một phần nào đó của mối ghép.
- Mối ghép tháo được (mối ghép ren): Tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
II. Mối ghép không tháo được.
1. Mối ghép bằng đinh tán
a. Cấu tạo: 
- Ghép các chi tiết ở dạng tấm mỏng
- Khi ghép thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.
b. Đặc điểm và ứng dụng
2. Mối ghép hàn.
a. Khái niệm: -Ghép bằng hàn là làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được dính kết với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác.
-Hàn nóng chảy. Hàn áp lực. Hàn thiết
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Được hình thành trong thời gian rất ngắn, tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.
- Khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy, công nghiệp điện tử.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc