Tiết 22, Bài 12: Hình vuông - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được Định nghĩa,tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông , biết cách vẽ một hình vuông. Biết được một số hình ảnh hình vuông trong thực tế.

2. Kỹ năng: Nhận biết tứ giác là hình vuông, lập luận có căn cứ để chứng minh tứ giác là hình vuông.

3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập, Liên hệ với thực tế địa phương.

II. Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng, thước đo góc. ê ke, phấn màu, màn hình chiếu

- HS: Thước thẳng, thước đo góc., ê ke.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 12: Hình vuông - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 22	Bài 12 HÌNH VUÔNG 
Ngày soạn : 19/8/2014 
THỨ
NGÀY GIẢNG
TIẾT
LỚP
SĨ SỐ
TÊN HỌC SINH VẮNG
 3
4/11/2014
2
8A
 6
7/11/2014
2
8B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được Định nghĩa,tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông , biết cách vẽ một hình vuông. Biết được một số hình ảnh hình vuông trong thực tế.
2. Kỹ năng: Nhận biết tứ giác là hình vuông, lập luận có căn cứ để chứng minh tứ giác là hình vuông. 
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập, Liên hệ với thực tế địa phương.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, thước đo góc. ê ke, phấn màu, màn hình chiếu
HS: Thước thẳng, thước đo góc., ê ke.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp, sĩ số, giới thiệu 
Kiểm tra : Cho HS nhận dạng trong các hình, hình nào là hình chữ nhật, hình nào là hình vuông.
Bài mới: GV: Đặt vấn đề: Có tứ giác nào vừa là hình chữ nhật lại vừa hình thoi không ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: 
- GV cho HS nêu định nghĩa hình vuông.-GV: Nêu hình ảnh về hình vuông trên thực tế ( bảng chiếu)
- HS: Định nghĩa hình vuông thông qua hình chữ nhật ? Hình thoi ?
- GV: Hướng dẫn cách vẽ bằng ê ke và vẽ hình trên bảng. Và các cách vẽ thông dụng khác.( vừa hd vừa xẽ hình trên bảng)
- HS: Định nghĩa hình vuông thông qua hình chữ nhật ? Hình thoi ?
GV thông báo: Như vậy hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi .
Hoạt động 2:
-GV: Như ta biết: hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi .
? Nên hình vuông có những t/ chất gì ?
Về cạnh ? Về góc ? về đường chéo ? 
( Sử dụng bản đồ tư duy mà học sinh đã làm ở tiết học trước để dùng dạy phần này)
- Cho HS làm bài tập củng cố
Hoạt động 3:
- GV: Từ phần định nghía và tính chất chúng ta có thể xây dựng các dấu hiệu để nhận biết được một hình là hình vuông.
- Theo định nghĩa: 
+ HV là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau, GV hỏi HS: “Căn cứ định nghĩa này, để chứng minh một tứ giác là HV ta có thể chứng minh điều gì?”( ghi nhánh thứ nhất)
+ HV là HCN có 4 cạnh bằng nhau, vậy Hình chữ nhật có thêm điều kiện gì để trở thành hình vuông ? ( nhánh 2)
 Gợi ý : - Hai cạnh kề ? ...(Vì sao? 2 cạnh kề bằng nhau => các cạnh đều bằng nhau)
+HV là HT có 4 góc vuông, vậy Hình thoi có thêm điều kiện gì để trở thành hình vuông ? ( nhánh 3)
- Theo tính chất: - Hai đường chéo ? 
+ Đường chéo của HCN cần có thêm ĐK gì để HCN trở thành HV?( Hai đường chéo vuông góc => hình thoi=>HV; 1 đ/c là phân giác => HT)
+ Đường chéo của HT cần có thêm điều kiện gì thì HT trở thành HV ? 
Nhau.
- KL: Vậy muốn chứng minh một tứ giác là hình vuông ta có các dấu hiệu nào?
 Hoạt động 6: 
 ? Tìm các hình vuông trong các hình vẽ sau ? vì sao ? ( chiếu trên màn hình)
a/ Hình ABCD là: HBH có 2 cạnh kề bằng nhau => ... có 2 đường chéo = nhau => .... (dấu hiệu ....) 
b/ Hình EFGH là: HBH có một đường chéo là đường ..... => ..... 
c / Hình MNPQ là: HBH có 2 đường chéo ..... => HT và có 2 đường chéo ..... => .........(dấu hiệu ...) 
d/ a/ Hình URST là: hình ...... có một .............=> HV (dấu hiệu ....) 
. 1. Định nghĩa: (sgk)
 Tứ giác ABCD là 
 hình vuông 
 = B = C = D = 900
AB = BC = CD = DA
- Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau.
-Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông .
2. Tính chất
 a/ - Các cạnh đối song song 
 - Các cạnh bằng nhau
 b/ Các góc bằng nhau = 900 
 c /- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. 
 - Hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau. 
Ví dụ: Một hình vuông có cạnh 3cm, đường chéo hình vuông đó có độ dài là:cm
3. Dấu hiệu nhận biết.
* Cũng cố dấu hiệu:
a/ Hình ABCD là: HBH có 2 cạnh kề bằng nhau => HT có 2 đường chéo = nhau => HV .(dấu hiệu 5) 
b/ Hình EFGH là: HBH có một đường chéo là phân giác => HT 
c / Hình MNPQ là: HBH có 2 đường chéo vuông góc => HT và có 2 đường chéo = nhau => HV(dấu hiệu 5) 
d/ a/ Hình URST là: HT có một góc vuông => HV (dấu hiệu 4) 
4, Củng cố và hướng dẫn học ở nhà 
- Nhắc lại bằng sơ đồ tư duy 
- Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi ,hình vuông. 
- Hoàn thiện sơ đồ sau theo ý tưởng của mình
- BTVN: 79b,81,84/108 SGK. 
 Thực hành: Lấy một tờ giấy mỏng gấp làm 4. Làm thế nào chỉ cắt một nhát được hình vuông ?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Hình vuông.doc