Tiết 22, Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- HS biết tính chất hóa học chung của kim loại: Tác dụng với phi kim, dd axit, dd muối.

- Củng cố lại kiến thức đã học ở lớp 8 và chương II lớp 9

2. Kỹ năng.

- Quan sát thí nghiệm, giải thích.

- Viết PTHH biểu diễn tính chất hóa học của KL.

II. Phương pháp.

- Quan sát, tìm tòi.

- Nêu và giải quyết ván đề.

- Hợp tác nhóm.

III. Chuẩn bị.

1. Hóa chất.

- Lọ khí oxi.

- Bột Fe, S.

- Zn và dd H2SO4.

- Mg và CuSO4.

- Cu và dd AgNO3.

2. Dụng cụ.

Giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, đũa thủy tinh.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4/11/07
Ngày dạy :
Tiết : 22
bài 16. tính chất hóa học của kim loại.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS biết tính chất hóa học chung của kim loại: Tác dụng với phi kim, dd axit, dd muối.
- Củng cố lại kiến thức đã học ở lớp 8 và chương II lớp 9
2. Kỹ năng.
- Quan sát thí nghiệm, giải thích.
- Viết PTHH biểu diễn tính chất hóa học của KL.
II. Phương pháp.
- Quan sát, tìm tòi.
- Nêu và giải quyết ván đề.
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị.
1. Hóa chất.
- Lọ khí oxi.
- Bột Fe, S.
- Zn và dd H2SO4.
- Mg và CuSO4.
- Cu và dd AgNO3.
2. Dụng cụ.
Giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, đũa thủy tinh.
IV. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu tính chất vật lý và ứng dụng của của KL .
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (13')
Tìm hiểu phản ứng của KL với PK.
GV. thông tin nội dung TN.
Đốt sắt trong bình khí oxi.
HS. quan sát GV làm thí nghiệm - nêu nhận xét - kết luận viết PTPU.
GV. thông tin một số KL như Cu, Mg... cũng phản ứng với oxi tạo oxit CuO, MgO...
GV. gợi ý cho HS nhớ lại TN đốt bột Fe với S ở lớp 8.
HS. nhớ lại và gọi tên sản phẩm.
GV, cho gọi 1 hs viết PTHH.
GV. cho hs quan sát hình 2.4/49
? Qua hình vẽ em có nhận xét gì.
HS. trả lời. KL Na tác dụng với Khí clo tạo muối.
GV. cho hs viết PTPu xảy ra.
GV. thông tin thêm KL tác dụng với S tạo muối sunfua, tác dụng với Cl tạo muối clorua.
? Qua các thông tin trên nêu kết luận về tính chất KL phản ứng với PK.
HS. trao đổi nêu nhận xét - kết luận.
I. Phản ứng của kim loại với phi kim.
1. Kim loại tác dụng với oxi.
Fe(r)+O2(k)Fe3O4(r)
2. Kim loại tác dụng với phi kim khác.
Fe(r)+ S(r) FeS(r)(Sắt II sunfua)
2Na(r)+ Cl2(k) 2NaCl(r)
=> Hầu hết KL( trừ Au, Ag, Pt)
- Phản ứng với oxi ở to thưởng hoặc to cao tạo oxit.
- Phản ứng với PK ở to cao tạo muối.
Hoạt động 2: (7')
Nhắc lại PU của KL với dd axit.
GV. y/c hs nhớ lại PU điều chế khí H2 đã học ở lớp 8.
HS. nhắc lại : cho KL Zn, Fe vào dd axit HCl, H2SO4 ... tạo muối và giải phóng khí H2.
GV. cho hs viết PTPU.
II. Phản ứng của kim loại với dd axit.
Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2(dd)+ H2(k)
Hoạt động 3: (15')
Tìm hiểu PU của Kl với muối.
GV. giới thiệu dụng cụ và hóa chất gồm dd AgNO3, dây Cu, ống nghiệm phi 18, kẹp gỗ.
GV. tién hành làm thí nghiệm 
HS, quan sát - nêu nhận xét - viết PTPU
GV. thông tin Cu đẩy Ag ra khỏi dd muối ta nói Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
HS. đọc y/c thí nghiệm.
GV. giới thiệu hóa chất dụng cụ.
(gồm KL Zn, dd CuSO4, ống nghiệm , kẹp gỗ.)
GV. tiến hành thí nghiệm 
HS. quan sát - nêu nhận xét - kết luận viết PTPU.
GV. thông tin một số KL t/d với dd muối tạo muối mới và giải phóng KL.
? Qua các PU tren nêu kết luận về tính chất KL p/u với dd muối.
HS. trao đổi nêu nhận xét - kết luận.
GV. KL nào là KL yếu và KL nào là kim loại mạnh ta sẽ học trong bài sau.
III. Phản ứng của Kl với dung dịch muối.
1. Phản ứng của đồng với dd bạc nitrat.
Cu(r)+2AgNO3(dd)Cu(NO3)2(dd)+2Ag(r) 
=> Cu mạnh hơn Ag.
2. Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat.
Zn(r)+CuSO4(dd) ZnSO4(dd)+Cu(r)
 (kẽm sunfat)
=> Zn mạnh hơn Cu.
* K/L hoạt động hóa học mạnh hơn
(trừ Na, K, Ca) có thể đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối tạo muối mới và KL mới. 
4. Củng cố: (3')
- Gv chốt lại toàn bài.
- HS. đọc kết luận cuối bài
- HS làm nhanh bài tập 3/51.
( GV chuẩn bị sẵn bảng phụ N1 ý a, N2 ý b, N3 ý 3, N4 ý d.)
ĐA.
a, Zn + H2SO4 ZnSO4+ H2
b, Zn + AgNO3 Zn (NO3)2 + Ag
c, Na + S Na2S
d, Ca + Cl2 CaCl2
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 2, 3, 4, 5, 6, 7 sgk/51
- Chuẩn bị trước bài 17.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Tính chất hóa học của kim loại.doc