Tiết 22, Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Bùi Thị Luận

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.

- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc.

2. Kĩ năng:

- Phân tích ảnh địa lý: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa, hoạt động kinh tế ở hoang mạc.

3. Thái độ:

- Bảo vệ môi trường, chống hoang mạc hoá.

- Lên án những hành động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đặc biệt là hành động làm tăng thêm diện tích hoang mạc.

 

doc 11 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6821Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Bùi Thị Luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/ 2014
Ngày dạy: 29/10/2014
Tiết 22 - Bài 20. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.
- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích ảnh địa lý: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa, hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
3. Thái độ:
- Bảo vệ môi trường, chống hoang mạc hoá.
- Lên án những hành động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đặc biệt là hành động làm tăng thêm diện tích hoang mạc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc.
- Ảnh về cách phòng chống hoang mạc hoá trên thế giới. 
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu kỹ bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 Câu 1. Nêu những đặc điểm nổi bật của khí hậu hoang mạc ?
3. Bài mới 
MB. GV đặt vấn đề: Theo hiểu biết của các em, vì sao con người vẫn có thể sống từ hàng ngàn năm nay ở một môi trường toàn cát, sỏi đá mênh mông và khô hạn như hoang mạc? Vậy con người khai thác và chinh phục hoang mạc như thế nào? Các em sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
Tiết 22. Bài 20. “HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC”
Hoạt động của GV - HS 
Nội dung chính 
Gv giới thiệu: Hoạt động kinh tế ở hoang mạc, có thể phân ra làm hai nhóm hoạt động: Hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại. Các em tìm hiểu hoạt động thứ nhất-> 
Gv giới thiệu hình ảnh:
+ Chăn nuôi du mục
+ Trồng trọt
+ Vận chuyển hàng hóa xuyên qua hoang mạc
-> Quan sát các ảnh dưới đây: Kể tên những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc?
- Chăn nuôi du mục
- Trồng trọt
- Vận chuyển hàng hóa xuyên qua hoang mạc
? Trong các hoạt động kinh tế trên thì hoạt động nào là chủ yếu.
- Chăn nuôi du mục
 Gv giới thiệu hình ảnh: Chăn nuôi dê, lạc đà..
 -> Quan sát các ảnh dưới đây: Em hiểu thế nào là chăn nuôi du mục? 
- Chăn nuôi không cố định, thường đưa bầy gia súc đến nơi có điều kiện thích hợp, sau một thời gian lại đi.
? Tại sao phải chăn nuôi du mục.
- Vì ở đây nguồn thức ăn và nước uống khan hiếm nên phải di chuyển đàn gia súc đi khắp tìm thức ăn, nước uống.
? Vật nuôi chính ở hoang mạc là gì? Tại sao trong môi trường hoang mạc chỉ nuôi được những con vật này?
- Các vật nuôi phổ biến: Dê, cừu, lạc đà, lừa, ngựa vừa thích nghi với khí hậu khô hạn vừa cho thịt, sữa, darất cần cho cuộc sống người dân trong hoang mạc. 
GV giới thiệu ảnh 20.1 - Quang cảnh trong ốc đảo
? Cho biết hoạt động trồng trọt được tiến hành ở đâu?
- Trong ốc đảo.
 ? Dựa vào bảng tra cứu thuật ngữ cho biết “ốc đảo” là gì.
- GV giới thiệu hình ảnh ốc đảo.
- Ốc ®¶o lµ n¬i cã nguån nưíc ngät vµ c¸c ®iÒu kiÖn thÝch hîp víi sù sinh sèng cña c¸c sinh vËt còng như con ngưêi trong hoang m¹c.
? Tại sao lại chỉ trồng trọt được trong các ốc đảo.
- Với tính chất khô hạn của khí hậu hoang mạc nên chỉ có trong ốc đảo mới có đủ nước, độ ẩm để cây trồng có thể phát triển.
? Những cây trồng chủ yếu là gì.
- Chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau, đậu
 GV giới thiệu hình ảnh :
 + Cách thức lấy nước trong ốc đảo: Khoan lấy nước sau đó dẫn vào đồng ruộng bằng kênh đào. Ngoài ra đào giếng...
 + Gv mô tả về cách thức trồng trọt: Trång rau trªn hoang m¹c. Quy mô lớn hơn thì có vườn ươm.
Gv giới thiệu hình 20.2- Đoàn lạc đà chở hàng qua hoang mạc.
-> Quan sát hình cho biết ngoài chăn nuôi và trồng trọt, đây là hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác của hoang mạc?
- Vận chuyển hàng hoá và buôn bán qua hoang mạc.
? Hàng hóa được vận chuyển qua hoang mạc bằng phương tiện gì.
- Trong hoang mạc, phương tiện giao thông lâu đời là dùng lạc đà để chuyên chở hàng hóa và buôn bán qua hoang mạc
? Việc vận chuyển hàng hóa qua hoang mạc có ý nghĩa như thế nào.
- Có ý nghĩa quan trọng, vì trong điều kiện khó khăn như ở hoang mạc thì hoạt động này giúp trao đổi hàng hóa ra bên ngoài. Chính hoạt động này đã hình thành nên “Con đường tơ lụa” huyền thoại.
- GV giới thiệu “hình ảnh con đường tơ lụa”.
- GV mở rộng: Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không chỉ đơn thuần là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", với sản phẩm chủ yếu là tơ lụa, đồ gốm... Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này.
=> Từ sự phân tích 3 hoạt động kinh tế cổ truyền trên, em hãy rút ra mối liên hệ địa lí giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế?
- Gợi ý: + Các hoạt động kinh tế trên chịu sự chi phối của yếu tố tự nhiên nào? 
 + Vì sao trồng trọt chỉ có trong ốc đảo, chăn nuôi phải chăn nuôi du mục, hay buôn bán vận chuyển phải sử dụng những con vật chịu được khô hạn...
 -> Yếu tố tự nhiên nào chi phối các hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc?
 GV: Yếu tự nhiên chi phối hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc là nguồn nước. Do thiếu nước nên chăn nuôi phải du mục, trồng trọt trong ốc đảo, dùng lạc đà vận chuyển hàng qua hoang mạc
 Gv chuyển ý: Như vậy ta thấy trong điều kiện khí hậu khô hạn, con người sống, sinh hoạt, hoạt động kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố:
 - Vào khả năng tìm nguồn nước.
 - Vào khả năng vận chuyển nước, lương thực. 
 - Vào khả năng trồng trọt và chăn nuôi.
 -> Ngày nay, với tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người đã tiến sâu vào chinh phục, khai thác hoang mạc. Vậy họ đã khai thác hoang mạc bằng khoa học kĩ thuật như thế nào, các em sẽ tìm hiểu trong mục tiếp theo.
 Gv giới thiệu H20.3 và 20.4
-> Em hãy miêu tả các hình trên?
- Ảnh 20.3: Là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới nước tự động xoay tròn của Li-Bi. Cây cối chỉ mọc ở chỗ có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn vẫn là hoang mạc. Để có được nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém.
- Ảnh 20.4: Là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. 
? Quan sát các hình bên: Phân tích vai trò của kỹ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc.
- Tiến bộ kĩ thuật khoan sâu (Khoan sâu vào lòng đất) -> Phát hiện:
 Mỏ dầu khí lớn
 Mỏ khoáng sản
 Các túi nước ngầm 
 -> Con người khai thác làm biến đổi bộ mặt hoang mạc.
GV: Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các mỏ khoáng sản, túi nướccác đô thị mới mọc lên trong hoang mạc. Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở ốc đảo dần thay thế cho lối sống cổ truyền trong hoang mạc.
-> Như vậy ta thấy nhờ kĩ thuật khoan sâu con người đã làm biến đổi bộ mặt hoang mạc.
Gv giới thiệu hình ảnh: 
 + Nhà máy điện năng lượng mặt trời ở hoang mạc Xahara
 + Khách tham quan thám hiểm trên sa mạc
 + Kim tự tháp (Ai cập)
-> Quan sát những hình trên cho biết ở hoang mạc còn có thể phát triển những ngành kinh tế nào nữa?
- Công nghiệp điện, du lịch...
KL: Các ngành kinh tế mới này phát triển nhờ các điều kiện gì?
- Đều nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
 Chuyển ý: Gv giới thiệu hình ảnh: Trái Đất- những hiểm họa. Theo các em, Trái Đất chúng ta đang bị đe dọa bởi những hiểm họa nào? 
 GV: Nhiều hiểm họa như đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, sự đa dạng sinh học trong đó có hiện tượng hoang mạc hóa. 
 -> Vậy hiện tượng sa mạc hóa là gì? Nguyên nhân sinh ra nó? Những giải pháp nào để ngăn chặn...
?Dựa vào bảng tra cứu thuật ngữ, cho biết thế nào là hiện tượng “hoang mạc hóa” hay “ sa mạc hóa”.
- Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu.
Gv giới thiệu hình 20.5. SGK – Một vùng đất ở rìa hoang mạc Xahara bị cát lấn.
 -> Quan sát hình trên, nhận xét ảnh cho thấy hiện tượng gì trong hoang mạc? 
-> Đây là ảnh chụp các khu dân cư ven Xahara. Ảnh cho thấy các khu dân cư đông như vậy mà thực vật thưa. Ảnh cũng cho thấy cát đã lấn vào một vài khu dân cư. Làm cho S hoang mạc càng mở rộng.
? Giải thích vì sao có hiện tượng hoang mạc ngày càng mở rộng.
 GV giới thiệu sơ đồ về nguyên nhân hoang mạc hóa do tự nhiên: Do biến đổi khí hậu, khô hạn, lượng mưa hàng năm thấp, do gió.
 Gv giới thiệu mô hình quá trình hoang mạc hóa do cát lấn.
 GV phân tích làm rõ hơn quá trình hoang mạc hóa do cát lấn: Đây là ranh giới của hoang mạc, qua thời gian dưới tác động của gió đã thổi cát lan rộng và dần xâm lấn, làm cho các vùng xung quanh trở thành hoang mạc
-> Từ sự phân tích trên cho biết nơi nào thường bị hoang mạc hóa trước nhất?
- Rìa hoang mạc dễ bị cát lấn, có ít cây xanh do dễ bị chặt phá hoặc gia súc ăn trụi.
- Hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài cũng là nơi có tốc độ mở rộng S nhanh nhất.
 GV: Trong 3 nguyên nhân gây hoang mạc hóa thì tác động của con người là chủ yếu. Để biết rõ hơn những tác động của con người, cô sẽ cho các em thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm: 
?1: Nêu một số ví dụ cho thấy những tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới.
?2: Những hậu quả của quá trình hoang mạc hóa
- Thời gian: 5 phút
- Gv chia nhóm học tập, 2 bàn là một nhóm, phân nhóm trưởng, định tên nhóm, thảo luận chung một câu hỏi.
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm. Yêu cầu 1 hs đọc nội dung.
- Gv cho các nhóm thảo luận trong 5 phút.
- Hết 5 phút, gv gọi đại diện các nhóm trình bày trên bảng phụ.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét.
GV giới thiệu sơ đồ những tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới: 
 + Mở rộng, tăng cường sử dụng đất đai không hợp lí. 
 + Thời kì bỏ hoang rút ngắn, làm khai thác quá mức chất dinh dưỡng của đất.
+ Sự chăn thả tăng lên trong những năm đất còn ẩm ướt làm cho mặt đất rắn chắc lại. 
 Gv làm rõ: Như đã biết hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị dao động bởi sinh hoạt con người như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa xói mòn. 
- Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh
 GV: Để tổng quát lại nguyên nhân dẫn đến quá trình hoang mạc hóa, cô có sơ đồ sau:
 GV giới thiệu sơ đồ: Tự nhiên, rửa trôi bề mặt + gió + nước, con người =>, Nguồn nước mặt hao hụt, đất thoái hóa, khô cứng, mất nguồn dinh dưỡng lớp đất mặt, giảm năng suất, 
=>Đất hoang hóa => Sa mạc hóa ngày càng mở rộng
-> Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết tốc độ mở rộng các hoang mạc hiện nay trên thế giới? 
 Gv giới thiệu hình ảnh: Lược đồ hoang mạc hóa trên thế giới.
 Gv làm rõ: Sa mạc hóa đang đe dọa toàn cầu chiếm khoảng 40% bề mặt Trái Đất. Đang diễn ra mạnh mẽ nhất là ở Châu Phi, Tây Nam Á, Trung Quốc.
? Cho biết hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ngày càng mở rộng
 Gv giới thiệu hình ảnh minh họa về hậu quả của hang mạc hóa
GV: Đất mất tính năng sản xuất -> Tăng đói nghèo -> Sự di cư ồ ạt.
 GV giới thiệu ảnh 20.6 và ảnh 20.3
- Ảnh 20.3: Là ảnh cải tạo hoang mạc ở Li-Bi để
trồng trọt
 - Ảnh 20.6: Là cảnh khu rừng chống cát bay từ hoang mạc Gô- Bi lấn vào vùng Tây Bắc Trung Quốc. Phía xa là khu rừng lá kim, rừng lá rộng chen lẫn những đồng cỏ đang chăn thả ngựa.
GV giới thiệu ảnh: 
+ Thành lập các vành đai xanh quanh các vùng sa mạc. 
+ Trồng cây băng chắn gió.
+ Kiểm soát độ che phủ
-> Nêu những biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc ?
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu thực trạng hoang mạc hóa nước ta? 
Gv giới thiệu hình ảnh vùng Nam Trung Bộ- Vùng có S hoang mạc hóa lớn nhất nước.
+ Hiện nay Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha liên quan đến hoang mạc hóa chiếm khoảng 28% (tổng diện tích đất đai).
 + Xảy ra ở cục bộ dọc theo bờ biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận diện tích khoảng 419.000 ha. 
 Gv giới thiệu hình ảnh về sa mac hóa ở Việt Nam:
+ Đất đồi trọc tại Điện Biên
+ Vùng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Bình Thuận
+ Ninh Thuận
 -> Quan sát các hình sau hãy nêu những giải pháp tại Việt Nam:
+ Trồng cây chắn gió ven biển
+ Phủ xanh đồi trọc
+ Trồng cỏ thâm canh
+ Thành lập quỹ phòng chống hoang mạc hóa
Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần làm giảm quá trình hoang mạc hóa?
- Tuy các em không sinh sống ở môi trường hoang mạc nhưng những hành động nhỏ của các em như trồng cây xanh, không vứt rác bừa bãi, vận động những người xung quanh góp phần bảo vệ môi trường đang sinh sống; hay nói rộng hơn là góp phần làm giảm sự biến đổi khí hậu. Đó là hành động gián tiếp góp phần làm giảm quá trình hoang mạc hóa.
1. Hoạt động kinh tế
 a. Cổ truyền:
- Chăn nuôi du mục (dê, cừu, lạc đà).
- Trồng trọt trong ốc đảo (chà là, cam, chanh, lúa mạch...)
- Vận chuyển hàng hoá qua hoang mạc.
b. Hiện đại
- Nhờ kĩ thuật khoan sâu -> Lấy nước, khoáng sản -> Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp khai thác khoáng sản
- Công nghiệp điện
- Du lịch.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng
a. Nguyên nhân.
- Cát lấn.
- Biến đổi khí hậu.
- Tác động của con người (chủ yếu)
b. Tốc độ
- Khoảng 10 triệu ha/năm.
- Nhanh nhất là ở các hoang mạc đới nóng.
c. Hậu quả
- Tăng đói ngèo.
- Ảnh hưởng đến môi trường sống...
d. Biện pháp
- Trồng rừng chắn cát
- Khai thác nước ngầm -> cải tạo hoang mạc.
4. Củng cố
Bài tập 1. Lập sơ dồ vế các hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện dại ở hoang mạc?
- Gv yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ, sau đó gv yêu cầu các nhóm trưng bày, gv chọn một nhóm chuẩn nhất để chuẩn xác.
 Câu hỏi. Đây không phải là một trong những biện pháp để ngăn chặn hoang mạc mở rộng?
a. Cải tạo hoang mạc thành đất trồng quy mô lớn
b. Khai thác nước ngầm cổ truyền
c. Trồng rừng
d. Đốn cây lấy củi
 đáp án. d
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học và làm các bài tập trong SGK. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi của bài 21. Trong đó chú ý đặc điểm khí hậu, động thực vật ra sao? Vì sao động, thực vật sống được ở nơi lạnh giá này? Tại sao đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất? Ôn lại kiến thức địa lớp 6 nguyên nhân các vùng cực có nhiệt độ thấp.
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 21 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Bùi Thị Luận - Trường THCS Thanh Cao.doc