Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Jrang Cil Cao Trang

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

 2. Kĩ năng:

 - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.

 3. Thái độ :

 - Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp, sắp xếp đồ đạc hợp lí.

 4. Tích hợp môi trường:

 - Giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Chuẩn bị giáo viên:

 - Tranh ảnh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở không ngăn nắp.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo .

 

docx 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Jrang Cil Cao Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12	 Ngày soạn : 02 /11/2013
TIẾT 23	 Ngày dạy : 05 /11/ 2013
BÀI 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
 2. Kĩ năng: 
 - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
 3. Thái độ : 
 - Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp, sắp xếp đồ đạc hợp lí. 
 4. Tích hợp môi trường: 
 - Giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Chuẩn bị giáo viên: 
 - Tranh ảnh về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở không ngăn nắp.
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới:
 Ai cũng muốn được ở trong ngôi nhà sạch sẽ, năn nắp. Sự sạch sẽ, ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái,giữ được sức khỏe tốt, đồng thời làm tăng vẻ đẹp của ngôi nhà. Vây, để làm được điều này chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
 b. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và tác hại của nhà ở lộn xộn
-Treo tranh phóng to h2.8 và 2.9/40 cho HS quan sát.
- Em có nhận xét gì ở h2.8 và h2.9/40 sgk?
- Ngoài nhà không có rác, lá rụng có cây cảnh điều này thể hiện điều gì?
- Trong nhà đồ đạc được đặt ở vị trí như thế nào?
- Chỗ ngủ, chăn màn như thế nào?
- Góc học tập như thế nào?
- Chỗ nấu ăn có dụng cụ gì?
- Ngược lại h2.9 ngoài nhà như thế nào?
-Trong nhà như thế nào?
- Nếu ngôi nhà như vậy có tác hại gì?
- Làm cho nơi ở của mình như thế nào?
- Vậy lợi ích của việc giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và tác dụng của nhà ở lộn xộn mất vệ sinh?
HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời: ngôi nhà có bàn tay người chăm sóc, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- HS trả lời
- Môi trường sống bị ô nhiễm
- Trong nhà đồ đạc lộn xộn.
- Dễ đau ốm, môi trường bị ô nhiễm, cảm giác khó chịu, làm việc không hiệu quả.
- Xấu đi, như nhà hoang không có bàn tay người chăm sóc, môi trường sống bị ô nhiễm.
- HS trả lời
I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
a. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- Ngoài nhà: không có rác, lá rụng (có bồ rác).
- Trong nhà: các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
b. Nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh:
- Ngoài nhà:
Sân đầy lá rụng, rác, đồ dùng để ngổn ngang.
-Trong nhà:
Đồ dùng vứt bừa bãi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
- Nếu không thường xuyên giữ gìn sắp xếp gọn gàng, giữ vệ sinh, nhà ở sẽ như thế nào?
- Ngoài ra thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến nhà ở như thế nào?
- Vậy sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì?
-Khi sơ chế thức ăn có rác ta làm gì?
- Chén đĩa bẩn phải làm gì?
- Ở nhà em, ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa và các công việc nội trợ?
-Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?
- Bản thân em cần làm những công việc gì?
- Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
- GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ SGK
- Nhà ở sẽ lộn xộn, bừa bãi, mất vệ sinh.
- Lá rụng, bụi bặm hoặc phân súc vật.
- HS trả lời
- Bỏ đúng nơi thùng rác.
- Rửa sạch sẽ úp vào chỗ để chén.
- Mẹ, chị, bà, mỗi người làm một việc.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Nếu làm thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn.
- HS đọc phần ghi nhớ.
II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- Để đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
- Thường xuyên quét dọn lau chùi sắp xếp đồ đạc đúng vị trí để giữ nhà ở ngăn nắp sạch sẽ.
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- Nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, để đúng nơi quy định và phải làm đều đặn, thường xuyên.
4. Củng cố - đánh giá:
 - GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
 - Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
5. Nhận xét- dặn dò:
 - HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK .
 - Chuẩn bị bài 11: Trang trí nhà ở bằng 1 số đồ vật.
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 10. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Jrang Cil Cao Trang - Trường THCS Đạ Long.docx