Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu học tập:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và lợi ích nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Giải thích được tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Trình bày được các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để giữ gìn nhà ở, nơi học tập và phòng ở KTX ngăn nắp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân gia đình và cộng đồng.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia vào vệ sinh phòng ở, lớp học, khu vực lao động được phân công.

- Tuyên truyền lợi ích của nhà ở sạch sẽ ngăn nắp cho bạn bè, người thân và cộng đồng.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng ở, lớp học sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/11/2013
Ngày giảng: 5/11/2013
Tiết 23 - Bài 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu học tập:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và lợi ích nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Giải thích được tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Trình bày được các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để giữ gìn nhà ở, nơi học tập và phòng ở KTX ngăn nắp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân gia đình và cộng đồng.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia vào vệ sinh phòng ở, lớp học, khu vực lao động được phân công.
- Tuyên truyền lợi ích của nhà ở sạch sẽ ngăn nắp cho bạn bè, người thân và cộng đồng.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng ở, lớp học sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.
II. Chuẩn bị:
- GV: sgk, giáo án, tranh ảnh, video tình huống.
- HS: Đọc bài ở nhà.
- Phương pháp – Kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp.
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không KT
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 Tìm hiểu thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp(12’)
*Mục tiêu: Hiểu được khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
GV: cho hs quan sát hình 2.8 và hình 2.9 em hãy cho biết đâu là hình ảnh nhà ở gọn gàng ngăn nắp? đâu là hình ảnh nhà ở không gọn gàng ngăn nắp?
Hs: Hình 2.8 là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Hình 2.9 là nhà ở không sạch sẽ, ngăn nắp.
GV: Cho HS Q/S hình 2.8 em hãy cho biết đồ đạc được sắp xếp ở bên ngoài và bên trong ngôi nhà ntn?
HS: Bên ngoài sạch sẽ, chậu cây cảnh được bố trí đẹp mắt. Bên trong nhà chăn màn được gấp gọn gàng, trên bàn học gọn gàng, giá sách kê sát bàn sách vở được xếp gọn gàng.
? Em có nhận xét gì về chủ nhân của ngôi nhà?
HS: có thiện cảm, chủ nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
? Lợi ích của ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp?
HS: thoải mái, dễ chịu, thêm yêu ngôi nhà của mình hơn.
Q/S hình 2.9 cho biết sự sắp xếp dồ đạc bên trong và bên ngoài ngôi nhà?
HS: Bên ngoài đồ đạc vứt bừa bãi, nhiều rác, lá cây rụng, không có lối đi lại. Bên trong nhà đồ đạc thì ngổn ngang, lộn xộn, quần áo chăn màn vứt lung tung.
? Em có cảm hận như thế nào về chủ nhân của ngôi nhà?
HS: Là người sống bừa bộn, luộm thuộm.
? Sống trong ngôi nhà như hình 2.9 có tác hại gì không? Tác hại ntn?
HS: có; Khó chịu, bị mắc bệnh..
Hoạt động 2 Tìm hiểu giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (20’)
*Mục tiêu: Giải thích được cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Phân tích được cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
? Ở trong ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp có lợi ích ntn?
HS: thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, them yêu ngôi nhà của mình.
? Theo em có cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp không? Vì sao?
HS: Có, vì nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khỏe cho các thành viên........
? Vì sao nhà ở của chúng ta không sạch sẽ, ngăn nắp?
HS: Do thiên nhiên, môi trường, các hoạt động của con người.
? Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đó ảnh hưởng như thế nào đến nhà ở?
HS: Bụi, bẩn, lá cây khô rụng, rác thỉa sinh hoạt, ngủ nghỉ làm đồ đạc lộn xộn, sau khi nấu ăn xong bát đũa, xoong nồi bẩn, ... làm nhà ở không còn sạch sẽ, ngăn nắp.
? Làm thế nào để giữ cho nhà ở luông sạch sẽ, ngăn nắp?
HS: Trả lời.
GV: Các em hãy xem clip sau:
Sau khi HS xem xong dùng Kỹ thuật tia chớp: ? Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật trong đoạn video trên?
HS: Ý thức kém, vứt rác bừa bãi.
? Ta cần có nếp sống, nếp sinh hoạt ntn để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
HS: Trả lời.
? Nếu em là người trực tiếp nhìn thấy bạn mình hành động giống bạn trong clip, em sẽ làm gì?
HS: Nhặt rác lên bỏ vào thùng rác, góp ý với bạn lần sau chú ý hon không vứt rác bừa bãi.
? Trong gia đình em, ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa?
HS: Cả gia đình.
Gv: Dọn dẹp, lau chùi để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp là công việc cần làm thường xuyên và khá vất vả, do đó cần sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình tuỳ theo sức của mỗi người để giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
GV: Sử dụng PP tia chớp: mỗi HS nêu 1 ý kiến:
? Em cần làm những công việc gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Hs: Kể các công việc đã làm; 
GV: phân chia có các công việc phải làm thường xuyên, có công việc chỉ cần làm định kì.
? Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
HS: Trả lời.
I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- Có môi trường sống luôn sạch sẽ, đẹp và thuận tiện, khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn của bàn tay con người 
II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
1. Sự cần thiết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình
- Tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm đồ đạc hoặc khi dọn dẹp.
- Làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà
- Cần thường xuyên lau chùi, dọn dẹp mới giữ được nhà ở gọn gàng, sạch đẹp
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
a. Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt như thế nào?
 - Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: giữ vệ sinh nhà, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau khi sử dụng để đúng nơi quy định, vứt rác đúng nơi quy định
b. Cần làm những công việc gì trong gia đình?
- Công việc hàng ngày: quét nhà, lau nhà, dọn dẹp đồ đạc của cả nhà, của gia đình, làm sạch khu bếp, khu vệ sinh, đổ rác...
- Công việc định kì: lau bụi trên của sổ, lau đồ đạc, lau cửa kính, rủa phòng, rèm cửa
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
- Tốn ít thời gian dọn dẹp và hiệu quả.
4. Tổng kết (4’)
- Cho HS QS hình ảnh phòng ở KTX: hình ảnh phòng sạch sẽ, ngăn nắp và phòng bừa bộn:
? Đâu là phòng ở sạch sẽ, ngăn nắp? Đâu là phòng chưa sạch sẽ, ngăn nắp?
? Bản thân em sẽ làm gì để phòng ở và khu vực trường lớp chúng ta luôn sạch sẽ, ngăn nắp?
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà học bài cũ.
- Đọc bài 11.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (2).doc