Tiết 23, Bài 23: Thực hành mổ và quan sát tôm sông (Tiết 1) - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊUBÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm về lớp Giáp xác

- Mô tả được cấu tạo ngoài và hoạt động của đại diện Tôm Sông.

2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông, so sánh, phân tích và kĩ năng họat động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích động vật và bảo vệ động vật thân mềm có ích, tiêu diệt những thân mềm có hại

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kính lúp, Kính hiển vi, bộ đồ mỗ và khay mỗ

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài cũ và xem trước bài mới

- Mẫu vật con tôm sông, chậu nước

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 23: Thực hành mổ và quan sát tôm sông (Tiết 1) - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn 01/11/2014
Tiết 23 Ngày dạy 05/11/2014
Chươg V: NGÀNH CHÂN KHỚP
 LỚP GIÁP XÁC
Bài 23: THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG (T1)
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về lớp Giáp xác
- Mô tả được cấu tạo ngoài và hoạt động của đại diện Tôm Sông. 
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông, so sánh, phân tích và kĩ năng họat động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích động vật và bảo vệ động vật thân mềm có ích, tiêu diệt những thân mềm có hại 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Kính lúp, Kính hiển vi, bộ đồ mỗ và khay mỗ
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Học bài cũ và xem trước bài mới 
- Mẫu vật con tôm sông, chậu nước 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....;7A4....; 7A5:....;7A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi:
- Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm?
- Nêu vai trò cùa ngành thân mềm?
3. Hoạt động dạy - hoc:
* Mở bài: Vừa qua các em đã tìm hiểu những ngành động vật nào rồi? (HS kể ra). Hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu ngành tiếp theo đó là ngành chân khớp. GV giới thiệu: Chân khớp là một ngành có số loài lớn chiếm tới hai phần ba số loài động vật đã biết. Chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Vì thế chúng được gọi là chân khớp. Ngành chân khớp có ba lớp lớn: Giáp xác (đại diện là tôm sông), Hình nhện (đại diện là nhện) và sâu bọ (đại diện là châu chấu). 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LỚP GIÁP XÁC
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS đọc thông tin về lớp Giáp xác SGK
+ Lớp giáp xác gồm những đại diện nào? Chúng thường sống ở đâu?
+ Đặc điểm để nhận diện các đại diện thuộc lớp giáp xác?
- HS đọc thông tin SGK.
+ Tôm, cua, cáy, mọt ẩm  thường sống ở nước ngọt, nước mặn
+ Có vỏ cơ thể dày, hô hấp bằng mang
*Tiểu kết: Chúng đều hô hấp bằng mang, vỏ cơ thể cứng bằng kitin
Họat động 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO NGÒAI
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV hướng dẫn học sinh quan sát mẫu tôm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+Cơ thể tôm gồm mấy phần?
+Nhận xét màu sắc vỏ tôm?
+Bóc một vài khoang vỏ và nhận xét độ cứng?
+ Khi nào vỏ tôm có màu hồng?
+ Các phần phụ và chức năng?
-GV yêu cầu HS quan sát mẫu đối chiếu hình 22.1 SGK xác định tên vị trí phần phụ trên con tôm. Quan sát tôm họat động để xác định chức năng phần phụ.
-Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn đọc thông tin t 74,75 SGK thảo luận CH:
+ Cơ thể gồm 2 phần :Đầu và ngực 
+ Có sắc tố cùng với màu sắc môi trường
+ Vỏ kitin ngấm can xi cứng che chở cho cơ thể.
+ Nấu chín
+ Như tiểu kết
-Các nhóm thảo luận điền bảng 1 
-Đại diện các nhóm hòan thành bảng phụ 
*Tiểu kết:
- Cơ thể tôm gồm: + Phần đầu ngực
 + Phần bụng
1. Vỏ cơ thể: Cấu tạo băng kitin ngấm thêm can xi -> cứng cáp, che chở và là chỗ bám cho các cơ (bộ xương ngoài). Ngoài ra còn có chứa các sắc tố -> có mắc sắc của môi trường -> tự vệ
2. Các phần phụ và chức năng
- Đầu ngực: Mắt, râu:Định hướng phát hiện mồi. Chân hàm: giữ và xử lí mồi. Chân ngực: Bò và bắt mồi. 
- Bụng: Chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái). Tấm lái: Lái , giúp tôm nhảy 
Họat động 3: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CỦA TÔM SÔNG
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Di chuyển
+Tôm có những hình thức di chuyển nào?
+Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm? 
* Dinh dưỡng
+Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì ? cách bắt mồi
+ Qua trình tiêu hóa thức ăn?
+ Tôm hô hấp và bài tiết bằng cách nào?
* Sinh sản:
+ Phân biệt đâu là tôm đực, tôm cái? Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?
+Vì sao ấu trùng phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
+Di chuyển : Bò, Bơi: Tiến, lùi, nhảy 
+ Nhảy
+ Ban đêm. Các chất hữu cơ, càng bắt mồi, chân hàm nghiền nát thức ăn
+ Thức ăn qua miệng -> hầu -> tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim -> hấp thụ ở ruột
+ Hô hấp bằng mang, bài tiết nhờ tuyến bài tiết
+ Bảo vệ trứng
+ Lớp vỏ cứng
*Tiểu kết: 
- Di chuyển: Bò, bơi, nhảy .
- Tiêu hóa: Tôm ăn tạp họat động về đêm .Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày, hấp thu ở ruột.
- Hô hấp: Thở bằng mang. Bài tiết: Qua tuyến bài tiết 
- Sinh sản: Tôm phân tính. Đực: Càng to;. Cái: Ôm trứng. Lớn lên nhờ lột xác
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Yêu cầu HS chỉ trên mẫu vật các bộ phận của tôm
2. Dặn dò:
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm sống
- Đọc trước phần 2 của phần II bài 23
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Thực hành. Mổ và quan sát tôm sông - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc